Sinh hoạt cộng đồng về ca trù

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống ca trù cho người dân làng đông môn, huyện thuỷ nguyên, thành phố hải phòng (Trang 85 - 90)

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT CA TRÙ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC GÌN GIỮ, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CA TRÙ

2.3. Các hoạt động giáo dục ý thức gìn giữ và phát triên nghệ thuật ca trù

2.3.5. Sinh hoạt cộng đồng về ca trù

Hàng năm cứ vào ngày 24/ 3 và 24/ 9 Âm lịch, làng Đông Môn tổ chức đón tiếp các giáo phường thuộc tam phủ bát huyện ở miền Duyên Hải nô nức trở về Phủ Từ – làng Đông Môn- tổng Thuỷ Tú – huyện Thuỷ Đường, nay là xã Hòa Bình – huyện Thuỷ Nguyên – thành phố Hải Phòng làm lễ dâng hương, tế thánh, hát ca trù để tưởng nhớ, đền ơn đến Nhị vị thánh sư, người đã có công sáng lập và truyền dạy nền nghệ thuật ca trù tại nơi mất và dân làng cùng các giáo phường lập đền thờ. Vì vậy, Phủ Từ – làng Đông Môn còn là trụ sở - địa điểm chính của các giáo phường, ngoài việc lễ dâng hương lên ngày giỗ nhị vị Thánh sư còn là nơi tổ chức thi hát, múa, các làn điệu ca trù để chọn ra những đào kép có tài năng để hành nghề phục vụ văn hóa văn nghệ cho xã hội. Trong những ngày đó làng Đông Môn tưng bừng, nhộn nhịp, cờ mở, trống dong, cung đàn, nhịp phách, lời ca và các bài thơ hay được các nghệ nhân thể hiện qua các làn điệu hát múa ca trù, hoà nhịp với những tiếng trống chầu trong sáng, đĩnh đạc, tao nhã, lịch sự của các vị quan viên tạo ra buổi hát thơ, ca nhạc thật là êm ả thu hút lòng người.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hòa Bình đã tiếp thu và thực hiện các Nghị quyết và chương trình hành động của TW và Huyện uỷ, UBND huyện trong việc thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá VIII ở địa phương, đã đạt được một số kết quả đáng kể, các khu dân cư đang thi đua thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng làng văn hóa, xây dựng bảo tồn các khu di tích đã được 2/ 5 khu di tích được Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định đăng ký di tích lịch sử văn hóa. Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng ở các độ tuổi, các tổ chức đang được phát huy.

Vinh dự cho địa phương làng Đông Môn có di sản văn hóa phi vật thể ông cha để lại. Đó là nghệ thuật hát Ca trù – hơn 20 năm qua, được sự quan tâm của Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Văn nghệ dân gian thành phố Hải Phòng, Phòng VHTT – TT huyện khích lệ, động viên, tạo điều kiện; bằng sự nhiệt huyết trách nhiệm mong muốn được bảo tồn duy trì làn điệu ca trù, các nghệ nhân Đông Môn đã thành lập tổ hát ca trù vừa ôn luyện vừa đào tạo thế hệ trẻ kế tiếp. Được sự động viên của địa phương, của nhân dân làng – xã… việc khôi phục nghệ thuật ca trù đã có những thành công bước đầu. Qua nhiều lần tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng của huyện, của thành phố tổ chức, các hội viên tổ ca trù đã lập thành tích đáng trân trọng, làn điệu hát ca trù được ghi nhận – là một bông hoa đẹp trong vườn hoa các làn điệu dân ca Việt Nam.

Ông Trần Bá Sự - nguyên Chủ nhiệm CLB ca trù Đông Môn nhớ lại:

“Nhận thấy môn nghệ thuật truyền thống của ông cha ngày càng bị mai một, địa phương đã xin chính quyền xã thành lập CLB lưu giữ và truyền lại nghề cho các lớp con cháu trong làng. Những ngày đầu thành lập, do thiếu người chúng tôi đã vận động toàn bộ đội tế nữ quan, tế nam quan của đình làng vào hoạt động. Nhạc cụ trang bị cho CLB những ngày đầu là chiếc đàn đáy mua của nghệ nhân Nguyễn Văn Hãn ở Hải Phòng về sửa lại, trống và phách do thành viên trong

Những người sinh dân sinh hoạt trong câu lạc bộ có trách nhiệu giới thiệu hội viên biết hát ca trù vào câu lạc bộ để cùng nhau sinh hoạt, chia sẻ kinh nghiệm về nghệ thuật ca trù. Đồng thời khuyên con cái tham gia học tập kế thừa nghề của tổ tiên điển hình có bác bác Nguyễn Thị Ngọc Bích ở Huyện Kiến Thụy tích cực tham gia và cho con cháu mình tham gia cùng. CLB ngày càng được công chúng mến mộ qua các buổi công diễn, qua giới thiệu của báo Hải Phòng, báo ANHP, Đài PTTH Hải Phòng…

Hình 2.1: Thế hệ ca nương còn trẻ tại làng ca trù Đông Môn

Hàng tuần, cứ vào sáng thứ bảy, chi hội ca trù Hải Phòng, có sự tham gia của các nghệ nhân Đông Môn lại tụ nhau ở đình Kênh Hải Phòng ôn luyện giọng hát, cung đàn, nhịp trống. Nhiều người hâm mộ, yêu mến môn nghệ thuật này cũng đến để thưởng thức âm thanh ngọt ngào, sâu lắng của giọng hát, lời ca, tiếng dàn, tiếng trống, để rồi cùng chìm vào những cung bậc huyền ảo của ca trù mà các nghệ nhân đem lại.

2.3.5.1. Các hình thức phục vụ nghi lễ, tín ngưỡng

Đây là những hình thức sinh hoạt Ca trù phục vụ cho nhu cầu nghi lễ, tín ngưỡng. Đứng về mặt chức năng xã hội, các hình thức sinh hoạt này mang tính thực hành xã hội chứ không phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật đơn thuần. Trong dàn nhạc lúc này, luôn có sự góp mặt của các nhạc cụ nghi lễ

+Hát cửa đình (cửa đền): Người dân làng Đông Môn sinh hoạt ca trù phục vụ cho nghi lễ phụng thờ thánh thần ở các đình hay đền làng. Vì vậy lễ hội làng Đông Môn luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sinh hoạt ca trù cho người dân nơi đây.

+Hát thờ tổ:Đây là hình thức hát Ca trù phục vụ nghi thức tế lễ tổ nghề được tổ chức sinh hoạt thường niên cho người dân làng Đông Môn vào ngày 24/3 và 24/9 Âm lịch.

Hình 2.2: Hát ca trù tế lễ tổ nghề tại Đình làng Đông Môn 2.3.5.2. Các hình thức phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật

Đây là những hình thức sinh hoạt của nghệ thuật Ca trù chỉ để đáp ứng nhu cầu thụ cảm nghệ thuật trong dân gian. Nó thể hiện bước phát triển quan trọng của một loại hình âm nhạc, từ dạng thức nghệ thuật thực hành xã hội sang dạng thức nghệ thuật giải trí thuần túy. Trong những hình thức giải trí, do không bị bó buộc vào các nghi thức tế lễ, nghệ thuật Ca trù đã có những sự thay đổi nhất định cả về bài bản cũng như hệ thống nhạc cụ. Trong đó, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp tinh túy nhất của nghệ thuật Ca trù.

Về cơ cấu dàn nhạc, do nhu cầu thưởng thức lúc này ngày càng đề cao

túy" nên biên chế dàn nhạc ngày càng thu hẹp dần. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một dàn nhạc kiểu mẫu của Ca trù chỉ còn bao gồm 1 đàn đáy, một cỗ phách (do ca nương đảm trách) và một trống chầu loại nhỏ do người nghe tự ứng diễn. Mặt khác, cũng có thể do đời sống kinh tế xã hội thay đổi, việc làm ăn ngày càng trở nên khó khăn hơn nên việc tinh giảm thành phần nghệ sĩ là điều tất yếu. Thành thử sự phát triển của nghệ thuật Ca trù lại chính là sự giản lược dàn nhạc so với quá khứ.

Trong các hình thức sinh hoạt vì mục đích nghệ thuật, có thể chia làm 2 loại: hát để phục vụ nhu cầu thưởng thức đơn thuần (còn gọi là hát chơi); và hát thi lấy giải theo nhu cầu cộng đồng.

Tại làng Đông Môn, hình thức sinh hoạt vì mục đích nghệ thuật chủ yếu là hát chơi mỗi khi có đám mừng thọ hay là tổ chức lễ hội tại đình làng và phục cụ cho khách du lịch.Hàng tuần, cứ vào sáng thứ bảy, chi hội ca trù Hải Phòng, có sự tham gia của các nghệ nhân Đông Môn lại tụ nhau ở đình Kênh Hải Phòng ôn luyện giọng hát, cung đàn, nhịp trống dưới hình thức sinh hoạt là hát chơi.

Hình 2.3: Hình thức hát chơi ca trù của làng Đông Môn mừng Xuân tại Đình Hàng Kênh

Bên cạnh đó CLB ca trù Đông Môn còn tổ chức hát thi để lựa chọn ra những ca nương, kép đàn hát tốt và đàn tốt đăng ký dự thi các giải về nghệ thuật ca trù của thành phố và của Quốc gia.

Hình 2.4: Hình thức hát thi trong liên hoan tiếng hát ca trù dƣợc tổ chức tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống ca trù cho người dân làng đông môn, huyện thuỷ nguyên, thành phố hải phòng (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)