CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
2.3. Nghiên cứu tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
2.3.1. Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
2.3.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
- Dietrich và Wanzenried (2011) [16] sử dụng phương pháp momen tổng quát (GMM – General Method of Moments) cho dữ liệu gồm 372 NHTM Thụy Sỹ trong khoảng thời gian 1999 – 2009. Khả năng sinh lời được thể hiện qua ROA, ROE và NIM. Các biến độc lập đại diện cho các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời bao gồm đặc trưng ngân hàng, đặc trưng ngành và các yếu tố kinh tế vĩ mô là tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm, quy mô ngân hàng, tỷ trọng thu nhập lãi, chi phí tài trợ, tuổi đời ngân hàng, sở hữu ngân hàng, quốc tịch ngân hàng, thuế hiệu quả, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) thực, cấu trúc lãi suất và chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI – Herfindahl-Hirschman Index). Kết quả
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
nghiên cứu cho thấy lợi nhuận ngân hàng chủ yếu được giải thích bởi tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tăng trưởng tín dụng, chi phí tài trợ và mô hình kinh doanh. Thu nhập từ lãi có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời. Sở hữu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng. Khủng hoảng tài chính có tác động thuận chiều đến ngành ngân hàng và khả năng sinh lời của các ngân hàng Thụy Sỹ.
- Trujillo-Ponce (2013) [41] sử dụng phương pháp hệ thống momen tổng quát (SGMM – System Generalize Method of Moments) để nghiên cứu dữ liệu mẫu từ các 89 ngân hàng Tây Ban Nha trong khoảng thời gian 1999 – 2009. Biến phụ thuộc là ROA và ROE. Các biến độc lập gồm cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, vốn chủ sở hữu, cấu trúc tài trợ, hiệu quả, quy mô, đa dạng hóa thu nhập, mức độ tập trung ngành, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất. Kết quả là các ngân hàng có khả năng sinh lời cao khi tỷ lệ cho vay/tổng tài sản lớn, tỷ trọng tiền gửi khách hàng cao, hiệu quả tốt và rủi ro tín dụng thấp. Trong khi đó, tỷ lệ vốn cao hơn chỉ làm tăng khả năng sinh lời khi tính bằng ROA. Đối với các yếu tố bên ngoài, mức độ tập trung ngành và tăng trưởng kinh tế thuận chiều, lãi suất có tác động ngược chiều lên khả năng sinh lời. Lạm phát chỉ có tác động thuận chiều đến ROA. Tác giả không tìm thấy bằng chứng về tính kinh tế hay phi kinh tế theo quy mô trong ngành ngân hàng Tây Ban Nha, nghĩa là quy mô ngân hàng không có tác động đến khả năng sinh lời.
- Sử dụng mô hình pooled đối với dữ liệu gồm 38 NHTM Kenya để kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản, hiệu quả quản lý chi phí, đa dạng hóa thu nhập, sở hữu nước ngoài và mức độ tập trung thị trường đối với khả năng sinh lời của ngân hàng khi tính bằng ROA, Olweny và Shipho (2011) [31] kết luận rằng khả năng sinh lời có tương quan thuận với vốn chủ sở hữu, thanh khoản và đa dạng hóa trong khi tác động của rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động là ngược chiều.
- Hai tác giả Vong và Chan (2007) [43] sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM – Random Effect Model) với dữ liệu gồm 5 ngân hàng Macao gia đoạn 1993
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
– 2007. ROA đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. Các biến độc lập gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ dự phòng tín dụng, tỷ lệ chi phí ngoài lãi, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, thuế, logarit tổng tiền gửi, tốc độ tăng trưởng GDP thực, lãi suất thực, lạm phát và cấu trúc tài chính. Tác giả kết luận các ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng nhiều thì khả năng sinh lời càng cao. Tỷ lệ cho vay, tỷ lệ dự phòng tín dụng, thuế có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời. Các ngân hàng nhỏ đạt được lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng lớn. Các yếu tố tăng trưởng kinh tế, lãi suất, quy mô ngành và sức mạnh thị trường không có tác động đáng kể đến khả năng sinh lời.
- Nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) [11] sử dụng mô hình tác động cố định (FEM – Fixed Effect Model) để xác định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của 10 NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian 2002 – 2010. Biến phụ thuộc gồm ROA và ROE. Các biến độc lập là quy mô, độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản, tiền gửi, cấu trúc thu nhập-chi phí, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất thực. Các tác giả kết luận quy mô ngân hàng và thu nhập ngoài lãi có tác động thuận chiều, còn tỷ lệ cho vay tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời. Đối với nhóm các yếu tố vĩ mô, chỉ có lãi suất thực là có tác động thuận chiều đến ROE.
- Cũng sử dụng mô hình FEM, nghiên cứu của Sufian (2011) [38] đã sử dụng một phạm vi rộng các yếu tố đặc trưng ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Hàn Quốc trước, trong và sau cuộc khủng hoảng châu Á (1997). Các biến phụ thuộc là ROA và ROE. Kết quả cho thấy khả năng sinh lời tăng lên cùng với thanh khoản thấp, mức độ đa dạng hóa cao, rủi ro tín dụng thấp và tổng chi phí thấp. Ngoài ra, chu kỳ kinh doanh, đặc biệt lạm phát có tác động thuận chu kỳ đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Mức độ tập trung ngành có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời.
Tác giả cũng kết luận khủng hoảng kinh tế châu Á có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Hàn Quốc – các ngân hàng sinh lời hơn trong khoảng thời gian trước khủng hoảng so với hậu khủng hoảng.
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
- Tan và Floros (2012) [39] nghiên cứu khả năng sinh lời của 101 ngân hàng Trung Quốc trong khoảng thời gian 2003 – 2009 bằng ước lượng GMM. Sử dụng 2 biến phụ thuộc là ROA và NIM, các biến độc lập là quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, thanh khoản, thuế, vốn chủ sở hữu, hiệu quả chi phí, hoạt động phi truyền thống, năng suất lao động, mức độ tập trung và mức độ phát triển ngành ngân hàng, mức độ phát triển thị trường chứng khoán và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy dù biến độc lập là ROA hay NIM, khả năng quản lý chi phí, sự phát triển ngành và thị trường chứng khoán và lạm phát có tác động thuận chiều, trong khi thuế và các hoạt động phi truyền thống tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Thanh khoản và quy mô ngân hàng chỉ có tác động đến NIM, trong khi chỉ ROA có tương quan thuận với năng suất lao động.
2.3.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
- Sử dụng ước lượng GMM đối với dữ liệu 22 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2006 – 2012, tác giả Trần Việt Dũng (2014) [6] nghiên cứu mối quan hệ của các biến cấu trúc sở hữu, vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ dư nợ tín dụng, tỷ lệ vốn huy động, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP và lạm phát đến khả năng sinh lời của các ngân hàng được đại diện bằng ROA, ROE và NIM. Tác giả kết luận các ngân hàng hiệu quả hơn khi nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu. Cổ phần hóa có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời. Với ROA, nợ xấu có tác động ngược chiều, lạm phát có tác động ngược chiều đến cả ROA và ROE.
Tăng trưởng kinh tế có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời. Tác giả không đủ cơ sở để khẳng định tác động của quy mô, tỷ lệ dư nợ và huy động lên khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.
- Nghiên cứu của hai tác giả Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) [1]
dùng ước lượng SGMM để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh của 22 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2007 – 2013. Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là ROA và ROE. Các biến lập bao gồm cấu trúc tài sản, chất lượng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, cấu trúc tài trợ, hiệu quả hoạt động, quy mô ngân hàng, đa dạng hóa thu nhập, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng
tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg
hóa thu nhập, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ tiền gửi và lạm phát có tương quan thuận, trong khi tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí hoạt động có tương quan nghịch với khả năng sinh lời. Tác giả không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô ngân hàng và tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lời ở các NHTM Việt Nam.