Phân tích sự đa dạng của địa hình đồi núi

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi thpt quốc gia năm 2016 môn địa lý (Trang 143 - 147)

Cõu 7. Với địa hỡnh đồi nỳi chiếm ắ diện tớch lónh thổ nước ta cú những thuận lợi và khó khăn gì?

D. MỘT SỐ BÀI TẬP MẪU

1. Phân tích sự đa dạng của địa hình đồi núi

Đồi nỳi nước ta chiếm ắ diện tớch của đất nước, phõn hoỏ đa dạng a. Vùng Đông Bắc

- Nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi ven biển tỉnh Quảng Ninh, là vùng đồi núi thấp

- Nổi bật với các cánh cung lớn : Từ Tây Bắc xuống Đông Nam có các cánh cung : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Ngoài ra có núi hướng Tây Bắc- Đông Nam (dãy Con Voi, Tam Đảo)

- Địa hình cao về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía nam và đông nam, vùng đồi phát triển rộng. Các đỉnh núi cao trên 1500 m (Pu Tha Ca (2274m), Kiều Liêu Ti (2402), Mẫu Sơn (1541m), PhiaUắc (1930) và một số sơn nguyên (Đồng Văn) ở phía bắc. Giữa có độ cao khoảng 600m, về phía đông độ cao giảm xuống còn

b.Vùng Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là i vùng núi đồ sộ nhất nước ta với những dãy núi cao, cao nguyên, khe sâu, địa hình hiểm trở

- Hướng núi TB-ĐN (dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao - Địa hình nghiêng từ TB-ĐN có sự phân hoá rõ:

+ Phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ được coi là nóc nhà của Viet Nam với đỉnh Phan xi păng cao 3143m

+ Phía Tây là các dãy núi cao kế tiếp nhau

+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi

+ Ngoài ra còn có các đồng bằng nhỏ, nằm giữa vùng cao (Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ )

c.Vùng Trường Sơn Bắc

+ Từ phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã, là vùng núi thấp, phổ biến là các đỉnh núi cao có độ cao trung bình không quá 1000m, có một số đèo thấp

+ Gồm các dãy núi sông sông và so le nhau theo hướng TB ĐN cao ở hai đàu và thấp giữa

Phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An , phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế, giữa thấp trũng là vùng núi đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị . Mạch núi Bạch Mã phía nam đâm ngang ra biển

d.Trường Sơn Nam:

Gồm các khối núi và cao nguyên

- Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung bộ đồ sộ với những đỉnh núi cao trên 2000m. Có hai sườn không đối xứng, sườn đông hẹp dốc, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển tạo nên các vũng, vịnh. Sườn tây thoải, có một số đèo rhấp

Các cao nguyên nằm hoàn toàn về phía tây của Trường Sơn Nam, rộng lớn và có tính phân bậc: Plây cu, Đăk Lăk; Mơ Nông, Di Limh

e. Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi núi trung du Bắc bộ - Đông Nam bộ là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ, đến ĐBSCL là vùng đồi gò lượn sóng có độ cao từ 600 (phía bắc), đến 20-100m (phía nam)

TDBB là vùng đồi thấp (dưới 200m) mang tính chuyển tiếp từ miền núi và đồng bằng

2. Ảnh hưởng của độ cao tới sự phân hoá đất:

Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 1000m chiểm 85%, trên 200m chỉ 1%. Do vậy sự phân hoá đất có sự khác nhau

- Ở vùng núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm một diện tích lớn (5% diện tích đất tự nhiên)

- Từ độ cao 500-600m đến 1600-1700, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralit yếu đi, quá trình tích luỹ mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi (đất mùn feralit)

từ 1600-1700 quanh năm có mây mù lạnh ẩm, quá trình fera lít chấm dứt hoàn toàn , có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn trên núi cao)

Câu 9 : Trình bày đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ (AL trang 9, 4,5)

Trả lời

Khái quát: về vị trí của miền

Vị trí: Bắc giáp TQ, Tây giáp vùng Tây Bắc, Nam giáp vùng Bắc Trung bộ, đông giáp vịnh Bắc bộ

. Đặc điểm chung của địa hình:

- Gồm 2 bộ phận, đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích ở đồng bằng phía nam - Hướng nghiêng chung của địa hình: TB-ĐN

- Do vận động cuối Đệ Tam, đầu Đệ tứ, nâng mạnh ở phía Tây và phía Bắc , trong khi phàn phía Đông nam và nam là vùng sụt lún

Đặc điểm từng dạng địa hình

*Miền núi

- Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn miền - Đồi núi phân bố ở phía Bắc

- Đồi núi của miền chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình chủ yếu dưới 1000m, bộ phạn núi có đọ cao trên 1500 m chiếm tỉ lệ rất nhỏ, phân bố ở phía Bắc (vùng sơn nguyên Hà Giang, sơn nguyên Đồng Văn)

- Hướng các dãy núi:Các dãy núi trong miền có hai hướng chính:

+ Hướng vòng cung là hướng chính của miền, thể hiện rõ nét qua cánh cung núi là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Hướng vòng cung của các cánh cung này là do trong quá trìnhhình thành chịu tác động của khối núi Vòm Song Chảy (hay khối Việt Bắc). Cũng do càng về phía Đông , Đông Nam thì cường độ nâng yếu dần, nên độ cao của các cánh cung này cũng giảm dần

+ Hướng TB ĐN được thể hiện rõ nét qua hướng của của núi Con Voi. Hướng núi của dãy Con Voi là do chịu tác động định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn Đặc điểm hình thái địa hình: Các khối núi trong miền chủ yếu là núi già trẻ lại, các núi ở đây chủ yếu có đỉnh tròn, sườn thoải . Ngoài ra trong miền, đồi núi của miền còn xuất hiện các dạng địa hình caxtơ, lòng chảo, các cánh đồng giữa núi

* Miền đồng bằng

- Miền đồng bằng của miền chiếm 1/3 diện tích

- Đồng bằng phân bố ở phía nam, đông nam của miền, trong đó lớn nhất là ĐBBBộ -Đồng bằng của miền có dạng tam giác châu điển hình ở nước ta với đỉnh là Việt Trì,và cạnh kéo dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình

- ĐBBB được hình thành do hai hệ thống sông lớn nhất miền Bắc là hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông Hồng

- Địa hình đồng bằng trong miền bị chia cắt bởi một hệ thống đê, vì thế phàn đất trong đê không được bồi đắp hàng năm, mặc dù không bị ngập nước trong mùa lũ, nhưng đồng bằng

vẫn có một số vùng địa hình trũng, thường xuyên ngập nước.Ngoài ra ở rìa phía bắc và nam của đồng bằng còn xuất hiện dạng địa hình núi sót

- Hướng mở rộng phát triển của đồng bằng: hàng năm đồng bằng vẫn tiến ra biển ở phía đông nam với tốc độ khá nhanh (có nơi lên tới 100m) do lượng phù sa của các sông mang theo lớn, thềm lục địa nông và mở rộng

Câu 10: So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

1.Khái quát vị trí giới hạn của hai miền

-Bắc và đông Bắc Bắc bộ nằm ở tả ngạn sông Hồngm giáp TQ phía Băc, vịnh Bắc bộ phía đông và đông Nam, giáp miền Tây Bắc ở phía Tây và Tây Nam

- Tây bắc và Bắc Trung bộ giáp TQ ở phía Bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ ở phía Đông Bắc, biển Đông ở phía Đông, giáp Lào phía Tây

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi thpt quốc gia năm 2016 môn địa lý (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)