CHƯƠNG 1: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT
1.3. Bài học kinh nghiệm
1.3.2. Bài học cho Việt Nam
1.3.2.1. Bài học kinh nghiệm cho công tác kiểm tra thuế tỉnh Kiên Giang
Từ các kinh nghiệm trong công tác kiểm tra thuế của các nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác kiểm tra thuế của Việt Nam như sau :
Thứ nhất,công tác chỉ đạo điều hành phải thường xuyên, sát sao và gắn với việc giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Việc tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hướng triển khai công tác kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế theo ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Đồng thời, phải có sự linh hoạt trong đề xuất bổ sung nhiệm vụ thanh tra theo diễn biến rủi ro và khai thác tăng thu thực tế của DN theo từng ngành nghề, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thường xuyên báo cáo đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
Đối với những trường hợp quan trọng liên quan đến số thu lớn, các giaodịch mới phát sinh hoặc phức tạp chưa có quy định cụ thể Cục Thuế đã tổ chức trao đổi lấy ý kiến của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, lãnh đạo cấp trên và các bên liên quan để tìm ra phương án giải quyết phù hợp.
Thứ hai,coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế.
Đối với công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế, được triển khai bằng phương pháp tính điểm rủi ro để sang lọc rủi ro. Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách người nộp thuế phân tích rủi ro được công khai, lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các chi cục thuế và các bộ phận kê khai kế toán thuế
35
nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tượng thanh tra. Khi đã lựa chọn kế hoạch thanh tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu tính điểm rủi ro để lựa chọn DN thuộc kế hoạch kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bước giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra.
Đối với công tác kiểm tra sau khi nhận kế hoạch được giao các phòng ban thanh tra đã triển khai phân tích bước 1 để rà soát toàn bộ kế hoạch thanh tra dựa trên các tiêu chí chủ yếu như doanh thu, số lỗ phát sinh, số tiền hoàn thuế, ngành nghề kinh doanh, số năm chưa được kiểm tra để tiếp tục định hướng trong công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch.
Thứ ba,tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra.
Xác định đây là việc làm thường xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, các cơ quan thuế nên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thôngbáo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế.
Thứ tư,tăng cường công tác giám sát hoạt động kiểm tra thuế.
Việc làm này cần được thực hiện từ trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra cho tới khi kết thúc, lưu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiệnvà đôn đốc thu nộp sau thanh tra, kiểm tra thông qua hệ thống các biểu mẫu được chuẩn hóa.
Thứ năm,tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kế khai thuế của người nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra có hiệu quả như: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro…
Thứ sáu,tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, kiểm tra.
Xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác quản lý thuế nói chung và các tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc
36
nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện.
1.3.2.2. Bài học xây dựng bộ tiêu chí quản lý rủi ro thuế cho Việt Nam
Cơ quan Thuế Việt Nam đã đưa ứng dụng phần mềm phân tích rủi ro người nộp thuế vào phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra thuế (TPR) nhằm đánh giá rủi ro các DN do các Cục, Chi cục thuế quản lý.
Bên cạnh đó, một bộ tiêu chí tĩnh thí điểm cũng đã được xây dựng và đề xuất làm nền tảng để đánh giá rủi ro dựa trên 2 nguyên tắc: (1) đánh giá lịch sử tuân thủ pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế, sự biến động về kê khai thuế qua các kỳ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN; (2) dựa trên phân loại quy mô DN, doanh thu và thuế thu nhập phát sinh hàng năm.
Ngoài ra, hiện nay, cơ quan Thuế cũng đang áp dụng những ngưỡng chỉ tiêu để xác định 4 nhóm DN có dấu hiệu rủi ro yêu cầu thanh tra: (i) Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ 2 năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu; (ii) Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ; (iii) Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước; (iv) Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở vềtrước.
Tuy nhiên, quản lý rủi ro không chỉ nên dựa trên những tài liệu do đối tượng nộp thuế cung cấp mà cả những tài liệu khác mà cơ quan thuế thu thập được, như: tài liệu từ bên thứ ba; các thông tin trên mạng internet; các cơ sở dữ liệu kinh tế (tăng trưởng kinh tế, chỉ số kinh tế trung bình ngành hoặc của một số DN từng ngành, thu nhập lao động bình quân theo ngành..); cơ sở dữ liệu ngành thuế (lịch sử tuân thủ, số lần kê khai nộp, số lần chậm nộp, số lần bị phạt...
Ngoài những bộ tiêu chí đánh giá rủi ro trong thanh tra thuế đã có sẵn, cơ quan Thuế Việt Nam nên sử dụng một số những tiêu chí quản lý rủi ro thuế sau:
Một là, lỗ, lỗ liên tiếp; liên tiếp có số thuế phải nộp ít hoặc không phải nộp;
Hai là, biến động của tỷ lệ thuế TNDN và thuế GTGT phát sinh trên doanh thu (Doanh thu tăng nhưng thuế phát sinh giảm);
37
Ba là, thuế phát sinh/giảm sút so với các năm trước/ so với các DN cùng ngành không giải trình được; kết quả thuế không phù hợp với mục đích chính sách pháp luật thuế;
Bốn là, các thay đổi lớn về tình hình tài chính, biến động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh (hệ số khả năng thanh toán tổng quát, lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (ROS), giá vốn/doanh thu thuần, tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/ doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE)).
Năm là, yếu kém trong tuân thủ quy trình thuế: không đăng ký thuế, chậm đăng ký thuế, chậm nộp tờ khai thuế, không kê khai thuế, chậm nộp thuế…;
Sáu là, sự khác biệt giữa các yếu tố trong kê khai các loại thuế (ví dụ thuế TNDN và GTGT….);
Bảy là, thời gian của quá trình tiến hành kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế.
Tóm tắt chương 1
Tại chương 1, tác giảđã trình bày một cách hệ thống và khái quát các lý luận về thuế, kiểm soát rủi ro, đánh giá kiểm soát rủi ro, các yếu tốcơ bản ảnh hưởng tới đánh giá rủi ro kiểm soát. Tác giả cũng đã tổng hợp, khái quát hóa các nghiên cứu trong nước của một số tác giả và tổ chức Trần Thị Minh Hà, Thái Ninh, Nguyễn Quốc Huy về đánh giá kiểm soát rủi ro đồng thời cũng nêu kinh nghiệm của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam. Từđó đã tạo tiền đề cho việc hình thành phương pháp nghiên cứu định tính cho đề tài của mình và ứng dụng vào phân tích chương 2 của luận văn.
38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG KIỂM TRA TẠI CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG