Kiểm định độ tin cậy về kết quả của nhóm TN trước và sau TN

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi tạo hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ

4.9. Phân tích kết quả thực nghiệm

4.9.6. Kiểm định độ tin cậy về kết quả của nhóm TN trước và sau TN

Bảng 4.7: Bảng kiểm định T về kết quả của nhóm TN trước và sau TN (lấy TB tổng điểm của 3 tiêu chí)

Nhóm TN Điểm TB ( Mean)

Phương sai (variance)

Số lượng trẻ (sample

size)

T

Trước TN 5.6000 2.5684 20

0.000012

Sau TN 7.7300 1.1106 20

Nhận xét:

Nhìn vào giá trị thể hiện ở bảng 4.7, ta thấy T = 0.000012 < 0.05.

Điều này chứng tỏ sự khác biệt về điểm TB trước và sau TN là có ý nghĩa về mặt thống kê, tức sự tiến triển về kết quả của nhóm TN tin cậy. Như vậy, có thể nói một số bản phối mới chúng tôi đã đưa vào ở nhóm TN dựa trên các biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi đã đề xuất đã tác động được đến hứng thú VĐTN một cách rõ rệt đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động tại trường mầm non Họa Mi. Từ những kết quả trên cho thấy những biện pháp mà người nghiên cứu đưa vào nhóm TN đã mang lại kết quả tích cực.

Nhận xét chung: Chúng tôi đã tiến hành TN với 5 nội dung:

Nội dung 1: VĐTN bài “Chicken dance”.

Nội dung 2: Múa minh họa bài“Nắng sớm” của Hàn Ngọc Bích chủ đề: Bản thân

Nội dung 3: Nhảy dân vũ theo bản phối mới “Chicken dance” chủ đề:

Động vật

Nội dung 4: Múa minh họa theo bản phối mới “Nắng sớm” chủ đề:

Bản thân

Nội dung 5: Trò chơi âm nhạc: “ Những dải dây vui nhộn” (dùng bản phối mới được kết hợp từ các bản nhạc “Con cò”, “Bắc kim thang”, “Cho tôi đi làm mưa với”, “Mây và gió”, “Hoa thơm, bướm lượn”)

Nhìn chung đây là các nội dung phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ nên đã tạo được hứng thú VĐTN đối với trẻ. Tuy nhiên, với một bên dạy trẻ VĐTN bằng các bài hát, bản nhạc thông thường (nội dung 2) cho nhóm ĐC, với một bên dạy trẻ VĐTN bằng các bản phối mới (nội dung 3,4,5) dựa trên 2 biện pháp đề xuất cho nhóm TN, ở 2 nhóm đã có sự chênh lệch về mức độ hứng thú VĐTN. Điều này cho thấy hiệu quả của những biện pháp đã đề xuất. Kết quả TN bước đầu cho thấy 2 biện pháp mà chúng tôi đề xuất và sử dụng vào các hoạt động tại trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là phù hợp, có hiệu quả và có tính khả thi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Từ những kết quả thu được trong quá trình TN, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Trước TN, mức độ hứng thú VĐTN của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở cả 2 nhóm TN và ĐC là tương đối như nhau và chưa cao, chủ yếu là ở mức độ ít hứng thú. Sau TN, mức độ hứng thú VĐTN của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, trong đó tập trung ở mức độ hứng thú và rất hứng thú, mức độ ít hứng thú giảm đáng kể, và không có trẻ nào không hứng thú VĐTN trên các bản phối mới.

Kết quả TN cho thấy tính phù hợp, hiệu quả và khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Giả thuyết khoa học của đề tài đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, để làm ra được các bản phối mới dựa trên các biện pháp đã đề xuất, GV cần trau dồi thêm về nhạc lí; sưu tầm các bản nhạc, bài hát thiếu nhi;

cũng như biết đàn, biết sử dụng phần mềm chuyên dụng; và đầu tư một chút thời gian GV sẽ tạo ra được các bản phối phù hợp nâng cao được hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động tại trường mầm non.

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1.KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn và TN chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Việc tạo ra hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên các hoạt động tại trường mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi đưa các bản phối mới đã thay đổi nhịp độ vào các hoạt động, GV sẽ giúp phát triển kỹ năng vận động theo nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn, đặc biệt là kích thích hứng thú VĐTN, là điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện.

Đây là một nội dung cần được tiến hành từ rất sớm bởi năng khiếu âm nhạc của trẻ được bộc lộ rõ nét ở giai đoạn này. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoàn toàn có thẻ lĩnh hội và thực hiện các động tác vận động. Nhưng trên thực tế quá trình chăm sóc và giáo dục GV chưa chú ý đến việc tạo hứng thú VĐTN cho trẻ. Mặt khác GV còn ngại trong việc phải chuẩn bị nhạc cho trẻ, thông thường GV chỉ sử dụng các bản nhạc có sẵn trên mạng mà không làm mới nó.

Việc xây dựng một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc tạo hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non phải dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề VĐTN cần sử dụng trong tất cả các hoạt động ở trường mầm non. Chúng tôi đã đề xuất 2 biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi tạo hứng thú vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động tại trường mầm non như sau:

- Biện pháp 1: Thay đổi liên tục nhịp độ của một số bản nhạc, bài hát thiếu nhi ở mức phù hợp (nhanh- chậm- vừa).

- Biện pháp 2: Kết hợp và thay đổi nhịp độ các bản nhạc, bài hát thiếu nhi có nhịp điệu, tính chất khác nhau.

Kết quả TN cho thấy các biện pháp đã đề xuất đề có hiệu quả và tính khả thi cao, các bản phối mới dựa trên 2 biện pháp đề xuất đã tạo được hứng thú VĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động tại trường mầm non, góp một phần nào đó trong việc nâng cao chất lượng GDMN.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp thay đổi nhịp độ các bản nhạc thiếu nhi tạo hứng thú vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w