Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (fimex vn), thành phố sóc trăng (Trang 36 - 40)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

3.5 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu từ các báo cáo xuất khẩu hàng năm của doanh nghiệp, các thông tin có liên quan trên báo, tạp chí, internet và những nghiên cứu có liên quan trước đây.

3.5.2 Phương pháp phân tích số liệu 3.5.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xen xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.(Theo giáo trình Bùi Văn Trịnh, 2009).

Phương pháp so sánh gồm:

So sánh bằng số tuyệt đối: là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Có thể được tính bằng thước đo hiện vật, giá trị, ...

So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa năm trước đó và năm hiện hành, giữa những thời gian khác nhau, không gian khác nhau... để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó.

Mức chêch lệch năm sau so với năm trước = A1 – A0

So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Tốc độ tăng trưởng = [(A1- A0) / A0] x 100%

Trong đó: A1 là số liệu năm sau A0 là số liệu năm trước

So sánh số tương đối động thái: Là chọn gốc liên tục qua các năm, phản ánh tốc độ biến đổi của sự kiện.

So sánh giản đơn: Là phương pháp so sánh trực tiếp trị số của chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ (kỳ phân tích và kỳ gốc)

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) =

Mức chênh lệch = Chỉ tiêu thực hiện – Chỉ tiêu kế hoạch.

Việc so sánh như trên sẽ cho biết khối lượng, quy mô mà doanh nghiệp đạt ở mức độ nào, với tỷ lệ đạt bao nhiêu.

3.5.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích). (Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2001)

Giả sử nhân tố Q bao gồm có 3 nhân tố ảnh hưởng a, b, c lần lượt từ lượng cho tới chất.

Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng một phương trình như sau:

Q = a  b  c

Trong đó: Q là kim ngạch thủy sản xuất khẩu

a, b, c lần lượt là các nhân tố số lượng hàng xuất khẩu, đơn giá xuất khẩu, tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng đến kim ngạch thủy sản xuất khẩu.

Đối tượng phân tích:

Q = Q1 – Q0

Q1 : Kim ngạch xuất khẩu năm sau Q1 = a1  b1  c1

Q0 :Kim ngạch xuất khẩu năm trước Q0 =a0  b0  c0

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:

Ảnh hưởng bởi nhân tố a:

a = a1  b0  c0 - a0  b0  c0

Ảnh hưởng bởi nhân tố b:

Chỉ tiêu thực hiện

Chỉ tiêu kế hoạch 100

b = a1  b1  c0 - a1  b0  c0

Ảnh hưởng bởi nhân tố c:

c = a1  b1  c1- a1  b1  c0

3.5.2.3 Phương pháp chỉ số

Phương pháp chỉ số được áp dụng để tính toán phân tích sự biến động tăng giảm và mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế có một hoặc nhiều yếu tố khác. Chỉ tiêu chỉ số được xác định bằng mối liên hệ so sánh của một chỉ tiêu kinh tế ở những thời điểm khác nhau, thường là so sánh kỳ báo cáo và kỳ gốc. Các chỉ số áp dụng trong phân tích kinh tế có hai loại: chỉ số chung và chỉ số cá thể.

Chỉ số chung là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có nhiều yếu tố hợp thành. Ví dụ: Chỉ số tăng giảm của chỉ tiêu doanh thu bán hàng trong kỳ.

Chỉ số cá thể là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế riêng biệt. Ví dụ: Chỉ số giá cả hàng hoá bán ra trong kỳ; chỉ số tăng giảm lao động huặc mức thu nhập của người lao động trong kỳ…

Phân tích kinh tế bằng phương pháp chỉ số cho phép ta thấy được mức biến động tăng giảm và mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố hợp thành của một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp tại những thời điểm khác nhau.

Ví dụ: IM= Iq× Ip

Trong đó: IM

chỉ số doanh thu bán hàng trong kỳ

Iq

chỉ số số lượng hàng bán

I p

chỉ số giả cả hàng bán

Áp dụng công thức trên, kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (số tuyệt đối) đến Doanh thu bán hàng, doanh thu xuất khẩu.

+ Tỷ trọng: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % của một chỉ tiêu cá thể so với chỉ tiêu tổng thể.

Số tổng thể Tỷ trọng (%) = Số cá biệt

 100

Tỷ trọng được sử dụng trong phân tích tình hình xuất khẩu hàng hoá theo thị trường, dựa vào công thức này ta sẽ tính được từng thị trường có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số.

+ Tỷ suất: là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau: tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư. Nó được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Dựa vào tỷ suất như tỷ suất lợi nhuận ta sẽ biết được lợi nhuận doanh nghiệp thu được thực tế so với doanh thu là bao nhiêu, hay tỷ suất chi phí phản ánh tình hình sử dụng chi phí thực tế thể hiện việc tiết kiệm hay lãng phí chi phí.

Tỷ suất LNXK trên doanh thu =

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn =

Doanh thu thuần

 100

LN XK trước thuế (sau thuế)

Tổng vốn kinh doanh bình quân

1100



LN XK trước thuế (sau thuế)

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (fimex vn), thành phố sóc trăng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)