Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro thuế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh kiên giang (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT

1.3. Bài học kinh nghiệm

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro thuế

Trong lĩnh vực thuế, rủi ro được chia ra làm 4 loại: Rủi ro trong đăng ký thuế;

rủi ro về thời hạn tuân thủ; rủi ro kê khai thuế; rủi ro nộp thuế

Những rủi ro trên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thu thuế của Nhà nước. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, việc xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá rủi ro về thuế là hoàn toàn cần thiết, tránh được những yếu tố cảm tính, cũng như làm tăng tính công bằng, rõ ràng, minh bạch trong đánh giá và kiểm soát RRthuế.

31 Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

Năm 2004, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã công bố báo cáo hướng dẫn về “Quản lý rủi ro tuân thủ: Quản lý và cải thiện tuân thủ thuế”. Báo cáo này viết, tất cả các giai đoạn của quy trình quản lý rủi ro đã được hướng dẫn chi tiết cho các cơ quan thuế của các nước thành viên, bao gồm đánh giá khái quát về đối tượng nộp thuế, nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, phân tích hành vi tuân thủ, xác định các hình thức xử lý, áp dụng các biện pháp và đánh giá các kết quả đạt được. Báo cáo đã đề xuất mô hình chi tiết để nhận diện rủi ro, trong đó khẳng định các tiêu chí đánh giá rủi ro là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của mô hình.

Năm 2009, OECD tiếp tục đưa ra hướng dẫn thông qua báo cáo chi tiết trong

“Diễn đàn quản lý thuế: Quản lý tuân thủ thuế đối với nhóm các doanh nghiệp lớn”.

Trong đó, các chỉ số để đánh giá rủi ro đưa ra bao gồm: (i) các thay đổi lớn về tình hình tài chính hoặc thuế phát sinh so với các năm trước/các doanh nghiệp (DN) cùng ngành; (ii) những thay đổi giữa hiệu quả kinh doanh và thuế phát sinh không giải trình được;

(iii) lỗ, lỗ liên tiếp, số thuế phát sinh; liêntiếp có số thuế phải nộp ít hoặc không phải nộp; (iv) yếu kém trong tuân thủ quy trình thuế; kết quả thuế không phù hợp với mục đích chính sách pháp luật thuế; (v) sự khác biệt giữa các yếu tố trong kê khai các loại thuế (thuế TNDN và GTGT…); (vi) doanh thu tăng nhưng thuế phát sinh giảm…

Đầu năm 2012, OECD tiếp tục đưa ra báo cáo về tuân thủ thuế đối với nhóm DN vừa và nhỏ nhưng chủ yếu tổng hợp các phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ thuế của nhóm đối tượng này, không đi sâu vào bộ chỉ số đánh giá. Đến tháng 04/2013, OECD đã đưa ra dự thảo sổ tay hướng dẫn về đánh giá rủi ro trong lĩnh vực chuyển giá, một vấn đề mấu chốt đối với cơ quan thuế các quốc gia nhằm hạn chế các công ty đa quốc gia chuyển giá, kê tăng chi phí, giảm lãi, báo lỗ và gây thất thu lớn về thuế TNDN phải nộp...

Tiếp đó, trong “Bản sách trắng về chuyển giá” được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, OECD đã bổ sung thêm một số tiêu chí để nhận diện rủi ro trong chuyển giá của các công ty đa quốc gia này, như chuyển giao tài sản cố định cho các bên liên quan, tái cấu trúc kinh doanh, lỗ liên tiếp, số chuyển lỗ lớn, không có hoặc không đủ chứng từ chứng minh các giao dịch chuyển nhượng, các khoản nợ lớn. Đây chính là những tiêu

32

chí đề xuất để đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định đánh giá và kiểm soát RR với nhóm đối tượng này.

Ủy ban châu Âu

Trong hướng dẫn quản lý rủi ro dành cho các cơ quan thuế của các nước đã đề xuất rất rõ về quy trình quản lý rủi ro. Tuy không đưa ra một bộ tiêu chí thống nhất áp dụng cho khu vực do hệ thống thuế mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau nhưng Ủy ban châu Âu (EC) khuyến nghị, những tiêu chí do các quốc gia áp dụng cần phải cụ thể, phải đo lường được (ví dụ như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn x% hay chênh lệch doanh thu là x% so với đối tượng nộp thuế tươngđồng khác) và điều quan trọng là cần phải xây dựng và khai thác các phần mềm, các kho dữ liệu làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá những tiêu chí đó.

Hướng dẫn cũng đưa ra ví dụ một số điểm chính trong tình hình triển khai công tác quản lý rủi ro về thuế của một số nước như Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Ba Lan, Italia, Áo, Đức và Hy Lạp. Các quốc gia này đã xây dựng được các phần mềm, kho dữ liệu và đưa ra các bộ tiêu chí đánh giá với từng đối tượng (DN, cá nhân), phân loại rủi ro theo từng sắc thuế (thuế VAT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và các sắc thuế khác) cũng như quy trình kiểm soát áp dụng sau bước đánh giá rủi ro.

Liên bang Nga

Tại Liên bang Nga, mọi kế hoạch, quy trình, thủ tục và nội dung cũng như phương pháp thanh, kiểm tra thuế do cơ quan thuế phê duyệt và ban hành đều dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro đối với đối tượng nộp thuế một cách độc lập và công khai.

Trong thực tế, từ nửa cuối năm 2007, hệ thống tiêu chí đó đã trở thành một công cụ của các cơ quan thuế nhằm khuyến khích đối tượng nộp thuế tăng tính minh bạch trong áp dụng căn cứ tính thuế, tăng khả năng sinh lợi cho DN, tránh tổn thất do các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời giảm khả năng phải hoàn thuế. Tuy nhiên, công cụ này chưa trở thành một công cụ duy nhất cho việc lập kế hoạch thanh, kiểm tra thuế trên toàn Liên bang Nga vào năm 2008. Do vậy, việc phân tích các hoạt động kinh tế và tình hình hình tài chính để phân loại, lựa chọn đối tượng nộp thuế cho kế hoạch đánh giá và kiểm soát RRthuế của các cơ quan thuế trên cơ sở phương pháp luận và hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu chỉ được thực hiện đồng bộ từ năm 2009.

33

Tiếp đó, Quyết định số N MM-3-06/333@ ngày 30/05/2007 và quyết định sửa đổi số N MMB-7-2/461@ ngày 22/09/2010 của Tổng cục thuế Liên bang Nga “Về việc phê chuẩn hệ thống nguyên tắc lập kế hoạch thanh kiểm tra thuế" đã tạo ra một hệ thống các nguyên tắc lập kế hoạch kiểm tra thuế (cho các cơ quan thuế) và các tiêu chí tự đánh giá rủi ro về thuế (đối với đối tượng nộp thuế).

Hệ thống các nguyên tắc này nhằm hướng tới: (i) Thống nhất các nguyên tắc trong lập kế hoạch thanh, kiểm tra thuế trên toàn Liên bang; (ii) Nâng cao tính tuân thủ và hiểu biết của đối tượng nộp thuế; (iii) Bảo đảm tăng nguồn thu ngân sách trên cơ sở tăng số lượng đối tượng nộp thuế tự nguyện và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế; (iv) Giảm số lượng đối tượng nộp thuế hoạt động trong “vùng tối” (trốn thuế); (v) Cập nhật và cung cấp thông tin đầy đủ cho đối tượng nộp thuế về các tiêu chí lựa chọn các đối tượng chịu thanh, kiểm tra thuế.

Với những mục tiêu đó, thông qua quyết định ban hành, Tổng cục thuế Liên bang Nga đã phổ biến rộng rãi 12 tiêu chí để giúp cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế có thể tiếp cận dễ dàng và minh bạch các tiêu chí lựa chọn, bao gồm: (1) Tỷ lệ thuế trích nộp thấp hơn trung bình ngành; (2) Kê khai lỗ trên các báo cáo tài chính, báo cáo thuế trong thời gian dài; (3) Kê khai trên báo cáo thuế giá trị thuế được khấu trừ lớn trong kỳ báo cáo; (4) Tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ; (5) Lương bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình ngành trong cùng khu vực; (6) DN có số thuế kê khai gần với số thuế kê khai của các DN thuộc đối tượng áp dụng chế độ thuế ưu đãi/đặc biệt do Tổng cục thuế Liên bang quy định; (7) Cá nhân/hộ kinh doanh kê khai chi phí tối đa gần với thu nhập trong kỳ; (8) DN có giao dịch, mua bán với các bên có quan hệ liên kết; (9) DN chưa thực hiện giải trình về chênh lệch các số liệu trên báo cáo theo yêu cầu của cơ quan thuế; (10) DN có chuyển đổi hoặc đăng ký lại với cơ quan thuế do thay đổi trụ sở (hoặc địa bàn hoạt động); (11) Có chênh lệch lớn các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời theo các số liệu trên báo cáo tài chính so với các DN cùng ngành; (12) DN có dấu hiệu không minh bạch trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sau khi đưa ra 12 tiêu chí đánh giá rủi ro thuế để lựa chọn các đối tượng thanh kiểm tra, Tổng cục thuế Liên bang Nga đã thực hiện mô hình hóa và triển khai đồng bộ các văn bản hướng dẫn, ứng dụng công nghệ thông tin để thống nhất kiểm soát

34

thông tin của đối tượng nộp thuế (từ đăng ký đến kê khai, quyết toán thuế) và tạo ra cơ sở dữ liệu đồng bộ với các cơ quan ban ngành khác. Chỉ với 12 tiêu chí, các cơ quan thuế có thể đánh giá được khá toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của đối tượng nộp thuế để từ đó có thể chọn ra danh sách các đối tượng nộp thuế có rủi ro cao nhất.

Nếu như trước đây, trung bình cứ 10 đối tượng nộp thuế thì phải thanh, kiểm tra 1 đối tượng thì giờ đây tỷ lệ kiểm tra đồng bộ tại cơ sở - đối tượng nộp thuế là 1%

(trong khi tỷ lệ này ở các nước OECD là 3%)…

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh kiên giang (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)