Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các chỉ số nghiên cứu
Mỗi bệnh nhân được làm một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
2.3.1. Các chỉ số dịch tễ
Tuổi (năm): Tuổi bệnh nhân được tính đến ngày vào viện.
Chia thành các nhóm:
0 – 39 (tuổi) 40-59 (tuổi) ≥ 60 tuổi Giới:
Nam Nữ
2.3.2. Các chỉ số lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng: Hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác hẫng hụt, hoa mắt chóng mặt, thoáng ngất, ngất, đau ngực, khó thở.
2.3.3. Cận lâm sàng 2.3.3.1. Điện tâm đồ
- Tiêu chuẩn chẩn đoán NTTT:
- Phức bộ QRS đến sớm so với nhịp xoang cơ bản, hình dạng bất thường.
- Phức bộ QRS dãn rộng > 120ms
- Phần lớn khoảng ghép cố định, trên cùng một chuyển đạo các nhịp NTTT sai biệt không quá 0.08 s. Thường có nghỉ bù sau NTTT
- Đoạn ST-T biến đổi, sóng T đảo ngược so với QRS - Các biến nghiên cứu:
+ Thời gian phức bộ QRS(ms).
+ Khoảng ghép (ms).
+ Trục QRS.
+ Vị trí ổ NTTT.
+ Sóng P dẫn truyền ngược 2.3.3.2. Holter điện tâm đồ 24 giờ
Tất cả các bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu đều được ghi Holter ĐT Đ. Các thông số phân tích bao gồm:
- Nhịp tim cơ bản (nhịp xoang hay không phải nhịp xoang) - Tần số tim cao nhất, thấp nhất, trung bình.
- Gánh nặng rối loạn nhịp thất: số rối loạn nhịp thất và tỉ lệ % so với tổng số nhịp tim trong ngày.
+ NTTT số lượng nhiều khi có > 10.000 NTTT/ 24 giờ [44].
- Đặc điểm của rối loạn nhịp thất: NTTT riêng rẽ, NTTT xen kẽ, NTTT nhịp ba, NTTT nhịp đôi, NTTT chum đôi, cơn TNT không bền bỉ, TNT bền bỉ.
- Tần suất xuất hiện rối loạn nhịp thất theo thời gian.
2.3.3.3. Siêu âm tim
* Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu
Máy siêu âm Doppler màu nhãn hiệu Aloka Prosound F75 premier sản xuất tại Nhật bản với các đầu dò 5 MHz, 2,5 MHz.
Hình 2.1. Máy siêu âm Doppler màu nhãn hiệu Aloka Prosound F75 premier
* Cách thức tiến hành
Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm nghiêng trái với mặt giường hoặc nằm hơi nghiêng về bên trái hoặc nằm ngửa.
Người thăm dò siêu âm tim: ngồi bên phải bệnh nhân, tay phải cầm đầu dò, tay trái điều chỉnh các nút của máy siêu âm.
Chúng tôi thăm dò siêu âm tim bằng các phương pháp: siêu âm tim hai bình diện (2D), một bình diện (M- mode) và Doppler (xung, liên tục, màu).
Tất cả các kết quả đều được chụp ảnh và lưu lại.
* Các thông số siêu âm dùng cho nghiên cứu - Kích thước buồng tim trái:
+ Đường kính thất trái cuối kỳ tâm trương (Dd): được đo ở khởi đầu phức bộ QRS, từ bờ dưới vách liên thất tới bờ trên thành sau thất trái.
+ Đường kính thất trái cuối kỳ tâm thu (Ds): đo từ đỉnh vận động ra sau của vách liên thất tới bờ trên thành sau thất trái.
- Chức năng buồng tim trái:
+ Chỉ số co ngắn sợi cơ (%D):
Mô tả chức năng tâm thu cơ bản của tim, khi không có bất thường vận động vùng, nó có thể đại diện cho chức năng toàn bộ thất trái. Được tính theo công thức sau:
% D = (Dd – Ds)×100%/Dd.
Trong đó Dd là đường kính thất trái cuối thì tâm trương; Ds là đường kính thất trái cuối thì tâm thu.
Chỉ số thể tích thất trái cuối tâm trương (LVEDVI) theo công thức của Teichholz:
LVEDVI (ml/m2) = (7* Dd3)/ (2,4 + Dd)*BSA - Dãn thất trái nếu LVEDVI > 75 ml/m2 [23].
Khi% D dưới 25% là đánh giá biểu hiện suy chức năng tâm thu thất trái.
+ Phân xuất tống máu (EF):
Đánh giá phần trăm lượng máu được bơm ra khỏi thất trái so với lượng máu có trong thất trái trước đó. Chỉ số này được tính như sau:
EF% = (Vd – Vs)×100%/EDV
Theo số liệu của viện tim mạch Việt Nam, EF% bình thường của người Việt Nam là 63±7%. Khi EF dưới 50% là có giảm chức năng tâm thu thất trái.
- Vận động vách liên thất, thành sau thất trái:
- Đánh giá tình trạng van:
+ Hở van 2 lá: Siêu âm Doppler màu có hình ảnh dòng màu phụt ngược về nhĩ trái trong thì tâm thu.
+ Hở van động mạch chủ: quan sát dòng máu phụt ngược có màu đỏ da cam từ ĐMC vào thất trái.
- Đánh giá bệnh tim nền của bệnh nhân:
+ Có bệnh tim bẩm sinh hay không, bệnh gì (Ebstein, Thông liên nhĩ…).
+ Bệnh tim mắc phải: tổn thương van tim sau thấp tim.
+ Bệnh cơ tim: bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại…
- Các thông số đánh giá chức năng tâm trương thất trái
1. E: vận tốc đổ đầy thất trái đầu tâm trương qua van hai lá;
2. A: vận tốc đổ đầy thất trái do nhĩ thu qua van hai lá;
3. DT(Deceleration Time): thời gian giảm tốc dòng đổ đầy thất trái đầu tâm trương;
4. IVRT(Isovolumetric Relaxation Time): thời gian giãn đồng thể tích;
5. IVCT(Isovolumetric Contraction Time): thời gian co đồng thể tích;
6. Sm: vận tốc chuyển động của cơ tim trong thời kỳ tâm thu trên siêu âm - Doppler mô tim;
7. Em: vận tốc chuyển động của cơ tim trong thời kỳ đầu tâm trương trên siêu âm - Doppler mô tim;
8. Am: vận tốc chuyển động của cơ tim trong thời kỳ cuối tâm trương trên siêu âm - Doppler mô tim;
- Theo tiêu chuẩn của hội tim mạch châu Âu [47], suy chức năng tâm trương thất trái khi:
+ Tuổi < 50: E/A < 1 và DT > 220 ms + Tuổi ≥ 50: E/A < 0,5 và DT > 280 ms
- Tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ rối loạn CNTTr theo Nishimura năm 2003 [38].
Bình thường RLCNTTr Mức độ nhẹ
RLCNTTr Mức độ vừa
RLCNTTr Mức độ nặng
Dòng VHL 0.75<E/A<1.5 E/A≤0.75 0.75<E/A<1.5 E/A>1.5 DT>140 DT<140 DT>140 DT<140 Doppler mô qua
vận động VHL E/Em < 10 E/Em < 10 E/Em ≥ 10 E/Em ≥ 10 Xét nghiệm máu:
- HbA1c, glucose máu - Creatinine, Ure máu - GOT, GPT
- Cholesterol toàn phần, TG, HDL-Chol, LDL-Chol
- NT-ProBNP, Troponin T
Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện tại khoa Sinh Hóa bệnh viện Bạch Mai. Các xét nghiệm máu được thực hiện theo quy trình chuẩn trên hệ thống máy xét nghiệm hiện đại, tiên tiến: Cobas 8000 (Hitachi, Roche) của khoa Hóa Sinh.