PHẦN III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ THI
2. Nêu khái quát các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước
1.50
- Nêu khái quát các đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta:
+ Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc (d/c) + Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ (d/c) + Phân bố dân cư không hợp lí. (d/c)
- Ở nước ta hiện nay tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm vì gia tăng dân số nước ta chủ yếu do gia tăng tự nhiên. Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện KHHGĐ.
0.25 0.25 0.25 0,25
- Điều này (tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm)làm cho nguồn lao động của nước ta vẫn còn dồi dào trong vài năm tới vì: Hiện tại nguồn lao động nước ta rất dồi dào. Nguồn lao động bổ sung còn lớn. Hơn nữa Khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển nên nhiều lĩnh vực máy móc đã thay thế sức lao động của con người.
0,25
0,25
II Đặc điểm ngành công nghiệp trọng điểm. Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
2,00
a. Ngành công nghiệp trọng điểm:
-Có thế mạnh lâu dài:
- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội
- Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
b. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:
- Có thế mạnh lâu dài:
+ Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ: nguyên liệu từ ngành trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp, rau quả…), nguyên liệu từ ngành chăn nuôi, nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản…
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước là thị trường của trên 80 triệu dân với mức sống ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng với nhu cầu rất lớn.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật khá phát triển với các xí nghiệp chế biến, các nhà máy…
- Đem lại hiệu quả cao:
+ Về mặt kinh tế:
Công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu
0.25
0.50
0.50
quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.
Hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp của cả nước.
Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Năm 2005 xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo đạt 1,4 tỉ USD, 885 nghìn tấn cà phê đạt 725 triệu USD và 2,8 tỉ USD hàng thuỷ sản.
+ Về mặt xã hội:
Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn.
- Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
+ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, gia súc lớn.
+ Đẩy mạnh sự phát triển các ngành côlng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
0.25
III
Tại sao nói việc hình thành cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung bộ? Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùng?
2,00
a, Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung bộ?
* Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
- Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước). Độ che phủ rừng là 47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên. DT rừng giàu tập trung vùng biên giới Việt-Lào, nhiều nhất ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa.
- Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% DT, còn lại 50% DT là rừng phòng hộ, 16% DT là rừng đặc dụng.Rừng có nhiều loại gỗ quý (lim, sến…), nhiều lâm sản chim, thú có giá trị (voi, bò tót…). phát
0,50
triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản.
Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các SV quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát.
* Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển:
- Vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đàn bò có 1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước. Đàn trâu có 750.000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước.
- BTB cũng đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: café, chè ở Tây Nghệ An, Quảng Trị, cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị, … Đồng bằng Thanh - Nghệ -Tĩnh là tương đối lớn, còn lại nhỏ hẹp. Phần lớn là đất cát pha thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…), nhưng không thật thuận lợi trồng lúa bình quân lương thực có tăng nhưng vẫn còn thấp 348 kg/người.
* Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
- Tỉnh nào cũng giáp biển nên có điều kiện phát triển nghề cá biển.
Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của BTB. Bờ biển rộng nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn
- Hoạt động chế biến thuỷ sản ngày càng phong phú, đa dạng
- Hạn chế: phần lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên nhiều nơi nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt. Cần chú ý khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong vùng
b, Việc phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh huyết mạch có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Bắc Trung Bộ.
0,50
0,50
0.25
- Là tuyến huyết mạch hỗ trợ một phần cho quốc lộ 1A, Cùng với các tuyến đường ngang, kết nối các vùng kinh tế cửa khẩu như Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo với nước bạn Lào và vùng đông bắc Thái Lan, đồng thời phân bố lại sản xuất, dân cư và bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Đánh thức kinh tế phía tây của vùng, rút ngắn về trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa miền ngược và miền xuôi, giữa đồng bằng và miền núi, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây.
IV
1. Vẽ biểu đồ
*Xử lý số liệu: Bảng cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 1999 – 2011 (Đơn vị: %)
Năm 1999 2003 2007 2011
Giá trị xuất khẩu 49,6 44,4 43,6 47,6 Giá trị nhập khẩu 50,4 55,6 56,4 52,4
Tổng số 100 100 100 100
* Vẽ biểu đồ miền, chính xác, đẹp có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu
2) Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét:
- Cơ cấu giá tri xuất nhập khẩu có sự thay đổi về tỷ trọng :
+ Tỷ trọng xuất khẩu cả giai đoạn 1999 – 2011 xu hướng giảm: Từ năm 1999- 2007 giảm, từ 2007- 2011 tăng.
+ Tỷ trọng nhập khẩu cả giai đoạn 1999 – 2011 xu hướng giảm:
Từ năm 1999- 2007 tăng, từ 2007- 2011 giảm.
- Về cán cân XNK: cơ bản là nhập siêu, tuy nhiên nhập siêu ở giai đoạn sau về bản chất khác với giai đoạn truớc.
0,50
1,50
0.50
0.50
* Giải thích:
- Cơ cấu xuất nhập khẩu không ổn định vì phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.
- Nước ta luôn nhập siêu vì tiềm lực kinh tế nước ta chưa lớn, ngoại thương còn gặp nhiều khó khăn.
ĐỀ SỐ 4
Câu Nội dung Điểm
I