Cho bảng số liệu dân số và tỉ suất gia tăng dân số của nước ta giai đoạn

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi thpt quốc gia năm 2016 môn địa lý (Trang 162 - 175)

PHẦN II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC

Bài 6: Cho bảng số liệu dân số và tỉ suất gia tăng dân số của nước ta giai đoạn

Năm Dân số ( triệu người) Gia tăng dân số (%)

61989 64,4 2,1

1999 76,3 1,4

2005 83,1 1,3

2009 85,8 1,2

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi dân số và tỉ lệ gtds nước ta giai đoạn 1970-2009.

b) Nhận xét

c) Giải thích vì sao tỉ lệ gtds nước ta đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh?

Gợi ý Trả lời:

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là dạng biểu đồ kết hợp giữa cột và đường b. Nhận xét:

- Dân số có quy mô ngày càng lớn, số người tăng thêm trung bình một năm lớn ( DC)

- Tỉ lện gia tăng dân số ngày một giảm, nhưng vẫn còn khá cao ( DC)

c. Giải thích: Tuy tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng khá nhanh do:

- Tỉ lệ gia tăng đã giảm song vẫn còn khá cao (Dc)

- Quy mô dân số nước ta đã khá lớn nên dù tỉ lệ gia tăng có giảm nhưng số người tăng thêm trung bình một năm vẫn cao.

Bài 7: Cho bảng số liệu sau đây:

Lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta, giai đoạn 2002-2009 (ĐV: nghìn người)

Năm Tổng số Chia ra

N-L-Ng CN-XD DV

2002 39 507,7 24 455,8 6 084,7 8 967,2

2004 41 586,3 24 430,7 7 216,5 9 939,1

2005 42 542,7 24 351,5 7 785,3 10 405,9

2006 43 436,1 24 172,3 8 296,9 10 966,9

2009 47 682,3 25 731, 6 9668,7 12 282,0

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2002-2009.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta năm 2002 và năm 2009.

c) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2002-2009

Gợi ý trả lời:

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2002-2009: Dạng thích hợp là biểu đồmiền b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các

ngành kinh tế của nước ta năm 2002 và năm 2009: Dạng thích hợp là dạng biểu đồtròn

c. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2002-2009

- Nhận xét: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta, đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng tỉ trọng của lao động trong CN-XD và DV, giảm tỉ trọng lao động trong N-L-N, song tỉ trọng lao động trong ngành này vẫn khá cao

- Giải thích: Tác động của công cuộc đỏi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bài 8: Cho bảng số liệu sau đây:

Dân số nước ta giai đoạn 1901-2006 (ĐV: Triệu người)

Năm 1901 1921 1936 1956 1960 1970 1979 1989 1999 2006 2010 Dân

số

13,0 15,5 18,8 27,5 30,2 41,0 52,7 64,8 76,6 84,2 87,8

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình dân số nước ta trong giai đoạn trên.

b) Nhận xét Gợi ý trả lời

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất:

- Dạng biểu đồ cột đơn

- Yêu cầu: Đúng dạng, khoa học, chính xác, có đủ tên biểu đồ, chú giải.

b. Nhận xét:

- Dân số nước ta tăng nhanh, quy mô dân số ngày càng lớn ( DC) - Sự gia tăng khác nhau giữa các thời kì (DC)

Bài 9: Cho bảng số liệu sau đây:

Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn phân theo vùng ở nước ta năm 2005 ( ĐV: %)

Vùng Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị

Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn phân

Cả nước 5,3 19,3

ĐBSH 5,6 21,2

Đông Bắc 5,1 19,7

Tây Bắc 4,9 21,6

BTB 5,0 23,5

DHNTB 5,5 22,2

TNg 4,2 19,4

ĐNB 5,6 17,1

ĐBSCL 4,9 20,0

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn phân theo vùng ở nước ta năm 2005.

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân.

Gợi ý trả lời:

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn phân theo vùng ở nước ta năm 2005.

- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột ghép ( mỗi vùng 2 cột đặt cạnh nhau) - Yêu cầu: Đúng dạng, có đủ tên, chú giải, chính xác. Khoa học

b. Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét:

+ Mức độ thất nghiệp và thời gian thiếu việc làm khác nhau giữa các vùng - Giải thích:

+ Dân số nước ta đông, trình độ tay nghề lao động chưa cao, nền kinh tế còn nhiều hạn chế

+ Trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau giữa các vùng ( Diễn giải chi tiết) Bài 10:Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Diện tích, dân số theo các vùng ở nước ta năm 2009

Địa phương Dân số (nghìn người) Diện tích (km2)

Cả nước 85 800,0 331 212

ĐBSH 18 478,4 14 862,5

TDMNBB 12 241,8 101 559,0

DHMT 18 870,4 95 918,1

TNg 5 124,9 54 659,6

ĐNB 14 095,7 23 607,7

ĐBSCL 17 23,4 40 604,7

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số và cơ cấu diện tích phân theo vùng của nước ta năm 2009.

b) Tính mật độ dân số trung bình cả nước và các vùng.

Gợi ý trả lời:

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn (2 biểu đồ), chú ý việc tính cơ cấu dân số và cơ cấu diện tích trong năm 2009

b. Tính mật độ dân số trung bình của cả nước và các vùng:

- Công thức tính: MDDS = Dân số/Diện tích (Đơn vị: Người/km2) - Kết quả tính: Chú ý việc lập bảng thể hiện

Bài 11: Cho bảng số liệu dưới đây:

Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta thời kì 1985 - 2009 (ĐV: nghìn người)

Năm Dân số thành thị Dân số nông thôn

1985 11 360 48 512

1990 13 281 51 908

1995 14 938 57 057

2000 18 772 58 864

2006 22 824 61 332

2009 25 374 61 426

a) Tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân ở nước ta trong từng năm.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1985-2009.

c) Nhận xét và giải thích về mức độ đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1985-2009.

Gợi ý trả lời:

a. Tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân ở nước ta trong từng năm.

- Tính tổng số dân của từng năm

- Tính tỉ lệ dân thành thị ( ĐV %): Chú ý việc biểu diễn kết quả thành một bảng số liệu

b.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1985-2009.

- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền

- Yêu cầu: Đúng dạng, , chính xác về số liệu, khoảng cách năm, có đủ tên biểu đồ, chú giải

c.Nhận xét và giải thích về mức độ đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1985-2009.

- Nhận xét: số dân và tỉ lệ dân thành thị của nước ta tăng lên ( Dc) song quá trình độ thị hóa của nước ta vẫn còn diễn ra chậm..

- Giải thích:kết quả của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa Bài 12. Cho bảng số liệu:

TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ XUẤT TỬ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1979- 2009 (Đơn vị:0/00)

Năm 1979 1989 1999 2009

Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6

Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,7

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên của nước ta, giai đoạn 1979-2009. Nhận xét và giải thích.

Gợi ý trả lời:

- Vẽ biểu đồ:Đường biểu diễn - Nhận xét và giải thích:

+ Nhận xét: Tỉ suất sinh giảm mạnh (DC); tỉ suất tử giảm ( Chú ý giai đoạn 1979-1989)…

+ Giải thích: Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, đời sống ngày càng cao…

Bài 13.Dựa vào bảng số liệu sau đây:

Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (đơn vị :%).

Thành phần kinh tế 1995 2000 2005

Nhà nước 40,2 38,5 38,4

Tập thể 10,1 8,6 6,8

Tư nhân 7,4 7,3 8,9

Cá thể 36,0 32,3 29,9

Có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 16,0

1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1995-2005.

2.Qua bảng số liệu và biểu đồ, rút ra những nhận xét và giải thích cần thiết.

Gợi ý trả lời.

1. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ tròn. Ba vòng tròn lớn nhỏ khác nhau cho 3 năm. Ghi tỉ trọng cho từng phần. Có ghi năm, tên biểu đồ, chú thích.

2.Nhận xét và giải thích:

* Nhận xét:

- Kinh tế nước ta là kinh tế nhiều thành phần.

- Cơ cấu thành phần kinh tế có chuyển dịch: Khu vực nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng cao nhất. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng nhanh, ngày càng có vai trò quan trọng.

* Giải thích:

- Nước ta đàn phát triển nề kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nước ta đang thực hiện đường lối mở cửa thu hút mạnh đầu tư nước ngoài Bài 14.Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2006)

Năm 1990 1995 1999 2003 2006

Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)

6042 19225

6765 24963

7653 31393

7452 34568

7324 35849 1. Tính năng suất lúa nước ta qua các năm

2.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta thời kỳ trên.

3. Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2006.

Gợi ý trả lời:

1.Tính năng suất:

Năng suất = Sản tượng / diện tích ( đơn vị : tạ /ha hoặc tấn/ha) 2.Vẽ biểu đồ:

- Biểu đồ đường

- Xử lí số liệu : tính tốc độ tăng trưởng - Nhận xét, giải thích…

Bài 15. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC CỦA NƯỚC TA GIAI

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Tổng số Trong đó

Lúa Ngô

1990 6476,9 19897,7 19225,1 671,0

1995 7324,3 26142,5 24963,7 1177,2

1998 8016,0 30758,6 29145,5 1612,0

2000 8399,1 34538,9 32529,5 2005,9

2005 8383,4 39621,6 35832,9 3787,1

2007 8304,7 40247,4 35942,7 4303,2

2009 8528,4 43329,8 38895,5 4431,8

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cây lương thực của nước ta trong thời gian trên và nhận xét biểu đồ đã vẽ.

Gợi ý trả lời:

1. Vẽ biểu đồ :- Biểu đồ kết hợp ( cột chồng và đường) 2. Nhận xét:

- Diện tích cây lương thực tăng, xong chưa ổn định….

- Sản lượng lương thực tăng liên tục qua các năm...

- Trong sản xuất lương thực: lúa giữa vai trò chủ đạo..

Bài 16.Dựa vào bảng số liệu sau đây :

Tình hình hoạt động của ngành công nghiệp năng lượng nước ta.

Năm 2000 2002 2004 2005

Than đá (triệu tấn) Dầu khí (triệu tấn)

Điện (tỉ Kwh)

11,6 16,2 26,6

16,4 16,8 35,8

27,3 20,0 46,2

34,0 18,5 53,3 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình hoạt động của ngành CN năng lượng nước ta.

b. Nêu những nhận xét và giải thích.

Gợi ý trả lời:

a. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường. Dầu và khí đốt thể hiện bằng 2 cột ghép, điện được thể hiện bằng đường.

Chú ý:

- Giá trị cao nhất của 3 loại trên 2 trục tung phải ngang nhau để dễ so sánh - Vẽ cột trước, vẽ đường sau.

- Khoảng cách giữa các năm phải tỉ lệ với nhau.

b. Nhận xét và giải thích:

- Than, dầu và điện đều tăng.

- Than tăng nhanh nhất 2,93 lần nhờ nhu cầu thị trường xuất khẩu mở rộng, việc khai thác đã được trang bị các thiết bị hiện đại

- Điện tăng 2 lần do nhu cầu tăng để phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá và do nước ta có tiềm năng lớn (than, dầu, khí đốt, thuỷ năng), cũng như việc đưa nhiều nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện vào hoạt động.

Bài 17. Dựa vào bảng số liệu sau:

Khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta giai đoạn 2000 - 2005 (đơn vị: tấn)

Năm Đường sắt Đường ô tô Đường sông Đường biển

2000 2005

6258 8838

141.139 212.263

43.015 62.984

15.552 33.118 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng vận chuyển của nước ta phân theo loại hình giao thông vận tải.

2. Nêu những nhận xét và giải thích.

Gợi ý trả lời.

1. Vẽ biểu đồ.

- Xử lí số liệu (tính cơ cấu)

Năm Tổng Đường sắt Đường ô tô Đường sông Đường biển 2000

2005

100 100

3,0 2,8

68,5 66,8

20,9 19,8

7,6 10,6

- Vẽ biểu đồ tròn. Hai vòng tròn cho hai năm tỉ lệ với nhau theo tổng khối lượng vận tải của từng năm.

+ Cho R2000= 1 đơn vị

+ Ta có R2005= √317308/206010.) đơn vị. ( 206.010 tấn là khối lượng vận tải cả năm 2000, 317.308 là khối lượng vận tải cả năm 2005).

- Ghi tên biểu đồ, năm, chú giải, giá trị vào từng phần.

2. Nhận xét và giải thích.

- Khối lượng vận tải hàng hóa năm 2005 tăng 1,54 lần so với năm 2000 do kinh tế nước ta tăngt trưởng mạnh, ngành giao thông vận tải phát triển để đáp ứng nhu cầu.

- Ngành đường ô tô tuy tỉ trọng có giảm nhưng vẫn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận tải do:

+ Phù hợp với địa hình nhiều đồi núi của nước ta.

+ Thích hợp với cự li vận chuyển ngắn, cơ động, nhất là trong thành phố, các vùng nông thôn. Là phương tiện phối hợp của các loại phương tiện

+ Là loại hình vận tải linh hoạt, không đòi hỏi lớn về vốn đầu tư và kĩ thuật nên phù hợp với điều kiện của nước ta

- Ngành đường sắt chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng giảm do:

+ Kém linh hoạt, cơ động, mạng lưới ít, phát triển chậm.

+ Cồng kềnh, thiết bị phương tiện lạc hậu, hiệu quả thấp.

- Ngành đường sông chiếm tỉ trọng đáng kể tuy nhiên đang có xu hướng giảm vì mạng lưới không được tăng cường thiếu cơ động

- Ngành đường biển tăng nhanh dù tỉ trọng chưa cao do:

+ Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển.

+ Những năm gần đây nước ta đẩy mạnh mở cửa, tăng cường kinh tế đối ngoại Bài 18. Cho bảng số liệu sau đây:

TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1988 – 2005

(Đơn vị : Triệu Rúp – USD )

Năm Tổng giá trị xuất nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu

1988 3.795,1 - 1.718,3

1990 5.156,4 - 348,4

1992 5.121,4 + 40,0

1995 13.604,3 - 2.706,5

1999 23.162,0 - 82,0

2002 35.830,0 - 2.770,0

2005 69.114,0 - 4648,0

1. Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta qua các năm (trình bày cách tính và kết quả).

2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu ở nước ta giai đoạn trên.

3. Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta.

Gợi ý trả lời.

1. Tính:

Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta qua các năm (Đơn vị: Triệu Rúp – USD )

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

1988 1.038,4 2.756,7

1990 2.404,0 2.752,4

1992 2.580,7 2.540,7

1995 5.448,9 8.155,4

1999 11.540,0 11.622,0

2002 16,530,0 19.300,0

2005 32.223,0 36.881,0

2. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ miền….

3. Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta.

- Tổng giá trị XNK của nước ta không ngừng tăng trong giai đoạn 1988 đến 2005 (tăng 9,4 lần, trong đó kim ngạch XK tăng 31 lần và kim ngạch NK tăng 13,4 lần ) . Như vậy, kim ngạch XK có tốc độ tăng nhanh hơn NK.

- Cán cân XNK có sự chuyển biến :

+ Năm 1988 cán cân XNK chênh lệch quá lớn.

+ Từ 1990 – 1992 cán cân XNK tiến tới cân đối. Năm 1992 lần đầu tiên nước ta xuất siêu.

+ Sau năm 1992 đến nay vẫn tiếp tục nhập siêu, do nhập nhiều tư liệu sản xuất phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, tuy nhiên cán cân giảm dần tiến tới cân bằng.

- Cơ cấu XNK cũng có sự thay đổi. Trong cả giai đoạn, tỉ lệ XNK luôn biến động, nhưng nhìn chung tỉ trọng XK tăng và tỉ trọng NK giảm.

+ Về XK: Giảm tỉ trọng hàng nông sản, tăng tỉ trọng hàng CN.

+ Về NK: Giảm tỉ trọng hàng tiêu dùng, tăng tỉ trọng hàng tư liệu sản xuất.

- Nguyên nhân :

+ Đa dạng các mặt hàng XK, đẩy mạnh các mặt hàng NK mũi nhọn như: gạo, cà phê, thuỷ sản, dầu thô, dệt may, dày dép, điện tử…

+ Đa dạng hoá thị trường XNK. Mở rộng thị trường XK sang Châu Mỹ, Châu Âu là các thị trường có lợi nhuận cao.

+ Đổi mới trong cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương XNK.

- Tồn tại : Mất cân đối giữa XK và NK, nhập siêu là chủ yếu.

- Nguyên nhân tồn tại :

+ Hàng XK chủ yếu là nông sản sơ chế, khoáng sản thô, hàng công nghiệp chế biến chưa nhiều.

+ Hàng NK chủ yếu lại là máy móc, thiết bị, vật tư giá thành cao.

Bài 19.Dựa vào bảng số liệu sau:

Cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1995-2005 (đơn vị là %).

Nhóm hàng 1995 1999 2000 2001 2002 2005 Hàng công nghiệp nặng và

khoáng sản

23,5 31,3 37,2 34,9 29,0 33,7

Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công

28,5 36,8 33,8 35,7 41,0 40,3

Hàng nông lâm thủy sản 46,2 31,9 29,0 29,4 30,0 26,0 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta thời kì 1995-2005.

2. Nêu những nhận xét Gợi ý trả lời

1. Vẽ biểu đồ:

-Vẽ biểu đồ miền. Vẽ 3 miền cho 3 nhóm hàng.

- Chú ý khoảng cách về thời gian.

- Ghi tên biểu đồ, chú thích, ghi giá trị vào từng miền 2. Nêu nhận xét

- Nhìn chung hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng tỉ trọng do sản lượng than đá và dầu khí xuất khẩu ngày càng tăng, giá dầu ngày càng cao.

- Hàng nông lâm thủy sản giảm tỉ trọng do việc giảm bớt xuất khẩu các nông sản thô khó tiêu thụ giá thành hạ để chuyển sang chế biến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, tao thêm việc làm.

- Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công tăng tỉ trọngnhờ việc đẩy mạnh chế biến các nông sản xuất khẩu, sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp nhóm B do có nhiều lợi thế về lao động thị trường, tài nguyên.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta đã có chuyển biến theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi thpt quốc gia năm 2016 môn địa lý (Trang 162 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)