CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG
2.3. Đánh giá về thực trạng đánh giá kiểm soát trong kiểm tra tại C ục thuế Kiên Giang
2.3.1. Kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế 2012 -2014
2.3.1.2 Kết quả thực hiện truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra
Từ năm 2012 đến năm 2014 Cục Thuế tỉnh Kiên Giang đã thanh tra, kiểm tra được 2.467 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số tiền thuế truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính là 130.103 triệu đồng, trong đó: Thanh tra 156 doanh nghiệp truy thu và phạt 48.045 triệu đồng, kiểm tra được 2.311 doanh nghiệp truy thu và phạt 82.057 triệu đồng, bình quân mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra truy thu và phạt 52,74 triệu đồng. Đặc biệt mỗi cuộc thanh tra truy thu và phạt 307,98 triệu đồng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Kết quả truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra thuế từ năm 2012-2014 . Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT Chỉ tiêu
Số DN thanh tra, kiểm
tra
Số thuế truy thu
Số tiền phạt
Tổng cộng truy thu và
phạt
Tổng cộng truy thu và phạt BQ/DN 1 Thanh tra 156 34.002
14.043 48.045 307,98 2 Kiểm tra 2.311 63.074
18.984 82.057 35,51 Tổng cộng 2.467 97.076 33.027 130.103 52,74
Nguồn: Cục Thuế Kiên Giang
60
Nhìn chung kết quả truy thu và phạt bình quân một doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm tra chưa cao là do việc đánh giá, nhận định hình hình và chọn ĐTNT để thanh thanh, kiểm tra hiệu quả chưa cao, tình trạng trốn, tránh thuế ngày càng tinh vi và phức tạp, hơn nữa Kiên Giang là một tỉnh có nhiều huyện, thị thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tại những địa bàn này được nhà nước khuyến khích đầu tư, ưu đãi về thuế suất thuế TNDN (10%) trong 15 năm và thời gian miễn, giảm thuế TNDN 12 năm, do vậy khi thanh tra, kiểm tra phát hiện số thuế TNDN phát sinh lớn nhưng họ vẫn còn được hưởng ưu đãi từ đó số thuế TNDN truy thu không cao.
Những hành vi vi phạm của NNT được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra 1. Về kế toán
- Sổ sách kế toán, báo cáo tài chính:
+ Mở sổ sách kế toán không đầy đủ, không đúng mẫu theo qui định của chế độ kế toán.
+ Chưa áp dụng đúng chế độ kế toán theo quy định, chưa mở đầy đủ một số sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu của công tác quản lý.
+ Thực hiện kế toán trên máy tính nhưng cuối kỳ không thực hiện các hướng dẫn theo quy định của pháp luật kế toán (không in, không đóng quyển; hoặc in nhưng không ghi tên đơn vị kế toán, tên sổ, ngày, tháng, năm; không đóng dấu giáp lai…).
+ Hạch toán không đúng hoặc hạch toán không đầy đủ nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán.
+ Việc ghi sổ sách kế toán không rõ ràng, còn tẩy xóa đặc biệt là một số doanh nghiệp vừa và nhỏ; ghi sai lệch, không logic giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết.
+ Không đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định, việc lưu trữ không khoa học dẫn đến khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra.
61
+ Sử dụng hai hệ thống kế toán, một hệ thống sổ sách kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, một hệ thống kế toán dùng để kê khai với cơ quan nhà nước.
+ Một số đơn vị chưa lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính chậm trễ.
- Chứng từ kế toán, hóa đơn:
+ Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để khấu trừ thuế GTGT đầu vào trong hoạt động kinh doanh nông sản hoặc để hợp thức hóa hàng hóa trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
+ Mua bán hóa đơn chứng từ để hợp thức hóa hồ sơ xuất khẩu (khống) nhằm mục đích chiếm đoạt tiền hoàn thuế nhà nước, trường hợp này đã xuất hiện ở các huyện vùng biên giới Việt Nam-Campuchia.
+ Lập chứng từ thanh toán (khống) để hợp thức hóa các khoản chi không có thực (bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả…).
+ Bán hàng xuất hóa đơn chậm so với thời gian quy định, nhất là lĩnh vực xây dựng cơ bản; viết hóa đơn sai thuế suất thuế GTGT; lập hóa đơn không theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
+ Hóa đơn không ghi đầy đủ nội dung như mã số thuế, địa chỉ, tên đơn vị bán, mua hàng.
+ Ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn so với giá bán thực tế như mặt hàng ô tô, xe máy, đồ gia dụng…
+ Trong lĩnh vực xây dựng: Một số hàng hóa mua vào sử dụng công trình xây dựng không có hóa đơn, chứng từ khi nghiệm thu công trình thì hoàn thiện chứng từ do đó thực tế chứng từ không khớp đúng với thời điểm phát sinh theo tiến độ xây lắp công trình.
+ Lập chứng từ kế toán không trung thực, chưa đúng với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Số lượng hàng hóa xuất khẩu trên tờ khai hải quan không phù hợp với số lượng hàng hóa thực xuất khẩu.
62
+ Làm giả tờ khai hải quan để hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu khống (nhằm mục đích chiếm đoạt tiền hoàn thuế).
+ Một số doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích mua bán hóa đơn để hợp thức hóa hồ sơ xuất khẩu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước.
+ Lưu chuyển tiền mặt qua đường tiểu ngạch không minh bạch, phi thực tế (Một lượng tiền mặt được vận chuyển xoay vòng nhiều lần qua đường tiểu ngạch).
+ Lập chứng từ kế toán không đầy đủ, không đúng biểu mẫu quy định; lưu trữ chứng từ kế toán không đầy đủ theo quy định.
2. Về việc chấp hành pháp luật thuế - Thuế GTGT:
+ Thuế GTGT đầu ra:
• Những công trình, hạng mục công trình xây dựng đã nghiệm thu bàn giao nhưng không xuất hóa đơn kê khai thuế GTGT đầu ra; bán hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thu được tiền… không hạch toán doanh thu và kê khai thuế GTGT đầu ra.
• Kê khai sót hóa đơn đầu ra hoặc kê khai không đúng quy định.
• Kê khai không đầy đủ doanh thu tính thuế; kê khai thấp hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn.
• Nhận tiền thanh toán khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ qua tài khoản cá nhân, để ngoài sổ sách kế toán, không kê khai doanh thu dẫn đến thiếu thuế GTGT phải nộp.
• Phản ánh hoặc hạch toán không kịp thời các khoản doanh thu phát sinh dẫn đến kê khai không kịp thời thuế GTGT đầu ra tương ứng với thu nhập từ bán phế liệu, giá trị công trình, hàng mục công trình đã nghiệm thu bàn giao.
• Hàng hóa, dịch vụ bán lẻ cho người tiêu dung thường không xuất hóa đơn hoặc xuất khóa đơn thấp hơn so với giá trị thực tế.
• Xác định sai thuế suất thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ bán ra dẫn đến khai thiếu thuế GTGT đầu ra.
63
• Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng ký hợp đồng thi công với chủ đầu tư theo phương thức bao thầu nguyên vật liệu nhưng khi xuất hóa đơn tách riêng phần giá trị máy móc, thiết bị hoặc tách riêng giá trị nguyên vật liệu kê khai thuế suất thuế GTGT đầu ra 5%, thay vì phải kê khai toàn bộ công trình theo thuế suất thuế GTGT là 10%, từ đó làm thất thu cho ngân sách nhà nước.
• Mua bán hàng hóa, dịch vụ để ngoài sổ sách kế toán (không kê khai hóa đơn đầu vào, khi bán không xuất hóa đơn đầu ra).
• Xuất hàng hóa bù trừ công nợ hoặc tiêu dùng cá nhân không kê khai thuế GTGT đầu ra.
+ Thuế GTGT đầu vào:
• Xác định sai đối tượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế; xác định không đúng đối tượng chịu thuế GTGT dẫn đến việc phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ không đúng quy định.
• Khai thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn chi phí không liên quan đến hoạt động SXKD của đơn vị (chi tiêu dùng cá nhân, chi hộ nhà cung cấp, chi cho văn phòng đại diện công ty mẹ…).
• Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của những hàng hóa, dịch vụ không phục vụ cho hoạt động SXKD, không liên quan đến doanh thu.
• Không phân bổ hoặc phân bổ không đúng tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT và hoạt động xuất khẩu do không đủ điều kiện hưởng thuế suất 0%.
• Không thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với tài sản mua vào đã khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT nhưng không sử dụng chuyển sang phục vụ cho hoạt động không chịu thuế GTGT.
• Kê khai thuế GTGT đầu vào bất hợp pháp; kê khai trùng hóa đơn đầu vào.
• Kê khai khấu trừ hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng không thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng hoặc đã hết kỳ thanh toán ghi trên hợp đồng mà vẫn chưa thanh toán với người bán.
64 + Hành vi vi phạm về hoàn thuế GTGT:
• Trường hợp xuất khẩu: Hợp đồng xuất khẩu điều chỉnh nhiều lần, giá xuất khẩu thấp hơn giá vốn, hóa đơn xuất sau thời điểm giao hàng, thanh toán tiền xuất khẩu không phù hợp với hợp dồng xuất khẩu; Một số doanh nghiệp còn lợi dụng sự thông thoáng của nhà nước, hợp thức hóa hồ sơ xuất khầu (khống) nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế của nhà nước.
• Trường hợp hoàn thuế GTGT đầu tư: Doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng chưa được cơ quan thẩm quyền cấp hay phê duyệt quyền sử dụng đất, thuê đất; doanh nghiệp nhận quyền sử dụng dự án của chủ đầu tư khác nhưng giá trị tài sản các bên thanh toán không đúngvới giá trị ghi trên hóa đơn.
• Trường hợp hoàn thuế GTGT do 3 tháng âm liên tục trở lên: Phân bổ thuế GTGT đầu vào không đúng, xuất hóa đơn kê khai thiếu doanh thu, kê khai sai thuế suất thuế GTGT, không thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo đúng quy định…
• Về hồ sơ hoàn thuế GTGT có một số sai phạm như sau:
- Xác định số thuế được hoàn không đúng đối tượng, không đủ điều kiện hoàn, hoàn thuế cho doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng thuế suất thuế GTGT 0%.
- Xác định sai kỳ hoàn thuế, xác định số thuế được hoàn chưa chính xác; kê khai thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ; phân bổ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa chịu thuế GTGT với hàng hóa không chịu thuế GTGT không đúng quy định.
- Thuế TNDN:
+ Doanh thu tính thuế TNDN:
• Xác định sai doanh thu tính thuế, sai niên độ làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm trong kỳ.
• Để doanh thu tính thuế TNDN ngoài sổ sách kế toán.
• Ghi nhận chưa đầy đủ doanh thu tính thuế như thiếu các khoản thu nhập khác, thu nhập hoạt động tài chính…
65
• Xác định doanh thu không đúng theo giá trị nghiệm thu thanh toán trong hoạt động xây lắp, có các công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa kê khai thuế kịp thời, không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn với giá trị thanh toán thực tế.
• Bán hàng không xuất hóa đơn (khi kiểm hàng trong kho thực tế thấp hơn việc phản ánh giá trị trên sổ sách kế toán).
• Các doanh nghiệp có phát sinh doanh thu nhận trước, kê khai thuế GTGT đầu ra nhưng chưa kê khai thuế TNDN mà còn đang phản ánh trên TK 3387 (doanh thu nhận trước).
• Kê khai thuế doanh thu tính thuế TNDN hoặc doanh thu tính thuế GTGT.
• Trốn, giấu doanh thu bằng nhiều hình thức tinh vi như: Thông đồng giữa bên mua và bên bán thông qua các hợp đồng, chứng từ mua bán, chứng từ thanh toán, giảm giá hàng bán…
• Thông qua các hoạt đồng liên kết giữa các công ty (gia đình) với nhau để nâng khống chi phí, giảm doanh thu, làm giảm lợi nhuận từ đó làm giảm thuế TNDN phải nộp.
• Không hạch toán vào thu nhập khác các khoản tiền được bồi thường, các khoàn khuyến mãi,chiết khấu…
+ Hạch toán vào chi phí các khoản chi phí không đúng quy định khi xác định thu nhập tính thuế TNDN:
• Chi phí tiền lương:
Hạch toán vào chi phí những khoản chi tiền lương năm trước mà đến hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN không chi hết hoặc trích trước chi phí dự phòng tiền lương không đúng quy định.
Hạch toán vào quỹ lương không đúng hợp đồng lao động, tiền thưởng nhân viên, các khoản phụ cấp không đúng quy định hoặc vượt khung, chi thù lao cho hội đồng quản trị không trực tiếp điều hành hoạt động SXKD.
Lập hợp đồng khống để hợp thức hóa chi phí nhưng thực tế không chi.
66
Chi phí khấu hao tài sản cố định:
Chi phí khấu hao tài sản cố định không đủ hồ sơ theo quy định, tài sản không phải của doanh nghiệp nhưng vẫn trích khấu hao, tríchvượt quy định, công cụ dụng cụ sử dụng nhiều năm nhưng phân bổ một lần vào chi phí trong kỳ.
Hạch toán toàn bộ giá trị tài sản một lần vào chi phí mà không phân bổ. Hạch toán các khoản chi phí nâng cấp, sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí, thay gì phải phân bổ làm nhiều kỳ tính thuế TNDN.
Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định không đúng quy định như tài sản cố định không hoạt động cho SXKD, máy móc thiết bị trong thời gian ngừng hoạt động vào chi phí SXKD trong kỳ.
• Giá vốn:
Kết chuyển toàn bộ chi phí SXKD vào giá vốn hàng bán trong kỳ, không tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh, không phân bổ chi phí SXKD cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Hạch toán khối lượng nguyên vật liệu vào giá vốn cao hơn khối lượng quyết toán công trình.
Không lập sổ chi tiết theo dõi chi phí xây dựng dở dang cho từng công trình, từ đó xác định giá vốn không có căn cứ.
Một số doanh nghiệp thuê mướn vận chuyển đã hợp thức hóa chi phí vận chuyển bằng cách lấy hóa đơn tiền dầu để tính trừ chi phí.
Lập khống bảng kê hàng hóa (nông, lâm, thủy, hải sản) để hạch toán tăng giá vốn hoặc tăng chi phí.
Xác định chi phí nguyên vật liệu vược định mức tiêu hao hợp lý hoặc không xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa khối lượng hàng hóa, dịch vụ mua vào.
67
Trích trước chi phí phải trả (TK335) hạch toán vào giá vốn không đúng quy định.
Trích lập các chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi hạch toán vào giá vốn không đúng quy định.
Xác định giá vốn không chính xác.
Không hạch toán giảm giá vốn hàng bán khi hàng bán bị trả lại đã hạch toán giảm doanh thu.
Không hòa nhập các khoản chi phí trích trước nhưng không chi hết vào thu nhập khác để xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
+ Về ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN:
• Doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp vốn liên doanh thành lập doanh nghiệp khác để được hưởng ưu đãi.
• Xác định không đúng ngành nghề, lĩnh vực được hưởng ưu đãi.
• Xác định không đúng địa bàn được hưởng ưu đãi. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng thực hiện đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhằm được hưởng ưu đãi về thuế, tuy nhiên các doanh nghiệp này đã không hoạtđồng ở địa bàn theo như đã đăng ký mà hoạt động ở địa bàn khác.
• Kê khai miễn, giảm thuế TNDN không đúng quy định; điều kiện ưu đãi, thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế.
• Xác định không đúng đối tượng được miễn giảm, gia hạn nộp thuế.
• Phân bổ chi phí không đúng giữa các hoạt động có mức ưu đãi về thuế TNDN khác nhau làm tăng số thuế TNDN được miễn, giảm.
• Áp dụng ưu đãi về thuế TNDN cho các khoản thu nhập khác như: thu nhập hoạt động tài chính, các khoản hòa nhập dự phòng.
• Xác định miễn, giảm thuế TNDN cho dự án đầu tư đã hết thời gian được hưởng ưu đãi.
68
• Không hạch toán riêng khoản thu nhập được hưởng ưu đãi trong hoạt động SXKD được hưởng ưu đãi mà xác định miễn giảm thuế TNDN trên tổng thu nhập hoặc phân bổ thu nhập được hưởng ưu đãi không đúng quy định.
• Chuyển lỗ không đúng quy định.
- Thuế Thu nhập cá nhân:
+ Khai thiếu thu nhập chịu thuế (thiếu thu nhập chính và các khoản phụ cấp).
+ Không khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn (khi trả lãi vay, bán cổ phần, ủy thác đầu tư cá nhân…) của cá nhân theo quy định của Luật Thuế TNCN.
+ Đăng ký giảm trừ gia cảnh ở nhiều nơi nhưng không có hồ sơ, chừng từ chứng minh theo quy định.
+ Không thực hiện khấu trừ tại nguồn các khoản chi cho các đối tượng thuộc diện chịu thuế theo quy định như cộng tác viên, hoa hồng môi giới..
+ Áp dụng phương pháp tính thuế chưa đúng với từng nhóm cá nhân chịu thuế;
tính thuế theo biểu thuế lũy tiến đối với cả cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc thuê lao động thực hiện từng vụ việc cụ thể.
+ Cá nhân có thu nhập nhiều nơi nhưng chỉ quyết toán thuế tại cơ quan chi trả thu nhập (nơi cá nhân làm việc chính thức).
- Thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản:
+ Không kê khai thuế hết sản lượng khai thác, khai sai sản lượng tính thuế do quy đổi chưa đúng, kê khai không đúng thời điểm phát sinh.
+ Đối với những doanh nghiệp khai thác khoáng sản đất, đá nhưng đồng thời thành lập thêm doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ khai thác tài nguyên, thu mua phần lớn sản phẩm từ doanh nghiệp khai thác. Lúc đó doanh nghiệp khai thác tài nguyên bán cho doanh nghiệp chế biến với giá tối thiểu do UBND tỉnh quy định, trong khi bán cho các doanh nghiệp bên ngoài theo giá thực tế làm thất thu thuế tài nguyên, vì giá tính thuế tài nguyên được tính trên giá bán thực tế trên hóa đơn.