3.1. Sự cần thiết hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ dựa trên Quản trị rủi ro doanh nghiệp tại Xí nghiệp may Kon Tum
3.1.1. Cơ hội và thách thức
Mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, bất ổn và các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, khối Eurozones và Trung Quốc đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại, mặt khác ở trong nước thì nền kinh tế VN cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn của kinh tế thế giới, thế nhƣng trong 9 tháng đầu năm 2012, các giải pháp vĩ mô đều đã phát huy hiệu quả, kinh tế có chuyển biến tích cực. Khả quan nhất là trong bối cảnh đó, các thị trường nhập khẩu chính sản phẩm Dệt May của Việt Nam đều có tăng trưởng và không hề thụt lùi.
Thống kê các thị trường nhập khẩu dệt may chính của Hoa Kỳ thì Việt Nam vẫn nằm trong top 3 xuất khẩu dệt may, chỉ sau thế giới và Trung Quốc với kết quả ƣớc 8 tháng đầu năm 2012 đạt 4,97 tỷ USD, thay đổi 4,85% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường nhập khẩu Dệt May chính tại Nhật Bản, Việt Nam đứng thứ 4 với 1.068 triệu USD đã xuất trong 7 tháng đầu năm 2012, tăng gần 200 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam cũng tiếp tục có mặt trong top 4 thị trường nhập khẩu Dệt May chính tại Hàn Quốc với 895 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2012, nhích tăng 6 triệu USD so với cùng kỳ của 2011.
Như vậy, Việt Nam chỉ không có mặt trong top 5 các thị trường đứng đầu nhập khẩu Dệt May vào EU và chƣa sánh đƣợc với Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỹ hay Ấn Độ. Trong trường hợp Việt Nam “đánh” được vào thị trường khó tính này và nắm giữ thị phần lớn, đây vẫn sẽ là một thị trường rất tiềm năng cho ngành Dệt May của Việt Nam.
Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nguồn lao động dồi dào và người công nhân cần cù, có tay nghề cao. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn trong ngành dệt may của Việt Nam là sự thụ động quá lớn và nguồn nguyên liệu mà chủ yếu là phải nhập khẩu.
Thị trường nội địa cũng được coi là một thị trường lớn với dân số hơn 80 triệu người, sức tiêu dùng ngày càng được cải thiện do thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng tăng. Cùng với những con số tăng trưởng ấn tượng, các doanh nghiệp may mặc đang dần từng bước xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhiều nhà nhập khẩu và các tập đoàn tiêu thụ sản phẩm may mặc lớn trên thế giới. Trong mắt các đối tác kinh doanh, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đƣợc đánh giá có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tương đối tốt. Hơn nữa Việt Nam được coi là đất nước có sự ổn định về chính trị và an toàn xã hội, là những điểm nhấn có sức hấp dẫn lớn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào dệt và may.
Nhận thức đƣợc vai trò của Ngành Dệt May đối với công cuộc xây dựng đất nước, Chính phủ Việt Nam đã và đang có nhiều cố gắng trong cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành phát triển.
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại cho ngành Dệt May Việt Nam những cơ hội rất lớn về thị trường, về đầu tư, và trên khía cạnh hội nhập quốc tế về chính sách, pháp luật và đàm phán. Về thị trường, từ năm 2005, ngành Dệt May Việt Nam đã đƣợc EU và Canada xóa bỏ chế độ hạn ngạch, song vẫn phải chịu hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ. Với việc gia nhập WTO năm 2007, ngành Dệt May Việt Nam đã được dỡ bỏ hạn ngạch và hưởng thuế MFN vĩnh viễn vào thị trường Hoa Kỳ, bước vào giai đoạn phát triển mới với khả năng tiếp cận thị trường dệt may thế giới bình đẳng với các quốc gia xuất khẩu khác.Song song với cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu nêu trên, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng theo đó đổ vào Việt Nam. FDI vào ngành dệt may Việt Nam riêng trong năm 2007 đã đạt 148
dự án với tổng số vốn đăng ký 689 triệu USD, nhiều hơn số dự án và số vốn đăng ký của bất kỳ năm nào khác. Từ năm 2007-2012, FDI vào ngành dệt may đạt 485 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD. Việc gia nhập WTO cũng là nền tảng để Việt Nam chủ động tham gia hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, tích cực đàm phán, ký kết hàng loạt các FTA quan trọng mà trong đó dệt may là một ƣu tiên cốt lõi của Việt Nam: có thể kể đến FTA ASEAN – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Nhật Bản…và hiện nay đang đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như khởi động đàm phán FTA Việt Nam – EU và FTA Việt Nam – Liên bang Nga.
Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về mặt hàng xuất khẩu nếu gia nhập tổ chức SAFSA - một tổ chức tạo nên mối liên kết khách hàng ngay từ khâu đầu tiên. Nếu trở thành thành viên của SAFSA thì chúng ta sẽ đƣợc tổ chức này tháo gỡ khó khăn từ khâu mua nguyên phụ liệu đến khi may, thành phẩm, bán hàng và ổn định nguồn nguyên phụ liệu đầu vào và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ chiếm 55% thị phần. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự liên kết giữa các khâu nhuộm, dệt, thiết kế, may và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là khâu thiết kế, chúng ta sẽ tự thiết kế chứ không làm theo yêu cầu thiết kế của nước ngoài, điều đó có nghĩa là hạn chế các đơn hàng gia công, đem lại giá trị lợi nhuận thấp, trong khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể làm đƣợc nhiều hơn thế. Tuy nhiên, chi phí cho việc trở thành một thành viên của SAFSA khá cao, khoảng 6.000 USD/năm (phí hội viên). Ngoài ra, còn có những khoản khác nhƣ: đánh giá chất lƣợng sản phẩm (1.750 USD); qui tắc ứng xử phải đóng góp vào SAFSA (1.500 USD)... “Vì thế các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, tính toán giữa lợi nhuận mang về và chi phí khi là thành viên của SAFSA” - bà Oanh - Tổng Công ty May 10 nhận định.
Thách thức
Bên cạnh cơ hội là thách thức: Khi gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam chịu áp lực rất lớn về việc tuân thủ các quy định và cam kết quốc tế: (1) tuy đƣợc dỡ
bỏ hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ song Việt Nam lại phải chịu Cơ chế giám sát dệt may của Hoa Kỳ và nguy cơ phía Hoa Kỳ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá; (2) theo cam kết WTO, Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực Quyết định 55/2001/QĐ-Ttg về một số cơ chế hỗ trợ ngành dệt may; (3) các Hiệp định và quy định của WTO nói chung còn rất phức tạp với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam;
các doanh nghiệp còn chịu áp lực của nhiều hàng rào kỹ thuật: CSR, SA 8000, Okotex, xử lý rác thải Reach, TBT, v.v…
Đồng thời, độ mở của nền kinh tế sau khi gia nhập WTO cũng khiến ngành dệt may Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới, đơn hàng và giá cả giảm mạnh. Giá cả nguyên phụ liệu, mức lương tối thiểu, giá cả sinh hoạt tăng cao tạo sức ép cho doanh nghiệp tăng chi phí sản xuất; các lợi thế về lao động không còn là ƣu thế nổi trội của dệt may Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt. Áp lực cạnh tranh đã đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu trên cả thị trường quốc tế và thị trường trong nước khi bộc lộ một loạt điểm yếu về khâu dệt-nhuộm-hoàn tất, ngành công nghiệp phụ trợ, năng lực thiết kế, đào tạo nguồn nhân lực, và khả năng nắm bắt và đáp ứng các quy định quốc tế trong WTO và các FTA, đặc biệt là quy tắc xuất xứ hàng dệt may.
Ngành May Việt Nam không có lợi thế về nguồn cung ứng nguyên vật liệu và phải lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài do Ngành Dệt và các Ngành Công nghiệp Phụ trợ khác cho sản xuất may chƣa phát triển. Năng lực của Ngành Dệt Việt Nam còn quá yếu, mẫu mã đơn điệu, chất lƣợng sản phẩm dệt không cao. Hàng năm giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất may mặc vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể (khoảng 70%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu, vì vậy đặc thù cơ bản của Ngành May Việt Nam là “gia công- bán sức lao động”. Hơn nữa chi phí nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng, tạo nên sức ép về chi phí cho các doanh nghiệp may khi giá thuê gia công sản phẩm trong mười năm trở lại đây tăng không đáng kể.
Lợi thế về nguồn cung lao động dồi dào với chi phí nhân công rẻ dần dần đang mất đi: toàn ngành đang đối mặt với khó khăn lớn nhất là không đủ nhân lực
về số lƣợng và chất lƣợng phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Mức sống bình quân của người dân toàn quốc được cải thiện, trong khi đó, mức thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp may Việt Nam có tăng nhưng không đáng kể cùng các nguyên nhân khác khiến lao động không còn thiết tha gắn bó với nghề.
Thiếu lao động và tỷ lệ lao động nghỉ việc, bỏ việc đang là thách thức lớn nhất đặt ra đối với doanh nghiệp may Việt Nam.
Năng suất lao động trong các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay tương đối thấp, chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước trong khối ASEAN.
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao (nhƣ thiết kế mẫu mã sản phẩm, cắt, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm …) và có năng lực quản lý còn thiếu rất nhiều do chƣa đƣợc quan tâm đào tạo. Hiện nay, bên cạnh các chi phí trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp may mặc còn phải đầu tƣ cả các chi phí đào tạo nhân lực để đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất.
Các doanh nghiệp may Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Hạn chế về nhân lực tài chính là nguyên nhân cơ bản khiến doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc các yêu cầu trong sản xuất từ các đối tác nhập khẩu trực tiếp, các tập đoàn tiêu thụ sản phẩm may lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp may phần lớn có quá ít thông tin về thị trường để tìm kiếm đối tác, hoặc tiếp cận đến các xu hướng thời trang trên thế giới, chủ động trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, … Mặc dù hiệu quả sản xuất thấp nhƣng những doanh nghiệp này vẫn phải tốn kém một lƣợng chi phí trung gian đáng kể thông qua các văn phòng đại diện của nhà nhập khẩu nước ngoài mới có thể ký đƣợc các hợp đồng sản xuất gia công xuất khẩu.