CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG
2.3. Đánh giá về thực trạng đánh giá kiểm soát trong kiểm tra tại C ục thuế Kiên Giang
2.3.1. Kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế 2012 -2014
2.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế
Đặc biệt trong công tác kiểm tra thuế TNCN: Khó khăn đầu tiên là không thể tiến hành phân tích đánh giá rủi ro, lựa chọn đối tượng kiểm tra khi không có thông tin hoặc thông tin không đồng bộ. Do đối tượng là doanh nghiệp nên việc quản lý hồ sơ khai thuế không thuộc trách nhiệm của Phòng TNCN, khi tra cứu tình trạng nộp thuế thì không thể đánh giá mức thu nhập bình quân đầu người của doanh nghiệp, khi tra cứu quyết định xử phạt thì không thể biết được đó là số truy thu của niên độ hoặc các niên độ nào, trong năm doanh nghiệp đã tự kê khai điều chỉnh số liệu kê khai nộp thuế như thế nào ... Do đó, việc phân tích cũng hạn chế, phụ thuộc nhiều vàocảm tính nên cũng còn một số đơn vị kiểm tra có số thu không cao Chưa có quy chế phối hợp trao đổi cung cấp thông tin, khai thác dữ liệu cụ thể giữa Phòng TNCN, các phòng kiểm tra và phòng KK-KTT nên mất nhiều thời gian, không đảm bảo được tiến độ kế họach đã đề ra. Về thời gian kiểm tra theo qui định chỉ có 5 ngày, thực tế cho thấy rằng hầu hết các hồ sơ kiểm tra đã kết thúc là vuợt quá thời gian quy định. Điều này do những yếu tố khách quan cũng như chủ quan của từng Đòan kiểm tra nhất là khi xác định thu nhập toàn cầu của người nước ngoài thường mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra đơn vị cũng cố tình trì hoãn trong việc cung cấp thông tin. Trong trường hợp người nộp thuế cố tình không cung cấp thông tin thì Luật Quản lý Thuế có qui định cơ quan thuế có quyền ấn định hoặc yêu cầu bên thứ 3 cung cấp như: ngân hàng, Công an... cung cấp thông tin liên quan nhưng thực tế điều này rất khó thực hiện được.
Về nhân sự bộ phận làm công tác kiểm soát rủi ro kiểm tra thuế: Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, để kiểm tra và giám sát chặt chẽ số liệu kê khai của người nộp thuế thì ngoài yếu tố về cơ sở hạ tầng (dữ liệu, chương trình ứng dụng) thì yếu tố con người là hết sức quan trọng, tuy nhiên thực trạng nhân sự của bộ phận kiểm tra của các phòng, Cục thuế Kiên Giangnhư sau:
80
- Số lượng người nộp thuế cần kiểm tra giám sát bình quân trên công chức kiểm tra có nơi đã đạt trên 150 DN/CC, tuy nhiên phát sinh công việc sự vụ nhiều nên ảnh hưởng thời gian thực hiện công tác kiểm tra
- Một bộ phận các công chức kiểm tra thiếu kiến thức về kế tóan và phân tích BCTC dẫn đến hiệu quả công tác kiểm tra không cao. Trong thời gian qua, Cục Thuế đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng phân tích BCTC, kỹ năng thanh tra kiểm tra cho CBCC. Tuy nhiên, một bộ phận CBCC chưa vận dụng được vào công tác phân tích hồ sơkiểm tra và kể từ khi thực hiện Luật Quản lý thuế, chưa tổ chức được lớp tập huấn công tác kiểm tra tờ khai cho các công chức thuộc bộ phận kiểm tra.
- Việc nhận thức của người nộp thuế về việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế như “thông báo giải trình, bổ sung điều chỉnh...” chưa đúng, do vậy việc cung cấp tài liệu thông tin thường chậm trễ và thường gởi kèm các văn bản yêu cầu dời lại ngày cung cấp giải trình, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công tác kiểm tra.
Khi kiểm tra thuế phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì trong vòng 5 ngày kể từ ngày phát hiện, đoàn kiểm tra báo cáo thủ trưởng đơn vị chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra thuế (như vậy các Chi cục Thuế phải chuyển hồ sơ lên phòng Thanh tra của Cục Thuế) tuy nhiên hiện nay chưa có một hướng dẫn hoặc quy định cụ thể về thủ tục hoàn tất hồ sơ kiểm tra, chuyển giao hồ sơ đến bộ phận Thanh tra.
Các phòng kiểm tra, các Đội kiểm tra được phân công nhiệm vụ nhận dự toán thu, nhưng vấn đề rà soát và đốc thu nợ đọng lại thuộc bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế, do vậy sẽ có sự chồng chéo trong việc thực hiện các biện pháp hành thu, đôi khi gây phiền toái cho người nộp thuế.
Việc phối hợp giữa phòng thanh tra và phòng kiểm tra trong việc trao đổi thông tin người nộp thuế chưa tốt nên phần nào đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc thanh kiểm tra.
Tình hình quan hệ nộp ngân sách Nhà nước giữa Doanh nghiệp và sổ bộ thuế còn sai lệch, có nhiều trường hợp Doanh nghiệp đã kê khai nhưng trên sổ bộ thuế
81
không được cập nhật kịp thời, việc xử lý, giải quyết các trường hợp này chưa thống nhất nên các đoàn kiểm tra thường gặp khó khăn trong việc lập biên bản kiểm ra quyết toán.
Tóm tắt chương 2
Chương 2, tác giả giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển Cục Thuế Tỉnh Kiên Giang, trong đó có cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, kết quả hoạt động. Bên cạnh đó, tác giả phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro trong kiểm tra tại Cục Thuế tỉnh Kiên giang. Từ đó có đánh giá những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân các mặt tồn tại trong những năm qua.
Chương 2 đã trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu được nêu ra ở phần mở đầu của nghiên cứu đó là: Công tác kiểm soát rủi ro trong kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2014 diễn ra như thế nào và Công tác kiểm soát rủi ro trong kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Kiên Giang đã đạt được những gì và còn tồn tại những hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế.
Trên cơ sở này, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp ở chương 3 dưới đây.
82