Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT CA TRÙ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC GÌN GIỮ, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CA TRÙ
2.2. Thực trạng ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù của người dân Đông Môn
2.2.3. Mức độ tham gia của người dân Đông Môn trong các hoạt động liên
Do chiến tranh loạn lạc, năm 1950, ca trù Đông Môn bị dần mai một.
Với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc,
Môn với sự đóng góp của nghệ nhân hát ca trù Tô Thị Chè (dạy hát), ông Tô Văn Nghị (kép đàn) và rất nhiều người đam mê ca trù cùng tham gia. Ông Trần Bá Sự nhớ lại: “Nhận thấy môn nghệ thuật truyền thống của ông cha ngày càng bị mai một, làng đã xin chính quyền xã thành lập CLB lưu giữ và truyền lại nghề cho các lớp con cháu trong làng. Những ngày đầu thành lập, do thiếu người chúng tôi đã vận động toàn bộ đội tế nữ, tế nam của đình vào hoạt động. Nhạc cụ trang bị cho CLB những ngày đầu là chiếc đàn đáy mua của ông Nguyễn Văn Hãn ở Hải Phòng về sửa lại, trống và phách do thành viên trong CLB đóng góp tiền trang bị cho việc dạy học và sinh hoạt của CLB…”.
Sau hơn 20 năm hồi sinh và phát triển, nhờ được sự dạy bảo của các nghệ nhân tâm huyết với ca trù, đến nay CLB ca trù Đông Môn đã dần tìm lại vị thế của mình. Đó là, ca trù Đông Môn đã được diễn tại Nhà văn hoá trung tâm (nay là Trung tâm văn hoá thành phố) và tại đình Văn Môn; ca trù đã được đưa vào trường học, tham gia các liên hoan ca múa nhạc ở trong và ngoài thành phố; và công trình nghiên cứu tìm hiểu “ca trù Hải Phòng” của Hội văn học dân gian Hải Phòng. Nhiều “ca nương”, “đàn kép” của Đông Môn đi thi đều được giải cao như: chị Tô Thị Ninh, nhiều “kép đàn” hay như anh Hoàng Minh Khánh, Tô Văn Tuyên.
Bà Tô Thị Chè được nhà nước phong tặng nghệ nhân hát ca trù. Bên cạnh đó, những lớp thế hệ con cháu Đông Môn được học hỏi để gìn giữ những giá trị văn hoá của quê hương. Và đây cũng là niềm tự hào của người dân Đông Môn, một địa phương duy nhất của Hải Phòng có nhiều em học sinh biết hát ca trù, đánh phách như em Phạm Thị Liên đã đoạt huy chương vàng ca múa nhạc dântộc Hải Phòng. Một số em trong làng được tuyển chọn tham gia vào lớp đào tạo ca trù do ngành văn hoá tổ chức.
Điều này cho thấy người dân làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên đã
thần của người dân, họ đã ý thức được cần bảo tồn gìn giữ và phát triển như một làng nghề truyền thống, một nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy người dân làng Đông Môn đã cho con em mình theo học các lớp ca trù và sinh hoạt vào câu lạc bộ ca trù ở địa phương.
Tuy nhiên số lượng các lớp trẻ theo học nghệ thuật ca trù vẫn còn hạn chế. Vì vậy để gìn giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống này cũng cần tuyên truyền và giáo dục tư tưởng cho các thế hệ trẻ về việc gìn giữ nghệ thuật truyền thống, gìn giữa và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Qua khảo sát ở 120 người dân làng Đông Môn, thu được kết quả ở bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.3: Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động liên quan đến nghệ thuật ca trù của địa phương
Hoạt động của người dân
Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn
chung
Nam Nữ Dưới 30 30-40 Trên 40 THCS THPT CĐ/ĐH
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Biểu diễn 1,4 0,9 1,4 0,9 1,1 0,8 1,1 0,4 1,8 1,2 1,9 1,5 1,1 0,3 1,1 0,3 1,4 1,0 Phát triển và
quảng bá 1,6 0,9 1,55 0,8 1,2 0,3 1,2 0,3 2,2 1,0 1,8 0,9 1,6 0,9 1,2 0,4 1,6 0,8 Học tập 1,7 1,0 1,5 0,78 1,25 0,5 1,26 0,34 2,1 1,2 2,0 1,3 1,4 0,5 1,3 0,5 1,6 0,9 Thưởng thức 2,0 0,9 1,9 0,7 1,6 0,4 1,7 0,5 2,5 1,1 2,5 1,1 1,7 0,5 1,7 0,6 2.0 0,8 Tìm hiểu nghiên
cứu 1,7 1,0 1,6 0,9 1,3 0,4 1,4 0,5 2,3 0,9 1,9 1,3 1,67 0,8 1,3 0,5 1,7 0,9
Biểu đồ 2.3: Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động liên quan đến nghệ thuật ca trù của địa phương
Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho ta thấy mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động nghệ thuật ca trù ở địa phương như sau:
- Về hoạt động biểu diễn: Nhìn chung mức độ tham gia của người dân còn rất hạn chế, không phân biệt nam hay nữ. Cũng giống như quá trình phân tích ở trên, chỉ có những người ngoài 40 là hay tham gia vào hoạt động biểu diễn ca trù, ngược lại với những người dân ở độ tuổi dưới 40 trở xuống rất ít khi tham gia và chủ yếu ở những người có trình độ THPT trở lên. Nguyên nhân do những người dân ở độ tuổi và trình độ này họ không biết hát ca trù, mặt khác với sự bận rộn của công việc tại các cơ quan, các doanh nghiệp nên rất ít khi quan tâm và tham gia biểu diễn.
- Về hoạt động phát triển và quảng bá đối với nam giới có sự quan tâm hơn nữa giới và chủ yếu là trên độ tuổi 40 với trình độ học vấn là THCS và ở mức độ quan tâm trung bình, chưa đạt đến khá. Họ là những người hiểu về ca trù, về truyền thống của làng Đông Môn, có thể tự luyện tập hát ca trù hay nghe nhạc ca trù với mục đích giải trí và tìm hiểu về truyền thống ca trù làng Đông Môn. Qua đó góp phần quảng bá cho các bạn bè và cộng đồng. Tuy
16.800%
19.200%
19.200%
24%
20.800%
Biểu diễn
Phát triển và quảng bá Học tập
Thưởng thức Tìm hiểu nghiên cứu
nhiên vì là ở độ tuổi trung niên trở lên, hoạt động quảng bá và phát triển ca trù có phần thiếu đa dạng và phong phú như quảng bá qua mạng xã hội, các diễn đàn về nghệ thuật truyền thống của dân tộc.... Đây cũng là hạn chế trong sự phát triển và gìn giữ ca trù của làng Đông Môn.
- Về hoạt động học tập: đa số nam giới quan tâm đến học tập hơn nữa giới và cũng chỉ tập trung ở những ngưới có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên với trình độ THCS. Trong tương lai các biện pháp về học tập, đào tạo ca trù cần hướng tới những người trẻ, là nữ giới có chất giọng tốt và khả năng tiếp thu kiến thức nhanh.
- Về hoạt động thưởng thức, tới xem các buổi biểu diễn ca trù được quan tâm nhất trong các hoạt động của ca trù, sự tham gia ở mức độ khá. Tuy nhiên sự quan tâm nhiều nhất cũng ở những người có độ tuổi trung niên trở lên, và nam giới có sự quan tâm hơn một chút. Như vậy phát triển hoạt động thưởng thức này kích thích sự tò mò về tìm hiểu nghệ thuật ca trù trong giới trẻ. Từ đó góp phần và gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật ca trù truyền thống của địa phương.
- Về hoạt động tự tìm hiểu nghiên cứu còn hời hợt. Theo số liệu thống kê khảo sát cho thấy hoạt động này cũng chủ yếu ở những người trung niên trở lên với trình độ THCS, nam giới quan tâm nhiều hơn nữ giới và dừng lại ở mức độ trung bình. Như vậy hoạt động tự tìm hiểu để nghiên cứu sâu nghệ thuật ca trù của người dân làng Đông Môn nói chung còn hạn chế.
Tóm lại, mức độ tham gia vào nghệ thuật ca trù ở các hoạt động trong ca trù còn chưa cao thể hiện ở sự tham gia tại các câu lạc bộ, theo học các nghệ nhân, tham gia biểu diễn, đi xem hát ca trù, rồi tìm hiểu về truyền thống ca trù ở làng Đông Môn với ý kiến chưa từng, hiếm khi tham gia hay thi thoảng tham gia còn chiếm tỷ lệ khá cao so với mức độ tham gia thường xuyên. Với
nhân và một số người dân đang theo học và biểu diễn về ca trù. Từ đó ta có thể thấy được số lượng người yêu thích nghệ thuật ca trù tại làng Đông Môn còn ít, mặc dù họ có đến xem các cuộc biểu diễn ở các lễ hội, xong hầu như chưa hiểu hết được giá trị cốt lõi về bản sắc văn hóa dân tộc trong nghệ thuật ca trù. Từ đó mới ý thức được sự gìn giữ và phát triển nghệ thuật này. Chính vì vậy để bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù tại làng Đông Môn cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nghệ thuật ca trù tới mỗi người dân tại làng Đông Môn. Đó chính là sự huy động và phối hợp gắn kết lực lược cộng đồng trong việc gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật văn hóa dân tộc.