Hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù ở làng Đông Môn

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống ca trù cho người dân làng đông môn, huyện thuỷ nguyên, thành phố hải phòng (Trang 90 - 101)

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT CA TRÙ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC GÌN GIỮ, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CA TRÙ

2.3. Các hoạt động giáo dục ý thức gìn giữ và phát triên nghệ thuật ca trù

2.3.6. Hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù ở làng Đông Môn

Ngày nay, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Hoà Bình, UBND Huyện Thuỷ Nguyên, UBND Thành phố Hải Phòng, Hội văn nghệ dân gian Hải Phòng, chi Hội văn Nghệ dân gian Việt Nam Tại Hải Phòng đã sưu tầm, tổ chức , gây dựng lại môn nghệ thuật này. Câu lạc bộ ca trù Đông Môn được thành lập để tổ chức sinh hoạt cộng đồng cho người dân còn yêu nghệ thuật ca trù. Các cụ nghệ nhân cao tuổi đã đem hết sức lực còn lại truyền dạy cho con em từng câu hát, từng nốt đàn, từng nhịp phách. Kết quả thu được rất đáng khích lệ. Câu lạc bộ đã tham gia biểu diễn nhiều đợt, được nhiều giải cao, được nhân dân mến mộ. Phải kể đến công của cụ Trần

Đỗ Quyên, Nghệ sỹ nguyễn Thị Ninh, Phạm Thị Liên, nghệ nhân Phạm Thị Nguyệt, Hoàng văn Khoa, Kim Phượng, Minh Hằng, Thu Hương, Nghệ nhân Tô Văn Tuyên, Tô Thị Hồng Ngát, Minh Phượng và nhiều nghệ sỹ khác...đã góp sức xây dựng, phát triển câu lạc bộ.

Những kết quả cụ thể đã phần nào cho thấy, việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng cho người dân đã mang lại hiệu quả đáng kể cho việc gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù làng Đông Môn, góp phần vào giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, nét đẹp riêng của dân tộc Việt Nam nói chung và của làng Đông Môn xã Hòa Bình huyện Thủy Nguyên nói riêng. Tuy nhiên, quan điểm của người dân làng Đông Môn về hiệu quả của các động này còn có nhiều điểm cần xem xét.

Bảng 2.4: Quan điểm về các hoạt động liên quan đến gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù của địa phương

Quan điểm của người dân

Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn

chung

Nam Nữ Dưới 30 30-40 Trên 40 THCS THPT CĐ/ĐH

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Đào tạo và phát triển

1,8 0,37 1,8 0,4 1,6 0,25 1,7 0,2 2,0 0,46 1,9 0,4 1,8 0,4 1,7 0,3 1,8 0,4

Chính sách và bảo tồn

1,4 0,4 1,5 0,4 1,3 0,26 1,3 0,3 1,6 0,4 1,5 0,3 1,4 0,4 1,3 0,3 1,4 0,4

56.250%

43.750% Đào tạo và phát triển

Chính sách và bảo tồn

Qua bảng số liệu 2.4 cho ta thấy:

- Về quan điểm đào tạo và phát triển và đào tạo hầu hết người dân làng Đông Môn đều cho rằng mức độ đào tạo và phát triển nghệ thuật ca trù tại làng Đông Môn đều có nhưng chưa thực sự hiệu quả. Những người lớn tuổi trên 40 có quan điểm tích cực hơn về công tác đào tạo và phát triển nghệ thuật ca trù. Nguyên nhân có thể là hầu các tầng lớp trẻ tuổi của làng Đông Môn ít quan tâm đến nghệ thuật ca trù nên khi được khảo sát họ ít để ý và có quan điểm thiếu tích cực trong công tác đào tạo và phát triển nghệ thuật ca trù ở làng Đông Môn. Xét một cách tổng quát, công tác đào tạo và phát triển nghệ thuật ca trù tại làng Đông Môn được đánh giá ở mức độ có nhưng chưa hiệu quả.

- Về các chính sách và bảo tồn nghệ thuật ca trù truyền thống tại làng Đông Môn, theo số liệu khảo sát được đánh giá ở mức thấp. Ở từng độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn có sự đánh giá khác nhau. Hầu hết những người ở độ tuổi trên 40 đều đánh giá theo chiều hướng tích cực hơn.

Từ các kết quả của bảng số liệu 2.4 cho ta thấyhoạt động liên quan đến gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù tại làng Đông Môn hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Trong số các hoạt động chỉ có hoạt động đưa ca trù vào giảng dạy trong trường học, tổ chức giao lưu các hội thi và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ ca trù bước đầu đã có những thành công nhất định. Điều này khẳng định sự quan tâm của thành phố tới bảo tồn nghệ thuật truyền thống và sự cố gắng và nỗ lực của các nghệ nhân muốn lưu truyền và phát triển lạo hình nghệ thuật ca trù. Tuy nhiên các hoạt động về quảng bá ca trù gắn kết với du lịch địa phương, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng tài năng trẻ, chế độ đối với các nghệ nhân, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho ca trù còn chưa hiệu quả. Chính vì vậy trong tương lai, Nhà nước cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa để bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù tại làng Đông Môn như là bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Tiểu kết chương II

Trong chương 2, đề tài đã giới thiệu tổng quan về huyện Thủy Nguyên - quê hương của nghệ thuật Ca trù Đông Môn và giới thiệu cụ thể về làng Đông Môn trên các bình diện từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện kinh tế - xã hội, mục đích muốn khẳng định rằng Ca trù Đông Môn được sản sinh ra tại một trong những huyện có nhiều làng nghề truyền thống và nổi bật là làng nghề phi vật thể ca trù Đông Môn, do đó gìn giữ và phát triển ca trù Đông Môn chính là góp phần vào việc vừa bảo tồn vừa phát huy nghệ thuật ca trù cả nước nói riêng và phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc nói chung. Bên cạnh đó, đề tài cũng đi sâu làm rõ Thực trạng hoạt động sinh hoạt cộng đồng của người dân làng Đông Môn về tình hình gìn giữ bộ môn nghệ thuật ca trù lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật Ca trù Đông Môn, những nội dung, phương pháp và các hình thức sinh hoạt cộng đồng cho nghệ thuật ca trù tại làng Đông Môn trong những năm gần đây khi Đảng và nhà nước đang khuyến khích, tạo điều kiện và phát triển nghệ thuật ca trù. Trên cơ sở đó, phân tích được những thành công và hạn chế trong việc phát triển nghệ thuật ca trù Đông Môn. Từ đó sẽ đề xuất ra những định hướng và biện pháp cụ thể để việc gìn giữ và phát triển Ca trù Đông Môn thực sự có hiệu quả hơn nữa.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc, có lịch sử hình thành lâu đời. Ca trù được đặc trưng bởi nhiều yếu tố như tên gọi, nhạc cụ, bài bản và làn điêu, cũng như các giá trị nghệ thuật và lịch sử. Hiện nay ca trù đang được biết đến như một di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp. Chính vì vậy mà việc nâng cao ý thức cộng đồng nhằm gìn giữ và phát triển ca trù ở những địa phương có truyền thống nghệ thuật này đã và đang là yêu cầu được các cấp chính quyền và ngành văn hóa đặt ra.

Thủy Nguyên là một vùng đất với nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn và nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội độc đáo, nhiều làng nghề truyền thống; và có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và giao thông vận tải và du lịch. Hiện nay, khi ca trù được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì làng Đông Môn thuộc xã Hòa Bình, Thủy Nguyên lại được nhiều người biết đến như là một trong những cái nôi của nghệ thuật Ca trù. Mặc dù các cấp chính quyền thành phố, huyện, xã và ngành thông tin văn hóa ở đây đã có những nỗ lực rất lớn trong công tác bảo tồn và phá triển nghệ thuật ca trù, song hiệu quả thu được còn hết sức khiêm tốn. Nghiên cứu của chúng tôi về ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù của cộng đồng người dân làng Đông Môn, Xã Hòa Bình, Huyện Thủy Nguyên đã phần nào cho thấy những thách thức, bất cập và trở ngại trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù truyền thống ở địa phương này.

Trước hết, nhận thức của người dân làng Đông Môn về ca trù, bao gồm nhận thức (hiểu biết) về cách hát, lối hát, nhạc cụ biểu diễn trong ca trù và truyền thống ca trù của địa phương chỉ đạt mức trung bình, thậm chí dưới trung bình. Phần lớn người dân ở độ tuổi dưới 30 đều hiểu biết dưới mức trung bình về nghệ thuật ca trù; chỉ những người ở độ tuổi trên 40 thể hiện sự hiểu biết ít nhiều sâu sắc và đầy đủ hơn về lĩnh vực nghệ thuật này. Điều này

cũng có nghĩa là giới trẻ ở làng Đông Môn, những người mang trọng trách nối truyền và phát triển nghệ thuật ca trù truyền thống của làng lại không mấy hiểu biết về ca trù. Thiết nghĩ, để gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù truyền thống của làng Đông Môn, việc nâng cao nhận thức về truyền thống ca trù, cũng như nghệ thuật hát và nhạc cụ biểu diễn ca trù của người dân, đặc biệt là giới trẻ ở địa phương này phải được hết sức chú trọng.

Không chỉ hiểu biết hạn chế về ca trù và truyền truyền thống ca trù của địa phương, sự quan tâm của người dân làng Đông Môn đối với ca trù cũng có thể xem như một thách thức rất lớn đối với việc gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù truyền thống của địa phương này. Mức độ quan tâm của người dân nói chung đối với các hoạt động biểu diễn và sinh hoạt ca trù, cũng như việc gìn giữ, phát triển và quảng bá nghệ thuật ca trù của địa phương khá thấp. Chủ yếu chỉ những người thuộc lớp trung tuổi trở lên (trên 40 tuổi) tỏ ra quan tâm đến ca trù, cũng như việc giữ gìn và phát triển lĩnh vực nghệ thuật truyền thống này tại địa phương.

Khá nhiều các hoạt động liên quan đến sinh hoạt, biểu diễn, tuyên truyền và quảng bá nghệ thuật ca trù được địa phương tổ chức. Tuy nhiên, sự hưởng ứng và tham gia của người dân trong các hoạt động này còn khá hạn chế. Chủ yếu chỉ những người trung tuổi tham gia; giới trẻ hầu như không mấy mặn mòi với Ca Trù. Theo khảo sát của tác giả ngày 24 tháng 3 âm lịch vừa qua về Đông Môn với mong muốn tìm được không khí lễ hội với đầy đủ các thành phần xã hội là các nam thanh nữ tú, là “nam, phụ, lão, ấu”...nhưng hầu như không có. Ngoài một số người tham gia đoàn tế lễ, rất khó tìm được người trẻ tuổi đi xem hát Ca Trù. Bên cạnh đó các nghệ nhân ca trù tại làng Đông Môn ngày một già yếu. Hát ca trù ở Đông Môn còn gặp nhiều khó khăn bới những nghệ nhân đều đã ở độ tuổi 80 và cũng chỉ đủ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, lớp diễn viên trẻ đào tạo chưa được bao nhiêu và trình độ còn rất hạn chế. Ca trù còn được giữ gìn và hoạt động đến ngày nay chỉ bởi

gắng và nỗ lực của các cá nhân và tổ chức yêu ca trù thì ca trù Đông Môn đang dần được phục hồi. Tuy là không thể như xưa nhưng ca trù vẫn được quan tâm bảo tồn và chưa bị biến mất trong đời sống.

Có một số dự án của các tổ chức trong và ngoài nước đã và sẽ được thực hiện nhằm khôi phục và phát triển Ca Trù. Song để Đông Môn trở thành trung tâm ca quán tưng bừng như ngày nào cần phải có sự đồng tâm hiệp lực của các cấp chính quyền và người dân địa phương. Để có thể được hưởng các quyền lợi của các dự án, Ca Trù Đông Môn cần được quan tâm hơn nữa.

Trong các ngày giỗ tổ nghề ca trù (23/3) và ngày lễ hội ca trù (23/9), tiếng hát tiếng đàn của các Ca nương, kép đàn vẫn được vang lên hàng năm.

Ngoài ra, ca trù Đông Môn còn được đem đi biểu diễn tại nhiều nơi như giao lưu với các câu lạc bộ, tham gia các cuộc công diễn, liên hoan...Tuy nhiên, bao nhiêu hoạt động đó dường như vẫn là chưa đủ để phục dựng lại diện mạo của Ca trù nơi đây, nơi ngày xưa đã từng là giáo phường của cả khu vực xứ Đông, nơi mà mọi thế hệ thành viên của các gia đình trong làng đều coi Ca trù như một nghề nghiệp truyền thống của cha ông. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải cấp thiết khôi phục và bảo tồn ca trù Đông Môn nhưng không phải chỉ do một vài cá nhân mà phải được sự chung vai gánh vác của toàn xã hội. Làm sao để ngày lễ tổ nghề Đông Môn sẽ vượt khỏi lễ hội làng, trở thành nơi đến của tua du lịch đồng quê thu hút được khách thập phương.

2. Khuyến nghị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục ý thức cộng đồng về gìn giữ và phát triển nghệ thuật ca trù truyền thống của làng Đông Môn, xã Hòa Bình, Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng như sau.

Trước hết, việc nâng cao hiểu biết của người dân làng Đông Môn, đặc biệt là những người trẻ, về ca trù và truyền thống ca trù của địa phương phải được đặc biệt lưu tâm. Không thể gìn giữ ca trù khi bản thân những người dân không thực sự hiểu, không thấy được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật ca trù;

cũng như không biết gì về truyền thống ca trù của địa phương mình. Để làm được điều này, tác giả rất mong được sự quan tâm hơn nữa của Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa & Thể thao Hải Phòng, các phòng ban chức năng, của lãnh đạo UBND huyện, Phòng VHTT – TT huyện chỉ đạo nỗ lực phục dựng và truyền dạy nghệ thuật ca trù cho lớp trẻ hiện nay, đầu tư kinh phí cho các hoạt động sinh hoạt biểu diễn ca trù; tích cực đưa ca trù vào tất cả các trường học trên địa bàn xã Hòa Bình, Thủy Nguyên – Hải Phòng.

Đồng thời có chính sách ưu đãi khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề, mở lớp dạy nghệ thuật ca trù.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người dân về ca trù, công tác truyền thông và các hoạt động liên quan đến biểu diễn và sinh hoạt ca trù tại địa phương cũng cần được coi trọng để thu hút sự quan tâm của người dân, cũng như tạo cơ hội để người dân tham gia. Qua tìm hiểu thực tế, tác gia nhận thấy, CLB Ca trù Hải Phòng duy trì tốt canh hát định kỳ cuối tháng tại đình Kênh, phủ từ Đông Môn mở rộng diện giao lưu, quảng bá nghệ thuật hát ca trù, truyền dạy ca trù cho một số CLB văn nghệ cơ sở…

Cùng với sinh hoạt CLB ca trù tại địa phương, Sở Văn hóa &Thể thao thành phố Hải Phòng tạo điều kiện để ca trù có thêm đất diễn. Đặc biệt mỗi năm, những cuộc liên hoan nghệ thuật ca trù tại làng Đông Môn cần được tổ chức. Đây chính là môi trường để các giáo phường, các ca nương có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Các nghệ nhân trong câu lạc bộ ca trù Đông Môn cần tổ chức sinh hoạt biểu diễn ca trù theo tính quy mô hơn, kết hợp với tổ chức các phần thi có giải thưởng cho giới trẻ trong làng am hiểu về nghệ thuật hát ca trù hay các nhạc cụ biểu diễn trong ca trù.

Liên quan đến truyền thông để cuốn hút sự quan tâm của người dân đối với ca trù, khuyến nghị Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Hải Phòng, Đài PTTH Hải Phòng, Báo văn nghệ, Hội văn nghệ dân gian thành phố đến tìm hiểu và đưa tin giới thiệu, tuyên truyền trên các hệ thống thông tin đại chúng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công trình nghiên cứu Ca trù Đông môn – Sở Văn hóa Thông tin Hải Phòng.

2. Nguyễn Xuân Diện (2000), Góp phần tìm hiểu lịch sử ca trù, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Phạm Đình Hổ, Xuân Lan, Phạm Văn Duyệt (2003), Ca trù nhìn từ nhiều phía, NXB Văn hóa Thông tin.

4. Phạm Thị Hội (2012), Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Việt Nam học Ngành Văn hóa du lịch, Đại học Văn Hóa.

5. Trần Văn Khê (2000), Trần Văn Khê và âm nhạc dân tộc, NXB Trẻ.

6. Phạm Khương, Ngô Đăng Lợi và Lê Thế Loan (2001), Văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng, NXB Hải Phòng.

7 Ngô Linh Ngọc và Ngô Văn Phú (1987), Tuyển tập thơ Ca trù, NXB Văn học, Hà Nội.

8. Trần Đình Ngôn (2002), Sân khấu Hải Phòng, Công trình nghiên cứu khoa học, NXB Bản đồ, Hải Phòng.

9. Giang Thu và Vũ Thiện Loan (200), Tìm hiểu ca trù Hải Phòng, NXB Bản đồ, Hải phòng.

10. Nguyễn Thị Thu Trang (2007), Tìm hiểu Nhã Nhạc cung đình Huế và việc khai thác phát triển du lịch, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Việt Nam học Ngành Văn hóa du lịch, Đại học Dân lập Hải Phòng.

11. Nguyễn Quảng Tuân (2003), Ca trù - thú xưa tao nhã, NXB Văn học, Hà Nội.

12.Website: http:// Ca trù – Wikipedia tiếng Việt.htm.

13. Website: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Ditim-ve-dep-ca- tru-Phan-4/9/1128/ .

14. Website: http://www.catruthanglong.com/p289-ca-tru-duoccong-nhan-la- di-san-the-gioi.html.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức gìn giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống ca trù cho người dân làng đông môn, huyện thuỷ nguyên, thành phố hải phòng (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)