Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới tại thái nguyên (Trang 48 - 53)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2014 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

3.1.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý

Khả năng sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên đồng ruộng được biểu hiện qua các đặc điểm hình thái như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây và chỉ số diện tích lá....Đây là chỉ tiêu tổng hợp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như khả năng chống chịu với điều kiện môi trường của cây. Các chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Thông qua các chỉ tiêu này chúng ta có thể xác định được hình thái của các giống cũng như trạng thái sinh lý để có thể tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giống ngô sinh trưởng phát triển. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm năm 2014 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Đơn vị tính: cm THL/Giống

Chiều cao cây Chiều cao đóng bắp Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông

VS1003 211,37 179,23 89,33 77,47

TB391 195,10 186,00 83,43 82,40

LVN255 199,53 191,47 79,97 87,30

TB433 206,90 184,70 88,67 87,70

TB149 191,37 191,20 81,13 85,00

TB432 201,47 185,97 93,30 85,77

ĐH14-1 193,93 187,43 79,37 88,63

NK4300 (đ/c) 210,93 194,43 87,70 90,23

P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

CV% 2,8 2,4 5,9 4,6

LSD.05 9,73 7,92 8,82 6,89

* Chiu cao cây ca các t hp ngô lai

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống.

Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.

Đây là chỉ tiêu liên quan trực tiếp tới khả năng chống đổ và thụ phấn, thụ tinh.

Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là giai đoạn từ 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong.

Các giống có chiều cao thuận lợi cho thụ phấn, thụ tinh nhưng khả năng chống đổ kém. Ngược lại các giống có chiều cao thấp khả năng chống đổ tốt song khó khăn trong việc thụ phấn. Chiều cao cây phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân Hè cao hơn vụ Thu Đông. Do vụ Xuân Hè diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng của cây ngô (nhiệt độ trung bình từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014 dao động từ 22,7 -23,80C), vụ Thu Đông 2014 nhiệt độ trung bình từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 dao động từ 22,7- 17,50C. Tuy nhiên, năm 2014 nhiệt độ tối thấp ở Lai Châu tháng 10 và tháng 11 là 13,6 và 100C nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây ngô (phụ lục - Bảng 3.12).

Vụ Xuân hè, chiều cao cây dao động từ 191,37 - 211,37cm. Trong thí nghiệm các tổ hợp lai VS1003, TB433, TB432 có chiều cao cây tương đương với giống đối chứng (NK4300: 210,93 cm). Các tổ hợp lai còn lại có chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng ở mức độ tin cây 95%.

Vụ Thu Đông, chiều cao cây dao động từ 179,23 - 194,43 cm. Trong đó, tổ hợp lai LVN225, TB149 và ĐH14-1 có chiều cao cây tương đương đối chứng (NK4300: 194,43 cm). Các tổ hợp lai còn lại có chiều cao cây thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

* Chiu cao đóng bp

Cùng với chiều cao cây thì chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, gẫy, chống chịu sâu bệnh và khả năng cơ giới hoá của các giống ngô. Chiều cao đóng bắp được xác định bằng khoảng cách tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng.

Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống, ngoài ra còn chịu tác động của điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật canh tác. Những giống có chiều cao đóng bắp cao thì khả năng chống đổ kém. Tuy nhiên, nhưng giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả năng cơ giới hoá thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao cây thấp thì có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống ngô có thời gian sinh trưởng dài.

Vụ Xuân Hè 2014, chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm dao động từ 79,37 - 93,3cm. Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp ngô lai không có sự sai khác so với đối chứng. Song có sự sai khác giữa các tổ hợp lai trong thí nghiệm, trong đó tổ hợp lai VS1003, TB433 và NK4300 có chiều cao đóng bắp tương đương TB432 (TB432: 93,3 cm). Các tổ hợp còn lại có chiều cao đóng bắp thấp hơn TB432 ở mức tin cậy 95%.

Vụ Thu Đông 2014, các tổ hợp ngô lai thí nghiệm có chiều cao đóng bắp biến động từ 77,47 - 88,63 cm. Trong thí nghiệm tổ hợp lai VS1003 và TB391 có chiều cao đóng bắp thấp hơn đối chứng (NK4300: 90,23 cm) ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp còn lại có chiều cao đóng bắp tương đương đối chứng.

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây của các tổ hợp lai thí nghiệm biến động từ 40,1 - 46,3% (vụ Xuân Hè) và 43,2 - 47,4% (vụ Thu Đông), tương đối phù hợp cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và đảm bảo khả năng chống đổ.

* S

Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây ngô, đồng thời còn làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Vì vậy số lượng lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất của hạt. Ngoài ra số lá trên cây còn quyết định đến mật độ cây trồng của từng giống trên một đơn vị diện tích. Số lượng lá, chiều dài, chiều rộng, độ dày, lông tơ, màu lá, góc lá và gân lá thay đổi tùy theo từng giống khác nhau. Những giống có số lá trên cây nhiều, góc lá nhỏ, lá màu xanh đậm có khả năng quang hợp tốt. Số lá trên cây là đặc điểm tương đối ổn định và chủ yếu phụ thuộc vào giống. Kết quả theo dõi số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm năm 2014 tại Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

THL/Giống Số lá (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất) Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông

VS1003 17,73 18,07 3,09 2,43

TB391 17,40 18,13 3,52 3,25

LVN255 18,33 17,70 3,27 2,67

TB433 17,47 18,17 3,63 2,83

TB149 18,13 18,20 3,23 2,56

TB432 17,40 17,67 2,96 2,71

ĐH14-1 17,73 18,13 3,34 2,57

NK4300 (đ/c) 18,0 18,20 3,37 2,93

P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05

CV% 2,0 1,3 6,0 10,5

LSD.05 0,64 0,4 0,34 0,51

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy số lá/cây của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm không thay đổi nhiều giữa 2 mùa vụ, biến động từ 17,4 - 18,33 lá/cây (vụ Xuân Hè) và 17,67 - 18,2 lá/cây (vụ Thu Đông).

Các tổ hợp ngô lai vụ Xuân hè có số lá tương đương đối chứng (NK4300: 18 lá). Tuy nhiên nếu so sánh số lá của các tổ hợp lai trong thí nghiệm thì TB931, TB433 và TB432 có số lá ít hơn LVN255. Các tổ hợp còn lại có số lá tương đương LVN255.

Vụ Thu Đông, tổ hợp lai LVN255 và TB432 có số lá/cây ít hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các tổ hợp còn lại có số lá tương đương đối chứng (NK4300: 18,2 lá).

* Ch s din tích lá

Cũng như các loại cây trồng khác, lá ngô là cơ quan dinh dưỡng chính làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra vật chất khô cho cây. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) là chỉ tiêu liên quan đến hiệu suất quang hợp của cây ngô. Chỉ số diện tích lá của một giống phụ thuộc vào số lá trên cây, kích thước lá và mật độ trồng do vậy trong sản xuất để đạt được diện tích tối ưu cần điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật như mật độ gieo trồng, phân bón, chế độ nước ... một cách hợp lý. Để nghiên cứu đặc tính này người ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất). Qua nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang hợp là nâng cao hệ số diện tích lá.

Chỉ số diện tích lá tối ưu của ngô là 4m2lá/m2 đất.

Số liệu bảng 3.3 cho thấy vụ Xuân hè chỉ số diện tích lá biến động từ 2,96 - 3,63 m2lá/m2. Trong đó tổ hợp lai TB432 có chỉ số diện tích lá thấp hơn giống đối chứng (NK4300: 3,37 m2lá/m2) đất. Các tổ hợp còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Thu Đông, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai thấp hơn so với vụ Xuân Hè, biến động từ 2,43 - 3,25 m2 lá/m2 đất. Không có sự sai khác chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai thí nghiệm so với đối chứng. Tuy nhiên, nếu so sánh các tổ hợp lai với nhau thì TB433 và giống NK3400 có chỉ số diện tích lá tương đương TB391 (TB391: 3,25 m2 lá/m2). Các tổ hợp còn lại có chỉ số diện tích lá thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới tại thái nguyên (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)