Trình bày nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi thpt quốc gia năm 2016 môn địa lý (Trang 50 - 71)

Cõu 7. Với địa hỡnh đồi nỳi chiếm ắ diện tớch lónh thổ nước ta cú những thuận lợi và khó khăn gì?

II. Câu hỏi ôn tập

5. Trình bày nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

NỘI DUNG 2: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. Kiến thức trọng tâm

1. Nguồn lao động

- Dân số hoạt dộng kinh tế ở nước ta chiếm 51,2% tổng số dân (42,53 triệu người- năm 2005), mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.

Là lực lượng quyết định phát triển kinh tế đất nước.

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sx.

- Chất lượng lao động ngày được nâng cao, nguồn lao động đã qua đào tạo chiếm 25,0%.

Vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhất là lao động có trình độ cao.

- Chất lượng lao động các vùng không đồng đều.

- Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.

2. Cơ cấu lao động

a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

Đang có xu hướng giảm ở k/v I (57,3%), tăng ở k/v II (18,2%) và 3 (24,5%).

Tuy nhiên tỉ trọng trong k/v I vẫn còn cao sự thay đổi trên nhờ vào cuộc CMKHKT và quá trình Đổi mới.

b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

Giai đoạn 2000-2005, khu vực ngoài Nhà nước chiếm 88,9%, Nhà nước chiếm 9,5% và có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, chiếm 1,6%.

c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

Khu vực thành thị tăng chiếm 25,0%, ở nông thôn giảm, song vẫn chiếm trên

75,0%

 Lao động nhìn chung năng suất còn thấp, quỹ thời gian lao động vẫn còn chưa được sử dụng triệt để.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết

* Thực trạng:

- Mặc dù mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chỗ làm mới nhưng tình trạng việc làm vẫn còn gay gắt.

- Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 8,1%.

Thất nghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở nông thôn, thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3%.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động .

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

- Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng XK.

- Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

II. Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?

a. Thế mạnh

- Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân).

- Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.

- Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ.

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.

b. Hạn chế

- Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu.

- Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật.

2. Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.

3. Vì sao việc làm là một vấn đề kinh tế- xã hội lớn ở nước ta?Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý lao động ở nước ta.

NỘI DUNG 3: ĐÔ THỊ HÓA I .Kiến thức trọng tâm

1. Đặc điểm

a. Quá trình đô thị hoá nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp

- Thành Cổ Loa, kinh đô của Nhà nước Âu Lạc, được coi là đô thị đầu tiên của nước ta.

- Thế kỷ XXI, xuất hiện thành Thăng Long.

- Thời Pháp thuộc, xuất hiện một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…

- Đô thị hoá nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ ĐTH nước ta còn thấp.

b. Tỷ lệ dân thành thị ngày càng tăng: năm 2005 chiếm 26,9%, nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.

c. Đô thị nước ta có quy mô không lớn, phân bố không đều giữa các vùng.

2. Mạng lưới đô thị

- Dựa vào số dân, chức năng và mật độ dân số, tỷ lệ phi nông nghiệp…nước ta chia làm 6 loại đô thị:Loại ĐB: Hà Nội và TP HCM, và loại 1, 2, 3, 4, 5.

- Dựa vào cấp quản lí có 5 đô thị trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội

- Đô thị hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế đất nước và địa phương.

- Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội. Năm 2005, khu vực

đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp, 87% GDP dịch vụ, 80% ngân sách Nhà nước.

- Đô thị là thị trường có sức mua lớn, nơi tập trung đông lao động có trình độ chuyên môn, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.

- Thu hút vốn đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế.

- Tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở…

II.Câu hỏi ôn tập.

1. Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. Nêu nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó?

2. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội.

CHỦ ĐỀ 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. Kiến thức trọng tâm

1. Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu GDP, Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành; nguyên nhân.

- Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế, nguyên nhân.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, nguyên nhân.

2. Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.

Gợi ý trả lời:

a. Chứng minh:

* Trong cơ cấu ngành nói chung: ( chuyển dịch trong GDP)hướng chuyển dịch:

- Giảm tỷ trọng khu vực I (nông,lâm, thủy sản).

- Tăng tỷ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng).

- Tỷ trọng khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng có hướng tích cực  xu hướng chuyển dịch này tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.

* Trong nội bộ ngành: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ:

+ Khu vực I:

- Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng thủy sản.

- Trong nông nghiệp giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.

- Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, tỷ trong cây công nghiệp tăng.

+ Khu vực II:

- Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và hiệu quả đầu tư.

- Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm công nghiệp khai thác.

- Cơ cấu sản phẩm: tăng sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, giảm sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh.

+ Khu vực III:

- Có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.

- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời: viễn thông, chuyển giao công nghệ…

 xu hướng chuyển dịch tiến dần đến cân đối, toàn diện, hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

b. Nguyên nhân:

- Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới.

- Các nguyên nhân khác…

Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nước ta diễn ra như thế nào? Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì.

Gợi ý trả lời:

a. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ 1995 – 2005:

- Kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Kinh tế ngoài nhà nước có giảm trong đó kinh tế tập thể và cá thể giảm, còn tư nhân tăng.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, nhất là từ khi gia nhập WTO.

 xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới.

Ý nghĩa: Sự chuyển dịch trên cho thấy nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế đang phát huy sức mạnh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:

- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và khu vực công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Việc phát huy thế mạnh giữa các vùng đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

- Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ý nghĩa

- Phát huy nguồn lực của từng vùng kinh tế - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước

CHỦ ĐỀ 4: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ

NỘI DUNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI

ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP I. Kiến thức trọng tâm

Chứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta

- Nền nông nghiệp nhiệt đới

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới (dẫn chứng)

+ Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới (dẫn chứng).

- Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới

+ Nền nông nghiệp cổ truyền: đặc điểm, phân bố + Nền nông nghiệp hàng hóa: đặc điểm, phân bố.

II. Câu hỏi ôn tập

Câu 1 - Cho biết những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Chứng minh nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

Gợi ý trả lời:

a. Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới.

* Thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều Bắc- Nam và theo chiều cao của địa hình có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

+ Chế độ nhiệt ẩm đồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, xen canh tăng vụ.

+ Sự phân hóa mùa của khí hậu dẫn đến lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng

+ Mùa đông lạnh phát triển tập đoàn cây vụ đông ở đồng bằng sông Hồng và các cây trồng vật nuôi cận nhiệt ôn đới trên vùng núi.

- Sự phân hoá của điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng (đồng bằng, miền núi…)

+ Trung du miền núi; Chăn nuôi, phát triển cây công nghiệp

+ Đồng bằng: sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày - Nước : Phong phú cung cấp nước cho sản xuất

- Sinh vật: Phong phú, là nguồn dự trữ gen cho sản xuất nông nghiệp.

* Khó khăn

- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên cành làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp

- Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra. Các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi

=>Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta đã làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.

b. Chứng minh :Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

+ Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, vói những giống cây ngắn ngày có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt…

+ Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh giao thông vận tải và công nghiệp chế biến.

+ Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê..).

Câu 2. Chứng minh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

* Thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều Bắc- Nam và theo chiều cao của địa hình có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

+ Chế độ nhiệt ẩm đồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, xen canh tăng vụ.

+ Sự phân hóa mùa của khí hậu dẫn đến lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng + Mùa đông lạnh phát triển tập đoàn cây vụ đông ở đồng bằng sông Hồng và các cây trồng vật nuôi cận nhiệt ôn đới trên vùng núi.

- Sự phân hoá của điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng (đồng bằng, miền núi…)

+ Trung du miền núi; Chăn nuôi, phát triển cây công nghiệp

+ Đồng bằng: sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày - Nước : Phong phú cung cấp nước cho sản xuất

- Sinh vật: Phong phú, là nguồn dự trữ gen cho sản xuất nông nghiệp.

* Khó khăn

- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên cành làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp

- Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra. Các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi

=>Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta đã làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.

Câu 4: So sánh điểm khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa

Gợi ý trả lời:

Tiêu chí Nông nghiệp cổ truyền Nông nghiệp hàng húa Quy mô nhỏ, manh mún lớn, mức độ tập trung cao Phương

thức canh tác

Trình độ kỹ thuật lạc hậu.

-Sản xuất nhiều loại, phục vụ nhu cầu tại chỗ.

- Trong quá trình sản xuất dựa vào sức người là chính

-Tăng cường sử dụng máy móc, kỹ thuật tiên tiến.

Hiệu quả Năng suất lao động thấp, hiệu quả cây trồng vật nuôi thấp.

Năng suất lao động cao, hiệu quả cây trồng vật nuôi cao.

Tiêu thụ sản phẩm

Tự cung, tự cấp, ít quan tâm tới thị trường.

Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa. Thị trường chi phối sản xuất.

Phân bố Tập trung ở nhiều nơi, phân tán kể các vùng khó khăn .

Tập trung ở các vùng có điều kiện thuận lợi, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP I. Kiến thức trọng tâm

1. Hiểu và trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp : trồng trọt, chăn nuôi; tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.

- Ngành trồng trọt

+ Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

+ Cây lương thực (lúa): tình hình phát triển và phân bố

+ Cây công nghiệp: tình hình phát triển và phân bố một số cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm chủ yếu.

- Ngành chăn nuôi

+ Chăn nuôi lợn và gia cầm: tình hình phát triển và phân bố

+ Chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò): tình hình phát triển và phân bố 2. Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - Tỉ trọng ngành trồng trọt cao, có xu hướng giảm (dẫn chứng).

- Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng (dẫn chứng).

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp,…(dẫn chứng).

II. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Tại sao nói việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp?

Gợi ý trả lời:

- Đa dạng hóa NN ở nước ta đồng nghĩa với việc phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Trong đó, do có hiệu quả kinh tế cao nên cây công nghiệp đặc biệt là cây CN dài ngày được phát triển trên quy mô lớn. Đây là cây cho thu hoạch sản phẩm sau một thời gian dài, nên người sản xuất cần phải được đảm bảo lương thực (từ tháng ươm trồng đến khi thu hoạch phải có nguồn lương thực để chờ sản phẩm).

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi thpt quốc gia năm 2016 môn địa lý (Trang 50 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)