Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới tại thái nguyên (Trang 44 - 48)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2014 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm

Sinh trưởng và phát triển là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý trong cây, có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời nhau.

Sinh trưởng, phát triển có quan hệ mật thiết đan xen lẫn nhau ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của cây trồng.

Như vậy thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính bằng tổng số ngày từ khi gieo hạt đến khi chín sinh lý, thời gian này dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất và công tác khoa học, giúp cho việc bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý, đồng thời còn có ý nghĩa trong lựa chọn các giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.

Kết quả nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm năm 2014 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu được trình bày ở bảng 3.1.

* Giai đon t gieo đến mc

Là thời gian hạt ngô được gieo xuống đất cho đến khi có khoảng 50%

số cây/ô có bao lá mầm lên khỏi mặt đất. Giai đoạn này nhanh hay chậm ngoài phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện bên ngoài như nhiệt độ không khí, ẩm độ đất.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy thời gian từ gieo đến mọc của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm dao động từ 6 - 8 ngày (vụ Xuân Hè) và từ 5 - 6 ngày (vụ Thu Đông).

Vụ Xuân Hè các tổ hợp lai mọc muộn hơn, do giai đoạn này (tháng 4), trời nắng nóng, ít mưa, độ ẩm đất thấp nên hạt ngô nảy mầm chậm. Trong thí nghiệm tổ hợp lai TB391, TB149, ĐH14-1 mọc sớm nhất (6 ngày sau gieo), tổ hợp lai VS1003 mọc muộn nhất (8 ngày sau gieo). Các tổ hợp còn lại thời gian từ gieo đến mọc tương đương đối chứng (NK4300: 7 ngày sau gieo).

Vụ Thu đông các tổ hợp ngô thí nghiệm mọc sớm hơn, do thời vụ trồng tháng 8 có mưa, đất ẩm nên hạt nảy mầm nhanh. Trong thí nghiệm tổ hợp lai VS1003, LVN255, TB149 và ĐH14-1 mọc sớm nhất (5 ngày sau gieo). Các tổ hợp còn lại thời gian từ gieo đến mọc tương đương đối chứng (NK4300: 6 ngày sau gieo)

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát dục của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2014

Đơn vị: Ngày

THL/Giống

Thời gian từ gieo đến

Mọc Trỗ cờ Tung

phấn Phun râu Chín sinh

XH TĐ XH TĐ XH TĐ XH TĐ XH TĐ

VS1003 8 5 72 67 72 67 72 72 114 100

TB391 6 6 68 66 68 66 69 69 114 98

LVN255 7 5 69 65 70 66 70 70 114 100

TB433 7 6 71 67 72 67 72 72 115 99

TB149 6 5 66 65 66 65 67 67 113 99

TB432 7 6 69 65 70 65 70 70 117 99

ĐH14-1 6 5 69 65 70 66 70 70 114 99 NK4300

(Đ/c) 7 6 71 66 71 66 69 69 115 101

* Giai đon t gieo đến tr c

Đây là giai đoạn sinh trưởng dài nhất của cây ngô, được chia thành nhiều giai đoạn nhỏ khác nhau (giai đoạn nảy mầm, cây con, vươn cao, phân hóa cơ quan sinh sản và thời kỳ nở hoa).

Giai đoạn từ khi mọc đến 3-4 lá thật, cây con sinh trưởng dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, lúc này bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ hút nước. Khi đạt 3-4 lá trở đi thì cây chuyển sang hút dinh dưỡng ngoài đất. Giai đoạn 7-9 lá đến trỗ cờ, đây là giai đoạn cây ngô sinh trưởng nhanh nhất. Giai đoạn trỗ cờ được tính từ khi xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ, đây là giai đoạn hình thành nguồn chứa nên rất quan trọng và là thời kỳ ảnh hưởng lớn đến năng suất ngô, nếu trong giai đoạn ngô xoáy nõn (trước trỗ 15-20 ngày) mà gặp hạn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt, giảm số hoa, số hạt và giảm năng suất.

Số liệu bảng 3.1 cho thấy thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp lai thí nghiệm dao động từ 66 - 72 ngày (vụ Xuân Hè), 65 - 67 ngày (vụ Thu Đông). Vụ Xuân Hè các tổ hợp ngô lai VS1003 trỗ cờ muộn nhất (72 ngày sau gieo), tổ hợp TB433 có thời gian từ gieo đến trỗ tương đương đối chứng (71 ngày). Các tổ hợp ngô còn lại có thời gian từ gieo đến trỗ cờ sớm hơn so với giống đối chứng. Vụ Thu Đông các tổ hợp lai trỗ sớm hơn vụ Xuân Hè.

Trong thí nghiệm tổ hợp VS1003 và TB433 trỗ muộn nhất (67 ngày sau gieo), tổ hợp TB391 trỗ tương đương đối chứng (NK4300: 66 ngày sau gieo). Các tổ hợp còn lại trỗ sớm hơn đối chứng.

* Giai đon t gieo đến tung phn, phun râu

Thời gian tung phấn, phun râu diễn ra trong khoảng thời gian không dài. Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến năng suất ngô. Ở thời kỳ cây ngô trỗ cờ, phun râu cây gần như ngừng phát triển thân lá, những vẫn tiếp tục hút các chất dinh dưỡng từ đất. Ở giai đoạn này yêu cầu điều kiện ngoại cảnh rất khắt khe, nhiệt độ thích hợp khoảng 22-250C. Giai đoạn này cây ngô

cần rất nhiều nước, độ ẩm thích hợp 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Trong điều kiện tốt, đặc biệt là thời tiết thuận lợi quá trình thụ tinh tiến hành tốt bắp mới nhiều hạt.

Trong quá trình tung phấn, phun râu nếu giống có khoảng cách giữa tung phấn và phun râu trùng nhau hoặc khoảng cách này gần nhau thì rất tốt cho quá trình hình thành hạt, vì vậy khoảng cách này sẽ quyết định số lượng hạt và là yếu tố tạo thành năng suất. Ngược lại nếu khoảng cách này quá lớn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu vào giai đoạn trổ cờ, phun râu mà gặp lúc nắng nóng dữ dội (nhiệt độ lên trên 35 độ C và độ ẩm không khí xuống dưới 50%) thì hạt phấn có khi đã bị chết khô. Nếu gặp trời mưa kéo dài đúng lúc trỗ cờ, phun râu thì hạt phấn dễ dàng bị rửa trôi hoặc dính bết vào với nhau.

Vụ Xuân Hè 2014, các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có thời gian gieo đến tung phấn dao động từ 66 - 72 ngày. Trong thí nghiệm tổ hợp lai VS1003 và TB433 tung phấn muộn nhất (72 ngày sau gieo) muộn hơn đối chứng (NK4300: 71 ngày sau gieo). Các tổ hợp lai còn lại trung phấn sớm hơn đối chứng, trong đó TB149 tung phấn sớm nhất (66 ngày sau gieo).

Vụ Thu Đông, các tổ hợp lai thí nghiệm có thời gian có thời gian gieo đến tung phấn sớm hơn vụ Xuân Hè, dao động 65 - 67 ngày. Trong thí nghiệm tổ hợp lai TB149, TB432 tung phấn sớm nhất (65 ngày sau gieo) và tổ hợp VS1003, TB433 tung phấn muộn nhất (67 ngày sau gieo). Các tổ hợp còn lại thời gian từ gieo đến tung phấn tương đương đối chứng (NK4300: 66 ngày sau gieo).

Khoảng cách tung phấn - phun râu của các tổ hợp lai ngắn chênh lệch từ 0 - 1 ngày (kể cả 2 mùa vụ). Trong đó 3 tổ hợp VS1003, LVN255 và TB432 có thời gian tung phấn phun trùng nhau ở cả 2 vụ, các tổ hợp khác chênh lệch 1 ngày. Nhìn chung các tổ hợp lai thí nghiệm có khoảng cách tung

phấn đến phun râu ngắn rất thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh để hình thành hạt.

* Giai đon chín sinh lý

Giai đoạn chín sinh lý là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của cây ngô. Ở giai đoạn này nếu gặp nhiệt độ thuận lợi quá trình tích lũy vật chất vào hạt nhanh hơn. Sự tích luỹ chất khô trong hạt đạt mức tối đa và tất cả các hạt trên bắp cũng đã đạt trọng lượng khô tối đa của nó. Giai đoạn này được xác định khi vật chất khô trong hạt đạt tối đa, lớp tinh bột đã hoàn toàn tiến đến cùi và sẹo đen hoặc nâu đã hình thành. Lớp đen này bắt đầu hình thành từ các hạt đỉnh bắp đến các hạt đáy bắp. Hạt ngô lúc này ở thời điểm chính sinh lý và kết thúc sự phát triển. Lá bi và nhiều lá không còn xanh nữa. Độ ẩm của hạt ở thời gian này tuỳ thuộc vào giống và điều kiện môi trường, trung bình khoảng 30%.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, vụ Xuân Hè 2014 các tổ hợp ngô lai thí nghiệm có thời gian từ gieo đến chín sinh lý biến động từ 113 - 117 ngày thuộc nhóm chín trung bình. Vụ Thu Đông dao động từ 98 - 101 ngày thuộc nhóm chín sớm phù hợp với điều kiện của Lai Châu.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai mới tại thái nguyên (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)