Xí nghiệp thực hiện việc cải tiến liên tục tính hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lƣợng thông qua việc sử dụng chính sách chất lƣợng, mục tiêu chất lƣợng, kết quả của các cuộc đánh giá, phân tích dữ liệu, hành động khắc phục và phòng ngừa, các cuộc họp xem xét của lãnh đạo.
Hành động khắc phục:
- Đại diện lãnh đạo về chất lượng và các trưởng phòng ban, xí nghiệp chịu trách nhiệm triển khai, theo dõi các hành động khắc phục. Tất cả các cá nhân, bộ phận trong hệ thống chất lƣợng có trách nhiệm thực hiện các hành động nhằm loại bỏ các nguyên nhân của không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn. Các hành động khắc phục phải tương đồng với các tác động của sự không phù hợp gặp phải.
- Công ty thiết lập thủ tục dạng văn bản quy định:
Xem xét sự không phù hợp
Xác định nguyên nhân sự không phù hợp
Việc đánh giá cần có các hành động để đảm bảo rằng sự không phù hợp không tái diễn
Việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết.
Lưu trữ hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện.
Hành động phòng ngừa
- Đại diện lãnh đạo về chất lượng, trưởng các phòng ban xí nghiệp và toàn bộ công nhân viên trong công ty có trách nhiệm xác định, thu nhập các thông tin có thể dẫn tới sự không phù hợp và thực hiện các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của nó để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các hành động phòng ngừa tiến hành được xem xét sao cho tương ứng với các tác động của các vấn đề tiềm ẩn.
- Công ty ban hành thủ tục dạng văn bản quy định cách thức kiểm soát các hành động phòng ngừa. Bao gồm:
Xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và nguyên nhân của chúng
Đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để phòng ngừa việc xuất hiện sự không phù hợp
Xác định và thực hiện các hành động cần thiết
Xem xét tính hiệu quả của các hành động phòng ngừa đƣợc thực hiện
Lưu trữ các hồ sơ về các kết quả của việc thực hiện.
- Trang bị cho nhà quản lý doanh nghiệp kiến thức chuyên sâu về quản lý và kiểm soát nội bộ theo từng giai đoạn thực tế của doanh nghiệp.
- Tổ chức các buổi huấn luyện, hội thảo hoặc khuyến khích toàn thể nhân viên tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao kiến thức kiểm soát nội bộ ở doanh nghiệp để nhân viên ở các bộ phận nhận thức đúng đắn về vấn đề kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để nhân viên thực hành những kiến thức đã học về kiểm soát nội bộ áp dụng vào công việc thực tế.
- Đề ra chính sách khen thưởng kịp thời cho các thành viên đề xuất các biện pháp kiểm soát nội bộ đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Tạo thói quen sử dụng dịch vụ bảo hiểm cho các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại sau những tổn thất bất ngờ mà còn tạo thói quen kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế.
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Xuất phát từ quan điểm, định hướng phát triển ngành Dệt may, cùng với việc nhận diện và phân tích các cơ hội, thách thức đối với Ngành cho thấy rằng việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và Xí nghiệp may Kon Tum là hoàn toàn cần thiết.
Ở chương 3, dựa trên cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp, cùng với kết quả thực trạng tại Xí nghiệp may Kon Tum, luận văn đã đƣa ra các quan điểm và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở quản trị rủi ro tại Xí nghiệp may Kon Tum, trong đó nêu lên các nội dung cần đƣợc thực hiện và hoàn thiện ở mỗi yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ, các mục tiêu mà kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro hướng đến, các quy trình, thủ tục để thực hiện hoạt động kiểm soát nội bộ.
Để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp, Luận văn cũng đƣa ra các kiến nghị đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Xí nghiệp may Kon Tum nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp trong quá trình hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
KẾT LUẬN
Trừ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp đã có và đang xây dựng hệ thống chứng chỉ ISO, TQM... Phần lớn các doanh nghiệp trong đó có Xí nghiệp may Kon Tum chƣa hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích cũng nhƣ cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra, kiểm soát thường chồng chéo, phiến điện, tập trung vào các chỉ số kinh tế - tài chính và kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách nhiệm chứ ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính. Trong khi sự cạnh tranh gay gắt trong các doanh nghiệp ngày càng cao, môi trường kinh doanh luôn thay đổi và có nhiều thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén, thay đổi phương thức kinh doanh, đường lối quản lý, cách thức kiểm tra kiểm soát để có thể tồn tại và phát triển. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc xem là biện pháp giúp doanh nghiệp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý. Tiếp cận quan điểm mới về rủi ro và quản lý rủi ro giúp đơn vị nhìn nhận đầy đủ hơn các rủi ro liên quan đến doanh nghiệp, từ đó xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp để quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các rủi ro liên quan. Qua đó, doanh nghiệp có thể ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót và rủi ro, khuyến khích hiệu quả hoạt động đồng thời giám sát việc tuân thủ các chính sách và quy trình của công ty, từ đó giúp việc quản trị doanh nghiệp thêm thuận lợi.
Dựa trên cơ sở lý luận cơ bản cùng với việc phân tích thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở quản trị rủi ro doanh nghiệp dựa tại Xí nghiệp may Kon Tum, luận văn đã phân tích những đặc điểm cơ bản của ngành may nói chung và Xí nghiệp may Kon Tum nói riêng, rút ra các ƣu nhƣợc điểm đang hiện hữu trong các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ tại Xí nghiệp nhƣ những bất cập về chính sách nhân sự, cơ cấu tổ chức, các hạn chế đối với các thủ tục kiểm soát nhƣ mua hàng, quản lý chi phí, thanh toán,… Từ đó tìm hiểu nguyên nhân của những
hạn chế trên và đưa ra những giải pháp mang tính hệ thống, phù hợp với định hướng chiến lược, xu hướng phát triển của ngành dệt may trong giai đoạn sắp tới nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tại doanh nghiệp.
Hoàn thiện và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ là nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp, tuy nhiên cũng cần sự hỗ trợ từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là sự tác động của Nhà nước, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Tập đoàn dệt may Việt Nam và công ty mẹ Tổng Công ty may Nhà Bè. Qua các đề xuất trên, tác giả hy vọng rằng Nhà nước, Hiệp hội và Tổng công ty sẽ có những cơ sở cần thiết để đánh giá rủi ro liên quan và có những tác động cần thiết để hệ thống kiểm soát nội bộ tại Xí nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song Luận văn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong những ý kiến đóng góp của Hội đồng, các Thầy, Cô để Luận văn hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếngViệt
1. Kiểm toán, Nhà xuất bản Thống kê - Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2005)
2. Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông - Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2010)
3. Trần Thị Giang Tân, Kiểm soát nội bộ, Bài giảng môn Kiểm Toán (hệ cao học), Trường Đại Học Kinh Tế, Hồ Chí Minh.
4. Vũ Hữu Đức, Kiểm soát nội bộ, Bài giảng môn Kiểm Toán (hệ cao học), Trường Đại Học Kinh Tế, Hồ Chí Minh.
5. Trần Công Chính (2007), Phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở quản trị rủi ro doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế, Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Ngọc Hương (2010), Thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm soát nội bộ cho các công ty dệt may địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế, Hồ Chí Minh.
7. Trần Thụy Thanh Thƣ (2009), Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp dịch vụ tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế, Hồ Chí Minh.
8. Bảng cáo bạch Công ty may Nhà Bè
9. Bộ Tài Chính, Quy chế kiểm toán nội bộ, ban hành theo Quyết định số 832/TC-QĐ-CĐKT, ngày 28 tháng 10 năm 1997 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
10. Cân bằng giữa kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp http://www.misa.com.vn/tabid/91/newsid/4240/Can-bang-giua-kiem-soat-noi-bo-va- hieu-qua-hoat-dong-cua-doanh-nghiep.aspx
11. Phạm Anh Tuấn - Tạp chí Nhà quản lý(18/08/2008), Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức,
http://www.quantri.com.vn/index.php/Chien-luoc/xay-dng-h-thng-kim-soat-ni-b- trong-mt-t-chc.html
12. Vài quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ,
http://www.webketoan.vn/forum/showthread.php?t=52762 13. Vai trò của Ban Kiểm soát cần đƣợc coi trọng,
http://www.baomoi.com/Home/ChungKhoan/www.tinnhanhchungkhoan.com.vn /VAFI- Vai-tro-cua-Ban-kiem-soat-can-duoc-coi-trong/2348525.epi
14.Đánh giá chất lƣợng hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp,
http://www.webketoan.com/index.php?rnav=right2&lnav=left1&mn=newsdetail&ty pe=36&newsid=257
15. Mở lối ngành dệt may Việt Nam
http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/goc-chuyen-gia/2012/08/mo-loi-cho-nganh-det- may-viet-nam-18872/
16. Ngành dệt may Việt Nam: Phía trước là cơ hội
http://www.vietnamscout.com/textile/index.php?option=com_content&view=article
&id=212:nganh-dt-may-vit-nam-phia-trc-la-c-hi&catid=37:textile-and-garment Tài liệu tiếng Anh
1. Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commision (COSO) (1992), . http://www.coso.org/
2. COSO (2004), Enterprise Risk Management – Integrated framework – Framwork, Including Executive Summary. http://www.coso.org/