Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT CA TRÙ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC GÌN GIỮ, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CA TRÙ
2.2. Thực trạng ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù của người dân Đông Môn
2.2.2. Thái độ của người dân Đông Môn đối với nghệ thuật ca trù truyền thống của địa phương
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, thái độ của người dân làng Đông Môn đối với nghệ thuật ca trù truyền thống của địa phương được xem xét dưới góc độ sự quan tâm của người dân đối với các hoạt động liên quan đến sinh hoạt và biểu diễn ca trù, đến phát triển và quảng bá, cũng như các chính sách bảo tồn truyền thống ca trù của địa phương. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.2. và biểu đồ 2.2.
Bảng 2.2. Thái độ của người dân làng Đông Môn đối với nghệ thuật ca trù của địa phương
Biểu đồ 2.2: Thái độ của người dân đối với nghệ thuật ca trù của địa phương
32.700%
32.700%
34.600% Sinh hoạt và biểu diễn
Phát triển và quảng bá Bảo tồn truyền thống Sự quan tâm của người
dân
Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn
chung
Nam Nữ Dưới 30 30-40 Trên 40 THCS THPT CĐ/ĐH
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Sinh hoạt và biểu diễn 2,0 1,0 2,0 1 1,3 0,3 1,5 0,46 2,7 1,3 2,4 1,2 1,7 1 1,5 0,5 2,0 1,0
Phát triển và quảng bá 2,0 1,2 2,0 1,0 1,3 0,4 1,6 0,5 3,0 1,2 2,5 1,2 2.0 1,0 1,5 0,6 2,0 1,0
Bảo tồn truyền thống 2,1 1,1 2,1 1,1 1,4 0,4 1,7 0,5 3,1 1,2 2,6 1,2 2,0 1,0 1,6 0,6 2,1 1,1
Bảng 2.2 cho thấy, người dân làng Đông Môn nói chung, chưa thực sự quan tâm đến việc bảo tồn, phát triển và quảng bá nghệ thuật ca trù cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt ca trù tại địa phương. Mức độ quan tâm của người dân đối với từng khía cạnh này khá giống nhau và đều dưới mức trung bình (< 2,5).
Mức độ quan tâm của người dân làng Đông Môn nói chung đối với các hoạt động sinh hoạt và biểu diễn ca trù của địa phương (ĐTB = 2,0) chỉ đạt mức dưới trung bình. Khác biệt giới tính không thể hiện rõ trong thái độ quan tâm của người dân đối với các hoạt động biểu diễn và sinh hoạt ca trù tại địa phương. Tuy nhiên, khác biệt về độ tuổi và trình độ học vấn là điều cần được lưu ý. So với nhóm tuổi dưới 30 (ĐTB = 1,3), nhóm người dân ở độ tuổi trên 40 thể hiện sự quan tâm (ĐTB = 2,7) rõ nét hơn đối với các hoạt động biểu diễn và sinh hoạt ca trù ở địa phương. Liên quan đến trình độ học vấn, các số liệu cho thấy, càng có trình độ học vấn càng cao thì người dân Làng Đông Môn lại càng ít quan tâm hơn đến các buổi biểu diễn và sinh hoạt ca trù.
Tương tự với các hoạt động biểu diễn và sinh hoạt ca trù, thái độ của người dân làng Đông Môn đối với việc phát triển và quảng bá nghệ thuật ca trù truyền thống của địa phương (ĐTB = 2,0) cũng chỉ dưới mức trung bình.
Qua số liệu khảo sát tác giả thấy hầu hết những người không quan tâm đến các buổi sinh hoạt và biểu diễn ca trù thì cũng không quan tâm đến việc quát triển và quảng bá nghệ thuật truyền thống này. Chủ yếu thể hiện ở những người dưới 40 tuổi, và có trình độ học vấn từ THPT đến CĐ và ĐH. Đối với những người dân sống trong làng có tuổi đời từ 40 trở lên, họ rất tích cực tham gia các hoạt động về phát triển và quảng bá nghệ thuật ca trù truyền thống của địa phương mình như giới thiệu và quảng bá với bạn bè, chia sẻ những kiến thức về ca trù trên mạng xã hội… và mong muốn phát triển làng
Sự quan tâm của người dân làng Đông Môn đối với việc bảo tồn truyền thống ca trù của địa phương (ĐTB = 2,1) cũng dưới mức trung bình.
Chỉ có những người dân trong độ tuổi từ 40 trở lên thể hiện sự quan tâm đến các chính sách bảo tồn và phát triển ca trù của làng Đông Môn cũng như tạo điều kiện cho con cháu học tập theo nghề ca trù.
Tóm lại, thái độ quan tâm của người dân làng Đông Môn đối với ca trù có thể xem như một thách thức rất lớn đối với việc gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù truyền thống của địa phương này. Mức độ quan tâm của người dân nói chung đối với các hoạt động biểu diễn và sinh hoạt ca trù, cũng như việc gìn giữ, phát triển và quảng bá nghệ thuật ca trù của địa phương khá thấp. Chủ yếu chỉ những người tuộc lớp trung tuổi trở lên (trên 40 tuổi) tỏ ra quan tâm đến vấn đề này.
Phỏng vấn ông Tô Văn Tuyên – Nghệ nhân đàn đáy
PV: Bây giờ Đảng và Nhà nước quan tâm, khuyến khích khôi phục bảo tồn vốn văn hóa phi vật thể, ông có suy nghĩ gì về nghề hát này?
TL: Tôi rất mừng, việc này làm chúng tôi rất phấn khởi, như bài hát tôi đã nói – Xa quê đã mấy vạn ngày, đâu còn lối cũ bóng cây đa làng. Giọng hát ngân vang cung đàn dịu dặt xốn xang lòng người.
Đấy là tôi nghĩ đến cái chuyện mất hết rồi, kể cả bóng đa, giếng nước, đình làng không thấy nữa. Nhưng mà cái dư âm làng Đông Môn, tiếng hát ca trù của làng Đông Môn còn, ý của tôi là nói như thế.
PV: Ông về quê dự ngày giỗ Nhị vị Thánh sư, ông thấy thế nào?
TL: Tôi rất phấn khởi được các ông giúp cho – Nó như đốm lửa tàn, được bùng lên. Nếu mà không có các ông thì chắc là nó cũng không thể thổi lên…
PV: Đó là chủ trương của Đảng và Nhà nước!
TL: Vâng! Đảng thì chủ trương. Nhưng không có người thực hiện thì làm sao được. Chẳng hạn như ông Vũ Thiệu Loan ông ấy nói rằng chúng tôi sẽ duy trì và làm nên cái việc này. Nhưng mà qua 2 năm rồi, 3 năm, 4 năm rồi, đến năm nay mới lại có. Cái ngày hôm nay là ngày đặc biệt, có thể 60 năm, đúng tôi nói 60 năm có cái ngày đặc biệt. Nếu mà không có những nhà làm văn hóa thì làm sao mà làm được.
Phỏng vấn bà Tô Thị Khánh - Nghệ nhân ca trù làng Đông Môn
PV: Bà đi hát từ năm nào?
TL: Ông nội nhà tôi có nghề này. Sau truyền cho bố mẹ tôi. Cụ nội tôi là Tô Tiến ,sau bố mẹ tôi được cụ dạy dỗ. Đến tôi thì là cháu. Trí khôn của tôi, đồng thời cũng chỉ là nước non, trông nom cho cụ. Cụ dạy học trò nhiều thế là tôi biết. Khi tôi biết rồi thì năm 16, 17 tuổi đổ đi thì tôi cũng biết. Tôi có gia đình cũng tham gia một vài lần ở ở đình làng chứ cũng không đi đâu xa. Đến tuổi 21, 22 đã đi lấy chồng rồi còn đâu nữa, cho nên không đi ông ạ. Còn ông cha tôi làm cái nghề này đến tôi là cái người hàng cháu thì cũng biết do ông bà, bố mẹ cũng có dạy chứ không phải là không dạy, có dạy thì mới biết được, cái mình bập bẹ thì lại dạy, thì nó dễ. Bây giờ làng xóm cũng như Nhà nước muốn khôi phục lại vốn văn hoá cổ truyền là hát thì tôi cũng lại tham gia, đến nay cũng gần chục năm rồi. Đa phần là dạy các cháu, nhưng nó đi làm ăn, nó đi gánh mạ, gánh lúa, làm đồng điền, ngộ có việc gì bất trắc mà huyện, hoặc là tỉnh, là xóm thì các cháu nó nghỉ đi làm. Nghề này đi bây giờ thì đi nhưng mà cơ bản vẫn là đồng ruộng cơ, nó không chuyên nghề như ngành này.
TL: Hầu như ở làng thôi. Đầu năm 2005, Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hoá - Thông tin đã mời Câu lạc bộ Ca trù Hải Phòng tham dự liên hoan hát ca trù toàn quốc lần thứ nhất tại huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh. Câu lạc bộ Ca trù làng Đông Môn và Câu lạc bộ Ca trù Hội Văn nghệ dân gian được cử đi tham dự, trong đó tôi cũng có tham gia.
PV: Bà có nguyện vọng gì về nghệ thuật ca trù sau này?
TL: Tôi chỉ mong các con cháu mình, người làng Đông Môn hiểu biết về giá trị nghệ thuật ca trù để gìn giữ phát triển hơn nữa nghệ thuật này. Ngày càng có nhiều người theo học ca trù để nối dõi thế hệ chúng tôi.
Phỏng vấn ông Tô Văn Thiệp - 65 tuổi – Chủ nhiệm CLB ca trù Đông Môn PV: Thưa ông, xin ông cho biết về sự hình thành và phát triển của hát ca trù ở Đông Môn?
TL: Làng tôi có nền nghệ thuật hát ca trù cách đây đã vài thế kỷ. Qua thời kỳ nó điều kiện của Nhà nước và của nhân dân ta không thực hiện được cho nên nó bị mai một đi. Giờ được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cho khôi phục lại cái nghề văn hóa nghệ thuật này thì các cụ ở trong Ban bảo vệ di tích lịch sử của làng có tổ chức thiết lập lại và có giao cho tôi phụ trách nhóm ca trù này để cùng với các cụ trong làng khôi phục và phát triển lên.
Như vậy đa số các nghệ nhân đều mong muốn Nhà nước giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật ca trù cho con cháu đời sau. Đồng thời cũng mong muốn chung tay góp phần phát triển loại hình nghệ thuật này.