Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT CA TRÙ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC GÌN GIỮ, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CA TRÙ
2.2. Thực trạng ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù của người dân Đông Môn
2.2.1. Nhận thức của người dân Đông Môn về nghệ thuật ca trù và truyền thống ca trù của địa phương
Kết quả khảo sát hiểu biết của 120 người dân Làng Đông Môn về các vấn đề liên quan đến nghệ thuật ca trù và truyền thống ca trù của địa phương được trình bày ở bảng 2.1 và biểu đồ 2.1.
Bảng 2.1. Nhận thức của người dân làng Đông Môn về nghệ thuật ca trù truyền thống của địa phương
Nhận thức của người dân về Ca trù
Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn
Chung
Nam Nữ Dưới 30 30-40 Trên 40 THCS THPT CĐ/ĐH
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Truyền thống ca trù
địa phương
1,66 0,24 1,66 0,24 1,5 0,3 1,7 0,4 1,8 0,5 1,7 0,3 1,6 0,2 1,7 0,2 1,6 0,24
Nghệ thuật hát ca trù 1,52 0,33 1,53 0,35 1,5 0,36 1,5 0,34 1,6 0,32 1,56 0,33 1,43 0,35 1,64 0,31 1,52 0,34 Các nhạc cụ trong
biểu diễn ca trù
1,47 0,31 1,44 0,32 1,4 0,36 1,5 0,37 1,5 0,37 1,5 0,37 1,4 0,34 1,4 0,2 1,4 0,31
35.400%
33.600%
31.000% Truyền thống ca trù địa
phương
Nghệ thuật hát ca trù
Các nhạc cụ trong biểu diễn ca trù
Bảng 2.1. cho thấy, mức độ hiểu biết chung của người dân làng Đông môn về ca trù chỉ đạt mức trung bình (ĐTB = 1,4 – 1,6). Không có sự khác biệt lớn trong nhận thức của người dân về các khía cạnh khác nhau của nghệ thuật ca trù (nghệ thuật hát và nhạc cụ) và truyền thống ca trù của địa phương.
Nhận thức của người dân làng Đông Môn về truyền thống ca trù địa phương chỉ đạt mức trung bình (ĐTB = 1,6). Không có sự khác biệt giới tính trong hiểu biết của người dân về truyền thống ca trù. Hiểu biết về truyền thống ca trù của địa phượng của cả nam giới và nữ giới đều đạt mức ĐTB = 1,66.
Trình độ học vấn cũng không phải là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong nhận thức về truyền thống ca trù của người dân. Mức điểm nhận thức trung bình về truyền thống ca trù của những người có trình độ Cao Đẳng/Đại học (1,7) cũng chỉ tương đương với những người có trình độ tốt nghiệp THPT (1,6) hoặc THCS (1,7). Tuy nhiên, khác biệt độ tuổi ít nhiều được thể hiện trong nhận thức của người dân về truyền thống ca trù địa phương. Những người dân ở độ tuổi trên 40 tuổi (ĐTB = 1,8) thể hiện sự am hiểu về truyền thống ca trù tốt hơn so với những người ở độ tuổi dưới 30 (ĐTB = 1,5). Có thể nhận thấy khá rõ xu hướng tăng dần mức độ hiểu biết về truyền thống ca trù cùng với sự gia tăng về độ tuổi ở người dân làng Đông Môn. Điều này cho thấy thế hệ trẻ nhất là những tầng lớp thanh thiếu niên cần được tăng cường giáo dục truyền thống ca trù của địa phương bởi đây không những là nét văn hóa riêng của làng Đông Môn mà còn là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Các lối hát (hát chơi, hát đình, hát thi) và tiêu chí giọng hát của ca nương là một nét độc đáo trong nghệ thuật hát ca trù. Hiểu biết của người dân làng Đông Môn về khía cạnh này chỉ đạt mức trung bình (ĐTB = 1,52). Theo mức độ khảo sát, chỉ có khoảng 15% người dân hiểu biết đúng các tiêu chí về giọng hát đối với ca nương. 18,6% hiểu biết đúng về các lối hát trong ca trù.
ca trù ở địa phương. Không có sự khác biệt về giới trong mức độ hiểu biết về nghệ thuật hát ca trù. Điểm trung bình nhận thức nghệ thuật hát ca trù của nam giới (1,52) tương đương với điểm trung bình của nữ giới (1,53). Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về mức độ hiểu biết về nghệ thuật hát ca trù, xét theo độ tuổi và trình độ học vấn. Lứa tuổi trên 40 thể hiện mức độ hiểu biết về nghệ thuật hát ca trù tốt hơn các lứa tuổi dưới 40 và dưới 30. Độ tuổi càng giảm dần thì mức độ nhận thức về nghệ thuật hát ca trù bị giảm đi. Đa số những người trẻ tuổi chưa biết thưởng thức nghệ thuật hát ca trù, cũng như chưa am hiểu giọng hát và lối hát trong ca trù. Khác biệt về trình độ học vấn cũng là một yếu tố liên quan đến nhận thức của người dân làng Đông Môn về nghệ thuật hát ca trù. Người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên (ĐTB = 1,64) thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn về nghệ thuật hát ca trù, so với những người cói trình độ học vấn THPT (ĐTB = 1,43) hoặc THCS (ĐTB = 1,56).
Tuy nhiên, những người có trình độ THCS lại ít nhiều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn về nghệ thuật hát ca trù, so với những người có trình độ THPT.
Một trong những yếu tố dẫn đến điều này là bởi hầu hết những người lớn tuổi ở làng Đông Môn chỉ tốt nghiệp THCS. Thời đó chỉ học hết cấp THCS và sống lâu năm ở làng Đông Môn nên am hiểu hơn về nghệ thuật hát ca trù. Còn những người có trình độ THPT chủ yếu là lớp trẻ, ít quan tâm đến nghệ thuật ca trù xưa của làng.
Bên cạnh giọng hát và lối hát, các nhạc cụ biểu diễn (trống và roi trầu) cũng là một nét hết sức độc đáo trong ca trù. Hiểu biết của người dân làng Đông Môn về khía cạnh này chỉ đạt mức dưới trung bình (ĐTB = 1,4).
Bảng 2.1. không cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa nam giới với nữ giới, giữa những người thuộc các nhóm độ tuổi khác nhau, với trình độ học vấn khác nhau, trong hiểu biết các nhạc cụ biểu diễn ca trù.
Tóm lại, nhận thức của người dân làng Đông Môn về ca trù nói chung, bao gồm nhận thức về giọng hát, lối hát, nhạc cụ biểu diễn, cũng như truyền thống ca trù của địa phương, chỉ đạt mức trung bình, thậm chí dưới trung bình. Phần lớn người dân ở độ tuổi trên 40 thể hiện sự hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về ca trù, sơ với lớp trẻ (dưới 30 tuổi). Hầu hết những người trẻ ở làng Đông Môn có sự nhận thức còn hời hợt, chưa quan tâm lắm đến nghệ thuật ca trù truyền thống tại địa phương mình và đặc biệt là về các nhạc cụ biểu diễn trong ca trù và nghệ thuật hát ca trù. Thiết nghĩ, để gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù truyền thống của làng Đông Môn, việc nâng cao nhận thức về truyền thống ca trù, cũng như nghệ thuật hát và nhạc cụ biểu diễn ca trù của người dân, đặc biệt là giới trẻ ở địa phương này phải được hết sức chú trọng.