Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới tại thái nguyên (Trang 22 - 25)

1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước

1.3.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Lai Châu

Lai Châu là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam với diện tích đất tự nhiên là 9068,8 km2. Trong đó khoảng 91,8% là diện tích đất Nông Lâm nghiệp, có nhiều lợi thế phát triển sản xuất ngô [29] với điều kiện khí hậu phù hợp cho cây ngô phát triển. Cây ngô được tỉnh Lai Châu xác định là cây trồng chính trong tái cơ cấu nông nghiệp và đã đóng góp vào nâng cao kinh tế của một bộ phận lớn đồng bào dân tộc sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa. Hiện nay huyện Tam Đường là huyện có trình độ thâm canh ngô tốt nhất tỉnh, đây cũng là lợi thế để phát triển các giống ngô lai. Bên cạnh những thuận lợi trên còn nhiều khó khăn, hạn chế đó là đất trồng ngô hầu hết độ dốc cao, kỹ thuật canh tác ngô trên đất dốc của bà con nông dân còn nhiều hạn chế gây xói mòn đất và bạc màu; thiếu các giống ngô có năng suất cao và đặc tính thích nghi với điều kiện bất thuận của thời tiết. Trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật còn thấp và không đồng đều giữa các vùng trồng ngô, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều hạn chế. Phần lớn địa bàn sản xuất ngô xa, diện tích sản xuất ngô manh mún nên hiệu quả sản xuất bị giảm do tăng chi phí vận chuyển (đầu vào và đầu ra), tăng chi phí lao động (khó thực hiện cơ giới hóa sản xuất). Công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch còn thiếu, hàng năm tổn thất sau thu hoạch đối với ngô là khá lớn. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên cần thực hiện một số giải pháp sau: Tập trung nghiên cứu, phát triển các giống ngô lai mới theo hướng năng suất, chất lượng, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khô hạn và mưa lũ; phát triển vùng sản xuất ngô tập trung, sản xuất theo hướng bền vững, tăng cường đầu tư thâm canh, chú trọng luân, xen canh ngô với các loại cây họ đậu.

Từ năm 2012 đến tháng 9 năm 2015 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lai Châu đã trồng thử nghiệm 7 giống ngô: NK66, NK54, NK6362, NK7328, SB099, LVN25, HN88 và thực hiện trình diễn 10 giống ngô: LVN66, LVN25, LVN885, LVN14, LVN146, CP511, CP501, CP3Q, VS36, NK67.

Các giống ngô đưa vào trình diễn đều sinh trưởng phát triển khá tốt, cho năng suất bình quân từ 50 -75 tạ/ha; giống cho năng suất cao như NK67 (75 tạ/ha);

CP501 và CP511 (70 tạ/ha). Trong đó, huyện Tam Đường trồng thử nghiệm giống SB099, LVN25, HN88 đạt năng suất từ 60-70 tạ/ha và trình diễn giống LVN66, LVN885 đạt năng suất 56-65 tạ/ha (năng suất trung bình của cả huyện năm 2014 là 34,17 tạ/ha). Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Lai Châu trong 5 năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.7.

Bảng 1.7: Tình hình sản xuất ngô tại Lai Châu giai đoạn 2010 - 2014

Năm Diện tích

(nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2010 19,4 25,5 49,6

2011 19,9 25,5 51,0

2012 21,4 27,0 57,9

2013 21,1 27,1 57,3

2014 22,1 28,1 62,1

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lai Châu, 2014) [2]

Số liệu bảng 1.7 cho thấy trong 5 năm gần đây diện tích trồng ngô của Lai Châu tăng dần qua các năm từ 19,44 nghìn ha (2010) lên 22,15 nghìn ha (2014). Năng suất tăng nhưng không đáng kể, giai đoạn 2010 - 2015 biến động từ 25,55 - 28,1 tạ/ha. Tuy nhiên do vụ Thu Đông năm 2013 có 1.195 ha bị chết do thời tiết khô hạn kéo dài nên sản lượng ngô năm 2013 giảm so với năm 2012 mặc dù diện tích và năng suất tăng.

Tam Đường là huyện miền núi của tỉnh Lai Châu, cây ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa. Khí hậu huyện Tam Đường chịu ảnh

hưởng chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 75-80% tổng lượng mưa trong năm. Tổng lượng mưa bình quân từ 1.800-2.000mm/năm, cao nhất 2.500mm/năm; mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong mùa này thường xuất hiện sương mù (bình quân 13 ngày/năm), sương muối (bình quân từ 2-3 ngày/năm). Nhiệt độ trung bình từ 22-26oC, biên độ dao động khá lớn: nhiệt độ cao nhất 35oC.

Số giờ nắng 2.100-2.300 giờ/năm. Độ ẩm không khí trung bình 83%. Điều kiện thời tiết đã ảnh hưởng đến cơ cấu thời vụ trồng ngô, tại đây bà con nông dân thường chủ yếu trồng ngô vào vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông. Ngô được trồng chủ yếu trên đất không chủ động nước (đất một vụ lúa và đất trồng màu, đất dốc). Tình hình sản xuất ngô của Huyện Tam Đường được trình bày ở bảng 1.8.

Bảng 1.8: Tình hình sản xuất ngô tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010 - 2014

Năm Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2010 3.350 31,85 10.680

2011 3.520 33,10 11.640

2012 4.110 34,08 14.020

2013 3.706 32,67 12.110

2014 4.820 34,17 16.460

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lai Châu, 2014) [2]

Số liệu bảng 1.8 cho thấy Tam Đường là một trong những huyện trồng nhiều ngô của tỉnh Lai Châu. Giai đoạn 2010 - 2014 nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng ngô tăng dần qua các năm. Riêng năm 2013, do vụ ngô thu đông gặp điều kiện thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến bất thường, nhiệt độ trung bình tháng 9 cao hơn trung bình năm 2012 từ 0,3 - 0,8oC. Đặc

biệt đầu tháng 10, nhiệt độ cao nhất từ 29 - 35oC. Một số diện tích ngô gieo trồng trước ngày 20/8 lại trỗ hạt vào thời kỳ nắng nóng nên khả năng thụ phấn, thụ tinh kém, dẫn đến ít hạt. Diện tích gieo trồng sau ngày 20/8 khi ngô đang trong giai đoạn chín sữa lại gặp thời tiết khô hạn, thiếu nước do vậy có hơn 500 ha cây ngô bị héo và chết, do đó diện tích, năng suất và sản lượng ngô thấp nhất từ 2011 đến nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới tại thái nguyên (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)