CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BẢN NHẠC THIẾU NHI ĐÃ
2.7. Kết quả khảo sát
Kết quả điều tra thực trạng việc thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi để tạo hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Chúng tôi tiến hành điều tra 56 GVMN ở 2 trường: Trường mầm non Đống Đa và Trường mầm non Họa Mi. Sau đây là một số thông tin về về GV được khảo sát:
Trình độ chuyên môn của GV:
Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non
Trình độ Đại học Cao đẳng Trung cấp
Số lượng
( n = 56) 25 15 16
Tỉ lệ (%) 44,64% 26,79% 28,57%
Thâm niên công tác trong ngành:
Bảng 2.2:Thâm niên công tác trong ngành của giáo viên mầm non Thâm niên Dưới 5 năm 5-10 năm 10-15 năm Trên 15 năm
Số lượng
( n=56) 20 21 4 11
Tỉ lệ (%) 35,72% 37,50%
7,14% 19,64%
Số năm dạy trẻ 5-6 tuổi:
Bảng 2.3: Số năm dạy trẻ 5-6 tuổi của giáo viên mầm non
Số năm Dưới 5 năm 5-10 năm 10-15 năm Trên 15 năm Số lượng
( n=56) 44 7 1 4
Tỉ lệ (%) 78,57% 12,50% 1,79% 7,14%
Kết quả điều tra cụ thể như sau:
- Nhận thức của GVMN về vai trò quan trọng khi tạo được hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ.
Bảng 2.4: Ý kiến của GV về vai trò quan trọng khi tạo được hứng thú VĐTN đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non
STT Ý kiến Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Rất quan trọng 35 62,50
2 Quan trọng 21 37,50
3 Ít quan trọng 0 0
4 Hoàn toàn không quan trọng 0 0
Hầu hết GV đều thừa nhận việc tạo hứng thú VĐTN đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên các hoạt động tại trường mầm non là rất quan trọng.
62,50% ý kiến cho rằng rất quan trọng còn lại 37,50% cho là quan trọng.
Đặc biệt không có ý kiến nào phủ nhận sự quan trọng khi tạo được hứng thú VĐTN đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non. Như vậy, GV đã
nhận thức đúng vai trò của hứng thú VĐTN đối với trẻ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong thực tế GV làm cách nào để tạo được hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non?
- Nhận thức của GVMN về nhiệm vụ của việc tạo hứng thú VĐTN khi thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên các hoạt động tại trường mầm non.
Bảng 2.5: Ý kiến của GV về nhiệm vụ của việc tạo hứng thú VĐTN khi thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại
trường mầm non
STT Nhiệm vụ Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Hình thành các kĩ năng VĐTN nhằm phát triển thể chất
8 14,29
2 Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc 14 25 3 Hình thành hứng thú vận động theo
nhạc cho trẻ
7 12,50
4 Tất cả các ý kiến trên 47 83,93
5 Ý kiến khác: 1 1,79
Phần lớn GVMN nhận thức được nhiệm vụ của việc tạo hứng thú VĐTN khi thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được đưa vào các hoạt động tại trường mầm non trong đó bao gồm: hình thành các kĩ năng VĐTN nhằm phát triển thể chất, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, hình thành hứng thú VĐTN cho trẻ, ý kiến này chiếm 83,93%
trong tổng số ý kiến điều tra thực trạng nhận thức của GV. Bên cạnh đó một số ít GVchưa hiểu được đầy đủ nhiệm vụ của việc tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non nên chia ra làm các ý kiến riêng lẻ như: 25% GV cho rằng nhiệm vụ là phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc;
14,29% GV cho rằng hình thành các kĩ năng VĐTN nhằm phát triển thể chất; 12,50% GV cho rằng hình thành hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ;
1,79% bổ sung nhiệm vụ của hoạt động này đó là hình thành kĩ năng ghi
nhớ có chủ đích, phát triển tư duy, sáng tạo. Qua đây ta thấy, trong phần điều tra nhận thức của giáo viên về việc tạo hứng thú VĐTN khi thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi đưa vào các hoạt động tại trường mầm non đã chứa đựng nhiệm vụ quan trọng nhất chính là hình thành hứng thú VĐTN cho trẻ bởi hứng thú sẽ dễ dàng giúp trẻ chiếm lĩnh được mọi thứ như khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển kĩ năng VĐTN. Từ đây ta có thể thấy rằng GVMN đã nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ quan trọng này trong việc duy trì giúp đạt được kết quả cao của hoạt động.
- Thực trạng thể hiện mức độ giáo viên đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non.
Bảng 2.6: Mức độ giáo viên đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non.
STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Thường xuyên 19 33,93
2 Thỉnh thoảng 36 64,29
3 Không bao giờ 1 1,79
Khi nhận thức được nhiệm vụ cần thiết của việc tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hầu hết GV đã tán thành đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non. Có 33,93%
GV thường xuyên đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non. Tuy nhiên chiếm tới 64,29% GV thỉnh thoảng đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non, 1,79% không bao giờ sử dụng các bản nhạc thay đổi nhịp độ. Nguyên nhân khiến GV thỉnh thoảng, hoặc không sử dụng các bản nhạc thiếu nhi thay đổi nhịp độ đó là vì việc tạo ra bản nhạc phối mới phù hợp với hoạt động cần tổ chức gặp khó khăn ví dụ như: GV không có nhiều thời
gian để sưu tầm các bản nhạc, hay làm nhạc bên cạnh đó GV cũng cần lập kế hoạch tổ chức các hoạt động có sử dụng các bản nhạc phối mới một cách phù hợp và việc bố trí thời gian, không gian, địa điểm tổ chức, chuẩn bị các đạo cụ còn gặp nhiều khó khăn; trang thiết bị hỗ trợ chưa đầy đủ; Cũng có một số bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi trên mạng Internet nhưng GV chưa biết tận dụng để tạo hứng thú VĐTN cho trẻ trong các hoạt ở trường mầm non làm hạn chế sự phát triển các kĩ năng cần thiết của trẻ.
- Thực trạng GV có được của các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ để đưa vào các hoạt động tại trường mầm non.
Bảng 2.7: Nguồn của các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ
STT Các nguồn Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Lấy sẵn trên mạng Internet 25 44,64
2 Tự làm, hoặc đi làm các bản nhạc có
nhịp độ khác nhau 31 55,35
3 Ý kiến khác:… 0 0
Thông qua bảng 2.7 chúng ta thấy rằng GV đã biết tự làm, hoặc đi làm các bản nhạc có nhịp độ khác nhau chiếm tới 55,35%. Còn lại 44,64%
GV đã lấy sẵn các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ trên mạng Internet.
Tuy nhiên việc sử dụng các bản nhạc có sẵn trên mạng Internet lại gặp những bất cập đó là các bản nhạc chưa thực sự phù hợp với mục đích sử dụng hoặc sự thay đổi nhịp độ không theo ý muốn khiến hiệu quả của hoạt động không cao. Đây chính là khó khăn của việc sử dụng các bản nhạc thay đổi nhịp độ bị hạn chế. Vậy chúng ta sẽ cùng nhìn nhận xem khi đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non thì mức độ hứng thú của trẻ có cao không để từ đó đưa ra được các kế hoạch phù hợp tạo được hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Mức độ hứng thú vận động theo nhạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non.
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ hứng thú vận động theo nhạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào
các hoạt động tại trường mầm non.
STT Mức độ hứng thú Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Rất hứng thú 34 60,71
2 Hứng thú 22 39,29
3 Ít hứng thú 0 0
4 Không hứng thú 0 0
Khi đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non, GV đã nhận thấy có rất nhiều phản hồi tích cực từ trẻ, nhất là mức độ hứng thú VĐTN của trẻ, có tới 60,71% trẻ rất hứng thú VĐTN, 39,29% trẻ hứng thú, không có trẻ nào cảm thấy ít hứng thú hay không hứng thú với việc sử dụng các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non. Đây chính là những thuân lợi lớn để chúng tôi thực hiện đề tài này. Vì hứng thú nói chung và hứng thú VĐTN nói riêng là cơ sở duy trì tính cực của trẻ trong suốt quá trình hoạt động, giúp trẻ đạt được kết quả cao cũng như các kĩ năng mà trẻ sẽ có được sau khi tham gia hoạt động. Vậy những biểu hiện hứng thú được trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thể hiện khi vận động trên các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ như thế nào?
- Những biểu hiện hứng thú được trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thể hiện khi vận động trên các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ.
Bảng 2.9: Những biểu hiện hứng thú được trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thể hiện khi vận động trên các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ.
STT Các biểu hiện hứng thú của trẻ Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Trẻ tập trung, chú ý vận động theo bản nhạc 27 48,21
mới cùng cô và các bạn
2 Trẻ hào hứng, phấn trấn thể hiện sự thích thú
khi được tham gia hoạt động 27 48,21
3 Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động khi vận động
theo nhạc 26 46,43
4 Trẻ hăng hái thực hiện nhiều lần 19 33,93
5
Đạt kết quả cao trong quá trình vận động theo nhạc (vận động chính xác; các vận động nhanh, chậm đúng theo nhịp độ bản nhạc mới;
biểu hiện xúc cảm vui tươi, nhí nhảnh)
40 71,43
6 Những biểu hiện khác:
……….. 1 1,79
Khi cho trẻ VĐTN trên các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có những biểu hiện rất tích cực thể hiện hứng thú VĐTN của mình. Có 71,43% GV thấy rằng biểu hiện hứng thú VĐTN của trẻ chính là đạt kết quả cao trong quá trình vận động theo nhạc (vận động chính xác; các vận động nhanh, chậm đúng theo nhịp độ bản nhạc mới; biểu hiện xúc cảm vui tươi, nhí nhảnh); 48,21% là trẻ tập trung, chú ý vận động theo bản nhạc mới cùng cô và các bạn cùng bằng tỉ lệ như vậy biểu hiện hứng thú của trẻ chính là hào hứng, phấn chấn thể hiện sự thích thú khi được tham gia hoạt động; các biểu hiện hứng thú khác như: Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động khi vận động theo nhạc chiếm 46,43%; Trẻ hăng hái thực hiện nhiều lần chiếm 33,93%.Có 1(chiếm 1,79%) giáo viên đã tinh tế hơn khi quan sát được sáng tạo của trẻ khi VĐTN. Thông qua những thống kê này chúng ta thấy rằng phần lớn GV đã thấy những phản hồi tích cực khi đưa các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động tại trường mầm non.
Chính vì vậy đề tài này cần được thúc đẩy hơn nữa để góp phần tạo hứng thú VĐTN cũng như các biểu hiện tích cực của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi được vận động trên các bản nhạc thiếu nhi đã được thay đổi nhịp độ.
- Thực trạng việc GV sử dụng các hình thức tổ chức khi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi VĐTN theo các bản nhạc đã thay đổi nhịp độ trên các hoạt động tại trường mầm non.
Bảng 2.10: Ý kiến của GV về việc sử dụng các hình thức tổ chức khi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi VĐTN theo các bản nhạc đã thay đổi nhịp độ
trên các hoạt động tại trường mầm non.
Hình thức tổ chức
Mức độ sử dụng (%) với n = 56 Thường
xuyên
Số lượng ( GV)
Thỉnh thoảng
Số lượng
(GV)
Không bao
giờ
Số lượng
(GV)
Cả lớp 53,57 30 23,21 13 0 0
Theo tổ 46,43 26 26,79 15 0 0
Theo nhóm 46,43 26 26,79 15 0 0
Cá nhân 32,14 18 30,36 17 5,36 3
Trên tiết học 55,36 31 23,21 13 0 0
Mọi lúc,mọi nơi 23,21 13 53,57 30 1,79 1
Trong lớp 46,43 26 33,93 19 0 0
Ngoài trời 0 0 66,07 37 1,79 1
Phối hợp các hình thức; trong mọi tiết học, mọi lúc, mọi nơi; trong lớp, ngoài trời.
42,86 24 37,50 21 0 0
Kết quả cho ta thấy 55,36% GV thường xuyên hướng dẫn trên tiết học, hướng dẫn chung cả lớp chiếm 53,57%, GV cũng thường xuyên hướng dẫn theo tổ, theo nhóm (cùng chiếm 46,43%). GV hướng dẫn trong lớp chiếm tỉ lệ cao 46,43%, còn hình thức mọi lúc mọi nơi chỉ chiếm 23,21%.
GV đã biết phối các hình thức; trong mọi tiết học, mọi lúc, mọi nơi; trong lớp, ngoài trời chiếm 42,86%. Với hình thức ngoài trời GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng chiếm 66,07% có thể do địa điểm ngoài trời có ít diện tích, cũng như quan ngại về việc chuẩn bị trang thiết bị cho hoạt động ngoài trời. Qua kết quả, chúng tôi thấy thực trạng hiện nay, khi GV tổ chức cho trẻ hoạt động VĐTN, thì GV quan tâm đến từng trẻ rất hạn chế, hầu hết GV bó hẹp
không gian tổ chức hoạt động ở trong lớp học nhằm dễ dàng điều khiển trẻ…Tuy có nhiều hoạt động phải tổ chức tại lớp nhưng không có nghĩa GV được gò bó trẻ ở trong lớp học, có nhiều hoạt động sử dụng hoạt động VĐTN có thể tổ chức ngoài trời, điều này sẽ giúp trẻ có cảm giác thoải mái hơn và sẽ kích thích sự hào hứng cũng như hứng thú VĐTN khi tham gia hoạt động.
- Những về những thuận lợi, khó khăn trong việc tạo hứng thú vận động theo nhạc bằng các bản nhạc thiếu nhi thay đổi nhịp độ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non.
Qua phiếu điều tra chúng tôi tiến hành tìm hiểu xem khi sử dụng các bản nhạc thiếu nhi đã thay đổi nhịp độ để tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên các hoạt động tại trường mầm non thường gặp những thuận lợi, khó khăn gì để từ đó đưa ra biện pháp và cách tiến hành TN phù hợp. Tổng hợp ý kiến giáo viên như sau:
+ Thuận lợi:
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, thích VĐTN.
Trẻ được tham gia hoạt động, được hoạt động mọi lức , mọi nơi và có khả năng vận động phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan trong cơ thể nên tiếp thu các VĐTN dễ dàng .
Giáo viên xây dựng được kế hoạch phù hợp, tạo mọi điều kiện để kích thích hứng thú VĐTN của trẻ.
Giáo viên nhiệt tình,tận dụng các bản nhạc đã có để thiết kế các hoạt động VĐTN cho trẻ.
Những điều kiện trên có tác dụng tích cực tới việc sử dụng một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên các hoạt động tại trường mầm non, bởi khi trẻ tích cực có hứng thú tham gia các hoạt động GV tổ chức, GV dễ dàng áp dụng các bản nhạc mới (bản nhạc thiếu nhi đã sử dụng biện pháp thay đổi nhịp độ) để tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Mặt khác, GDMN đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như được sự quan tâm của
các bậc phụ huynh, có được sự đầu tư về cơ sở vật chất, đồ dùng hỗ trợ…đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, GV nhiệt tình, có chuyên môn, sáng tạo là cơ sở để xây dựng những kế hoạch hoạt động phong phú, linh hoạt…góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của ngành học.
+ Khó khăn:
Tại trường mầm non, không gian lớp còn hẹp, không gian ngoài trời GV chưa biết các tận dụng một cách tối đa.
Trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động còn thiếu thốn, chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ.
Một số trẻ còn thụ động, nhút nhát, và thờ ơ khi nhạc nổi lên, hoặc chưa được rèn luyện kĩ năng cảm thụ, hay VĐTN nhiều nên gặp khó khăn khi tham gia hoạt động.
Giáo viên chưa đưa ra các hình thức hoạt động hợp lí, cũng như chưa quan tâm được đầy đủ tất cả các trẻ trong hoạt động bởi số lượng trẻ trong một lớp quá đông khoảng từ 50-70 trẻ trên một lớp, nếu cho tất cả mọi trẻ tham gia thì lại không đảm bảo thời gian cho hoạt động, cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động khác tại trường.
Giáo viên không có thời gian nhiều để sưu tầm, hay lựa chọn được các bản nhạc phù hợp để thay đổi nhịp độ.
Điểm khó khăn lớn nhất đó là việc tạo ra được các bản nhạc thiếu nhi thay đổi nhịp độ bởi GV không lựa chọn được các bản nhạc thiếu nhi phù hợp, chưa nắm vững kiến thức về nhạc lí, hay tính chất của các bản nhạc để có thể thay đổi nhịp độ một cách phù hợp. Đa số giáo viên không biết đàn mặc dù một số lớp cũng đã được trang bị đàn đầy đủ; hoặc trình độ sử dụng máy vi tính, sử dụng các phần mềm các ghép, chỉnh sửa nhạc của GV còn hạn chế nên việc tạo ra các bản nhạc đã thay đổi nhịp độ trở nên khó khăn hơn.
GV tìm trên mạng Internet, nhưng những bản nhạc đã thay đổi nhịp độ rất ít, nếu tìm được cũng khó tìm được bản nhạc có nhịp độ khác nhau phù hợp như mong muốn để thuận lợi cho kế hoạch mà GV muốn tổ chức cho trẻ.