CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG
2.3. Đánh giá về thực trạng đánh giá kiểm soát trong kiểm tra tại C ục thuế Kiên Giang
2.3.1. Kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế 2012 -2014
2.3.1.4 Công tác kiểm soát rủi ro
Nhìn chung qua 5 năm ngành thuế Kiên Giang đã thực hiện đánh giá kiểm soát rủi ro trong công tác kiểm tra thuế với 672 doanh nghiệp (chủ yếu thực hiện kiểm tra quyết toán thuế), số thuế truy thu và phạt 180.081 triệu đồng. Trong đó, tỷ lệ số doanh nghiệp vi phạm trên tổng số doanh nghiệp kiểm tra là 69,32% là quá cao (DNNN:50%;
DN ĐTNN:66,67%, DNNQD:71,44%)
Bảng 2.9. Kết quả công tác kiểm soát rủi ro trong kiểm tra thuếtại cục thuế Kiên Giang
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Số đối tượng kiểm tra 100 110 130 150 187
Số đối tượng vi phạm 90 81 95 98 102
Số thuế truy thu và phạt 25.692 28.567 37.900 48.494 39.428
% ĐT vi phạm / ĐT kiểm tra 94,73% 73,64% 73,08% 65,33% 54,55%
% Hoàn thành kế hoạch 99,66 99,88 99,25 100,8 98,75 Tỷ lệ đối tượng nhận hoàn
toàn kết luận đánh giá kiểm soát rủi ro kiểm tra thuế
99.85% 98.67% 100% 99.35% 99,88%
Tỷ lệ số thuế truy thu nộp NSNN / tổng số thuế truy thuế
100% 99,89% 100% 99,96% 99,98%
Nguồn: Cục thuế Kiên Giang
76
Hầu hết các cuộc, kiểm tra đã phát hiệnhành vi vi phạm của người nộp thuế dẫn đến truy thu thuế như: kê khai không đầy đủ các khoản doanh thu phát sinh nhằm làm giảm số thuế GTGT phải nộp, làmtăng số thuế được khấu trừ, tăng số thuế được hoàn; kê khai tăng chi phí, làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN; không kê khai tiền lương, tiền công khấu trừ đối với trường hợp thuê lao động không có hợp đồng lao động, lao động theo từng công việc chi trả phải khấu trừ thuế TNCN theo quy định, có hành vi chuyển giá, kê khai giá tính thuế theo thỏa thuận không đúng với giá thị trường. Công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế trong quá trình khai thuế, quyết toán thuế và nộp thuế.
Bên cạnh đó Công tác kiểm soát rủi ro kiểm tra thuế còn góp phần răn đe, ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm, gian lận về thuế: Qua kết quả thanh tra, kiểm tra việc đăng ký thuế; kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn; kiểm tra hoàn thuế, miễn, giảm thuế, công tác thanh tra, kiểm tra đã ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế như sau:
- Về kiểm tra việc đăng ký thuế, ngành thuế đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát tất cả các tập thể và cá nhân đăng ký mã số thuế nhưng không kê khai nộp thuế, ngăn chặn các trường hợp thành lập doanh nghiệp kinh doanh trốn thuế.
- Kiểm tra việc sử dụng hoá đơn, chứng từ theo qui định, ngành thuế cũng đã phát hiện những trường hợp hoá đơn chênh lệch giữa các liên, hoá đơn bất hợp pháp, hoá đơn không đúng quy định, thu về cho Ngân sách Nhà nước địa phương 167.395 triệu đồng. Công tác kiểm tra thuế không những phát hiện và xử lý viphạm pháp luật về thuế mà còn là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các vi phạm về thuế. Bởi vì với sự hiện hữu của tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra rằng: pháp luật phải được tuân thủ; sự thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên, hay đột xuất luôn tạo ra một “sức ép” thường trực lên các đối tượng, nhờ đó nó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật.
77
Việc thực hiện kiểm soát rủi ro kiểm tra doanh nghiệp theo Luật quản lý thuế mới đã được triển khai thực hiện ngay từ 01/7/2007, mặc dù có nhiều khó khăn (như Luật đã quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của NNT thông qua cơ chế tự tính – tự khai – tự nộp thuế; đề cao ý thức trách nhiệm, tính chủ động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NNT, bên cạnh đó, NNT có quyền giám sát, kiểm tra việc
Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tình trạng trốn thuế bằng hình thức rất tinh vi được gọi là “chuyển giá”. Chuyện này thường xẩy ra trong các công ty con đặt tại Việt Nam và công ty mẹ đặt tại nước ngoài. Cụ thể trong trường hợp kiểm tra một số doanh nghiệp lớn gia công may mặc trong nước và đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp có lãi và doanh nghiệp lỗ. Qua thanh kiểm tra đối chiếu so sánh bước đầu áp dụng Thông tư 66/BTC của Bộ Tài Chính về các quan hệ giao dịch của các Công ty liên kết. Qua đánh giá đã có tác động đến các doanh nghiệp này, phải xem xét lại việc kê khai nhằm mục đích tránh thuế, do một thời gian dài cơ quan quản lý chưa có tác động mạnh điều chỉnh. Do tính chất phức tạp về chủng loại tính chất mặt hàng nên bị hạn chế khi so sánh giá gia công của ngành may mặc và các cơ sở pháp lý chắc chắn thực hiện ấn định. Vấn đề kiểm tra chuyển giá là vấn đề mới và khó thực hiện trong thực tiễn, các hướng dẫn còn trên lý thuyết, chưa có những phương pháp kỷ thuật kiểm tra thực tế với điều kiện Việt Nam, dẫn đến sự lúng túng vừa làm vừa nghiên cứu để tìm cách thức giải quyết nhưng công tác kiểm soát rủi ro trong việc kiểm tra thuế tại các đơn vị này vẫn đảm bảo thực hiệntheo đúng kế hoạch đề ra. Mặt khác ngay tại Việt Nam, phía sau các doanh nghiệp là các hộ kinh doanh có mối quan hệ gia đình, giá bán của một số doanh nghiệp cho hộ kinh doanh rất thấp so với mặt bằng chung của thị trường. Trong khi đó hộ kinh doanh lại nộp thuế khoán, do vậy số thuế thất thu không phải là nhỏ.
Công tác kiểm soát rủi ro trong kiểm tra thuế từng bước đã có sự chuyển hướng tập trung vào các chuyên đề với tinh thần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, đáp ứng yêu cầu cải cách của ngành, công khai minh bạch về chính sách thuế tạo sự công bằng giữa các người nộp thuế, các chuyên đề cụ thể như kiểm tra kiểm tra các chi nhánh công ty, các doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn, bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, các ngành nghề ăn uống, karaoke, ôtô, xe gắn máy, vật liệu xây
78
dựng, tân dược, sữa, .... Lãnh đạo Cục thuế quan tâm chỉ đạo rất thường xuyên và cụ thể. Trong thông báo giao ban, lãnh đạo Cục thuế hàng tuần đều chỉ đạo công tác thanh tra kiểm tra. Lãnh đạo phòng thông quasơ kết, tổng kết định kỳ của Cục thuế để xác định và cụ thể hóa phương hướng nhiệm vụ thời gian tới bằng cách lập kế hoạch công tác kiểm tra và chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm theo đúng định hướng của Cục thuế;
đồng thời bổ sung kế hoạch kiểm tra, điều hành công tác hàng tuần, hàng tháng theo chỉ đạo mới của Cục thuế kịp thời.