Đối với ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 66 - 72)

Để tăng khả năng sinh lời, các NHTM Việt Nam cần tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể trong việc quản trị rủi ro tín dụng, cắt giảm chi phí hoạt động, gia tăng vốn chủ sở hữu và phát triển các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi.

tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg

5.2.1.1. Quản trị rủi ro tín dụng

Vì chi phí dự phòng tín dụng được trích lập theo các khoản nợ xấu hay mức độ rủi ro của các khoản tín dụng theo quy định của các văn bản ban hành bởi NHNN như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN [3], Thông tư 02/2013/TT-NHNN [5] về phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, do đó, các NHTM không thể cắt giảm các tỷ lệ quy định để giảm chi phí dự phòng tín dụng. Thay vào đó, ngân hàng nên tập trung vào việc xử lý và ngăn chặn nợ xấu thông qua các hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được ngân hàng xây dựng với những chỉ tiêu chấm điểm được xác định trước, để phục vụ việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp để ngân hàng tiến hành cấp tín dụng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là căn cứ để ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN, từ đó giúp ngân hàng và quản lý chất lượng tín dụng, ngăn ngừa nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với các chỉ tiêu đánh giá, các mức độ rủi ro gắn liền với các mức xếp hạng, các chính sách tín dụng áp dụng cho từng mức xếp hạng,…của mỗi ngân hàng sẽ được thiết kế và vận hành khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và đặc thù khách hàng của từng ngân hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp giữa việc đánh giá các chỉ số tài chính (chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản,…) với các chỉ tiêu phi tài chính (như trình độ quản lý, lĩnh vực kinh doanh, uy tín , danh tiếng,…) để lượng hóa rủi ro ngân hàng có thể gặp phải. Ngoài ra, khi xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng còn phải có những kinh nghiệm và những điều chỉnh hợp lý thích ứng với các biến động của môi trường kinh doanh và các yếu tố vĩ mô. Có như vậy, việc xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng để kiểm soát rủi ro tín dụng mới có hiệu quả.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng: Thông tin khách hàng là nguồn quan trọng để các ngân hàng có thể tiến hành xếp hạng tín dụng. Thông tin,

tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg

dữ liệu thu thập được phải có độ tin cậy cao, có chất lượng để đảm bảo kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng. Do đó, các ngân hàng cần quan tâm hơn đến chất lượng của nguồn thông tin của khách hàng. Ngân hàng cần đẩy mạnh việc thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn đáng tin cậy, tiến hành sàng lọc, lựa chọn thông tin và hoàn thiện thông tin đưa vào lưu trữ để làm cơ sở dữ liệu, phục vụ cho các việc xếp hạng trong tương lai. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng để giám sát biến động của khách hàng, có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra.

- Quan tâm đến công tác quản trị nội bộ: Để quản trị nội bộ tốt, các cấp quản trị trong ngân hàng phải xây dựng được cơ chế kiểm soát nhằm ngăn chặn các giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro, không phù hợp với quy định, song hành với việc đổi mới công tác thanh tra, giám sát, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng. Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn và trách nhiệm. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.

- Nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng: Ngân hàng cần tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh để phát huy năng lực, nâng cao và giữ gìn phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể xây dựng các chương trình quản lý để đánh giá nhân viên, tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên.

Đối với cán bộ tín dụng, cần gắn kết trách nhiệm với chất lượng khoản vay một cách rõ ràng và chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các cán bộ vô trách nhiệm đạo đức kém để nâng cao trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

- Có chính sách nhân sự hợp lý: Ngân hàng cần quan tâm và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực tế. Coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo để hạn chế rủi ro tác nghiệp và rủi ro đạo đức trong các cán bộ ngân hàng.

tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg

5.2.1.2. Cắt giảm chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động làm giảm lợi nhuận ngân hàng, do đó, cắt giảm chi phí hoạt động là một giải pháp để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Trong chi phí hoạt động của ngân hàng thì chi phí tiền lương nhân viên và chi phí quản lý chiếm tỷ trọng cao nhất. Do đó, để kiểm soát chi phí hoạt động hiệu quả, ngân hàng cần phải:

- Xây dựng chính sách tiền lương hợp lý: Tiền lương là một khoản chi phí của ngân hàng nhưng lại là thu nhập của nhân viên, do đó, việc xây dựng chính sách tiền lương cần phải hợp lý, xem xét đến năng suất lao động và năng lực của từng nhân viên. Do đó, ngân hàng cần đánh giá đúng chức năng, nhiệm vụ của nhân viên để có cơ sở để xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý và khai thác tối đa năng suất làm việc của nhân viên.

- Tinh giản, cơ cấu lại bộ máy nhân sự: Hiện nay, nhiều ngân hàng đang trong quá trình tinh giản nhân sự vì bộ máy nhân sự cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo, gây lãng phí. Các NHTM cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như hệ thống quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng. Các tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc sẽ làm cơ sở hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau, xây dựng cơ cấu nhân sự hợp lý, tránh trùng lắp và dư thừa.

- Chính sách tuyển dụng phù hợp: Ngân hàng cần tuyển dụng đội ngũ nhân sự phù hợp với vị trí công việc, thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các chương trình đào tạo hữu ích, đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh, nâng cao trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp cho nhân viên. Các NHTM cũng không ngừng tìm kiếm và thu hút nhân tài để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của ngân hàng.

- Xây dựng mạng lưới gọn nhẹ, hiệu quả, có trọng điểm: Để kiểm soát chi phí quản lý, ngân hàng không nên duy trì mạng lưới hoạt động quá rộng mà cần tập trung vào hiệu quả, tạo sự tiện lợi tối đa cho khách hàng thông qua giao dịch điện tử. Việc xây dựng hệ thống gọn nhẹ cũng là một cách cắt giảm chi phí hiệu quả.

tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg

5.2.1.3. Tăng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, do đó để gia tăng lợi nhuận, các NHTM cần phải có giải pháp tăng vốn phù hợp với tình hình của ngân hàng và bối cảnh kinh tế. Trong đó, một số biện pháp tăng vốn khả thi có thể áp dụng đối với các NHTM Việt Nam hiện nay như:

- Chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: Đây là một phương án hữu hiệu để các NHTM gia tăng tiềm lực tài chính một cách hiệu quả vì nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính hùng mạnh. Ngoài ra, những kinh nghiệm quản lý và tập quán kinh doanh hiện đại, các nhà đầu tư nước ngoài còn đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng: nâng cao chất lượng tài sản, giảm áp lực tăng vốn, tăng tích lũy lợi nhuận, giúp vốn chủ sở hữu tăng thêm, mở rộng quy mô ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng sẽ tự hoàn thiện mình để phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Phát hành trái phiếu chuyển đổi: Phương thức này có thể tạo ra một nguồn vốn bổ sung đáng kể và nhanh chóng cho ngân hàng. Đồng thời, đây là nguồn vốn có thể sử dụng lâu dài mà không làm thay đổi quyền sở hữu của cổ đông trong thời gian chưa chuyển đổi, phần trả lãi được tính vào chi phí trước thuế nên làm giảm số thuế phải nộp.

- Hợp nhất, sáp nhập: Đối với các ngân hàng nhỏ, không có khả năng tăng vốn bằng cách phát hành chứng khoán thì sáp nhập với một ngân hàng lớn hơn là một phương án hiệu quả. Việc hợp nhất sẽ tạo ra các ngân hàng mạnh với tiềm lực tài chính lớn để mở rộng hoạt động tăng cường cạnh tranh để phát triển.

- Tăng lợi nhuận giữ lại: Việc tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại có vai trò rất lớn đối với các NHTM. Đây là phương thức tăng vốn có chi phí thấp, không làm loãng quyền kiểm soát của cổ đông và không phụ thuộc vào thị trường vốn. Muốn như vậy, các ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động để tăng nguồn lợi nhuận giữ lại cho ngân hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng có tên tuổi trên thị trường và có tiềm lực tài chính có thể nghĩ đến việc phát hành trái phiếu để tăng vốn trên thị trường quốc tế.

tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg

5.2.1.4. Phát triển dịch vụ phi tín dụng

Một trong các nội dung cơ cấu lại hoạt động tài chính các tổ chức tín dụng trong Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 là:

“Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng”. Điều này cho thấy, Việt Nam đã nhận thức được vai trò của dịch vụ phi tín dụng trong việc mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các NHTM. Muốn phát triển các dịch vụ phi tín dụng, các NHTM cần phải:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của dịch vụ phi tín dụng: Các ngân hàng cần xây dựng một tỷ trọng thu nhập hoạt động phi tín dụng trong tổng lợi nhuận ngân hàng hợp lý và thường xuyên kiểm soát tỷ trọng này theo hướng ngày càng giảm sự phụ thuộc vào dịch vụ tín dụng.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới: Ngân hàng cần hoàn thiện việc cung cấp các dịch vụ truyền thống, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục, dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Đối với các dịch vụ mới, cần nâng cao năng lực marketing để các khách hàng biết đến, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả.

- Phát triển công nghệ ngân hàng: Các ngân hàng cần xây dựng một chiến lược phát triển công nghệ dài hạn đi đôi với phát triển nguồn lực hiện có. Chiến lược công nghệ cần đi sâu vào các mặt như trình độ công nghệ, kỹ thuật, khả năng cải tiến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng khai thác công nghệ thông tin, kỹ thuật số, điện tử và viễn thông trong hoạt động kinh doanh (giao dịch, thanh toán, quản trị điều hành,…) của ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao: Vì dịch vụ phi tín dụng hiện đại có sử dụng các công nghệ cao, con người cũng cần trình độ cao để cung cấp và vận hành dịch vụ. Ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên, xây dựng chính sách thu hút nhân tài và giữ nguồn nhân lực giỏi, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của ngân hàng.

tot nghiep do wn load thyj uyi pl aluan van full moi nhat z z vbhtj mk gmail.com Luan van retey thac si cdeg jg hg

Một phần của tài liệu (Luận văn) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)