Thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (fimex vn), thành phố sóc trăng (Trang 65 - 73)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

4.8 Thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty

Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty CPTP Sao Ta là Mỹ, Nhật, EU, và các nước khác như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc…

Mỹ là nước lớn thứ tư thế giới với diện tích 930.000 km2, với dân số khoảng 290 triệu người. Mỹ cũng là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, người Mỹ rất thích ăn thủy sản đặt biệt là tôm sú tươi hoặc luộc chín, cá da trơn fillet. Do có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân thuộc loại cao nhất thế giới nên họ có nhu cầu quan tâm sức khỏe. Vì thế, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Mỹ phải được kiểm tra chất lượng chặt chẽ về vệ sinh an tòan thực phẩm.

Nhật là một đất nước với 4 quần đảo, diện tích tổng cộng khoảng 377.800 km2, dân số trên 225 triệu người. Người Nhật rất nhạy cảm khi mùi vị độ mặn không phù hợp. Đối với thủy sản nhập khẩu, người Nhật thường chế biến sản phẩm trước khi dùng.

EU với dân số khoảng 492,9 triệu người. Từ năm 2005-2007, lượng thủy sản xuất khẩu từ các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh sang các thị trường của EU. Nguyên nhân, là thị trường EU ít có rào cản thương mại hơn so với thị trường như Mỹ, nhưng yêu cầu dư lượng kháng sinh trong thủy sản đang trở thành vấn đề đối với các nhà xuất khẩu. Đặt biệt, hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải được kiểm tra vệ sinh chặt chẽ và phải có giấy chứng nhận kiểm tra yêu cầu dư lượng kháng sinh Chloramphelicol, Nitrofural.

Sau đây là các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của công ty CPTP Sao Ta từ năm 2006-2009.

Bảng 4.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Công ty

ĐVT: %

2006 2007 2008 2009

Thị trường Sản

lượng Giá trị Sản

lượng Giá trị Sản

lượng Giá trị Sản

lượng Giá trị

Mỹ 23,5 28,9 37,2 48,9 37,1 46,6 24,9 29,8

Nhật 64 61,6 33,9 29,4 27,2 23,8 44,7 46,8

EU - - 3,1 2,05 5,9 5,4 - -

Singapore 4,5 3,8 3,5 2,5 5,3 4,6 4,1 3,3

Đài loan 0,7 0,7 4,6 4,7 7,6 6,8 2,3 3,1

Hàn Quốc 7,3 5,0 13,1 9,4 10,1 7,6 8,5 13,7

Các thị trường khác - - 4,6 3,05 6,8 5,2 5,5 3,3

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Tổng kết từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)

Mức tiêu thụ sản phẩm gần như tương đương với mức sản xuất, nhiều năm liền Công ty dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản. Đây là một trong các yếu tố làm tăng nhanh tốc độ phát triển cũng như lợi nhuận.

Trước đây thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là Nhật Bản. Từ năm 2000 về sau, để tăng sản lượng tiêu thụ, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường lớn thứ 02 của Công ty. Tuy vậy, do áp lực và sự rủi ro từ vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường này (hiện tại, mức thuế tôm của Công ty tại thị trường Hoa Kỳ là 4,57%) nên Công ty đã chủ trương giảm dần sản lượng tiêu thụ vào thị trường Hoa Kỳ và chú trọng vào các thị trường mới như Nga, Hàn Quốc...

Định hướng của Công ty về thị trường tiêu thụ trong thời gian tới như sau:

Tập trung chế biến sản phẩm không bị thuế để bán vào thị trường Hoa Kỳ nhằm tránh rủi ro trong vụ kiện nếu có bất lợi.

Tập trung mở rộng thị trường, nhất là thị trường EU với những sản phẩm bán lẻ ở các hệ thống phân phối lớn.

Tiếp tục duy trì và củng cố các đầu mối thương mại đang có, nhất là đối tác từ Nhật Bản.

Xúc tiến việc khai thác các thị trường như: Hàn Quốc, Úc, Nga và Bắc Mỹ.

Singapore 5%

Đài Loan 1%

Hàn Quốc

7% Mỹ

24%

Nhật 63%

Hình 4.6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2006

Năm 2006 thì kim ngạch xuất khẩu của Nhật dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu của Công ty chiếm 64% về số lượng và 61,6% về giá trị, đạt được kết quả như thế này là do đây là thị trường truyền thống của Công ty nên số lượng nhập khẩu hàng năm có thay đổi nhưng không đáng kể. Tiếp đến là Mỹ đứng hàng thứ 2 chiếm 23,5% về số lượng và 28,9% về giá trị do sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ nên số lượng nhập khẩu thủy sản của Mỹ bị giảm đáng kể. Còn Hàn Quốc đây là thị trường nhập khẩu thủy sản của Công ty khá ổn định nhưng số lượng chưa nhiều lắm. Năm 2006 Hàn Quốc chiếm 7,3% số lượng và 5,0% giá trị nhập khẩu thủy sản. Đứng hàng thứ 3 trong các nước nhập khẩu của Công ty.

Singapore và Đài Loan cũng là những thị trường quen thuộc của Công ty.

Năm 2006 Singapore chiếm 4,5% sản lượng và 3,8% giá trị kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Công ty. Còn Đài Loan tuy con số không đáng kể nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu của Công ty. Năm 2006 Hàn Quốc đạt 0,7% về số lượng và giá trị kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Công ty.

Mỹ 36%

Nhật 34%

Các nước khác Hàn Quốc 5%

13%

Eu 3%

Đài Loan 5%

Singapore 4%

Hình 4.7: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2007 Năm 2007 Nhật tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Công ty, chiếm 33,9% về số lượng và 29,4% về giá trị so với năm 2006. Còn thị trường EU chiếm 3,1% về số lượng và 2,05 về giá trị, do thị trường EU bị kiểm tra gắt gao về dư lượng kháng sinh và hóa chất bị cấm nên sản lượng xuất khẩu vào thị trường này không cao lắm. Thêm vào đó năm 2007 có ký hợp đồng và xuất khẩu sang một số nước như Trung Quốc, Canada chiếm 4,6% về số lượng và 3,05% về giá trị. Năm 2007 Mỹ vẫn đứng ở vị trí thứ hai về kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Công ty chiếm 37,2% về số lượng và 48,9% về giá trị. Tiếp đến là Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 3 và là khách hàng tương đối ổn định của Công ty chiếm 13,1% về số lượng và 9,4% về giá trị.

Đài Loan và Singapore gần như xê xích nhau, tuy nhiên Đài Loan chiếm ưu thế hơn với 4,6% về số lượng và 4,7% về giá trị trong khi Singapore thấp hơn chỉ chiếm 3,5% về số lượng và 2,5 về giá trị. Tóm lại năm 2007 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt khá cao, đây là kết quả khả quan trong việc

Công ty ngày càng có nhiều thị trường mới và ổn định hơn.

Singapore 5%

Đài Loan 8%

Hàn Quốc 10%

Các nước khác 7%

Eu

6% Nhật

27%

Mỹ 37%

Hình 4.8: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2008

Năm 2008 tình hình có sự thay đổi, Mỹ bất ngờ dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Công ty chiếm 37,1% về số lượng và 46,6% về giá trị và tăng hơn so với năm 2008. Trong khi đó Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 2 với kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Công ty đạt chỉ 27,2% về số lượng và đạt 23,8% về giá trị. Năm 2008 kim ngạch nhập khẩu thủy sản của các nước EU cũng tăng lên so với năm 2007 đạt 5,9% về số lượng và 5,4% về giá trị. Hàn Quốc tiếp tục ở vị trí thứ 3 đạt 10,1% về số lượng và 7,6% và giá trị, tiếp theo là Đài Loan đạt 7,6% về số lượng và 8,5% về giá trị, và các nước khác(Canada, Hà Lan) đạt 6,8% về số lượng và 2,3% về giá trị. Singapore đứng ở vị trí cuối cùng chiếm 5,3% về số lượng và 4,6% về giá trị.

Đài Loan 3%

Singapore 5%

Hàn Quốc 9%

Các nước khác 6%

Nhật 49%

Mỹ 28%

Hình 4.9: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2009 Năm 2009 Nhật trở lại vị trí dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Công ty đạt tỉ lệ khá cao 44,7% về số lượng và 46,8% về giá trị, do đây là thị trường chủ yếu nhập khẩu tôm đông với lại sản phẩm của công ty bán được giá. Mỹ ở vị trí thứ 2 chiếm 24,9% về số lượng và 29,8% về giá trị. Tiếp đến là Hàn Quốc với 8,5% về số lượng và 13,7% về giá trị. Năm 2009 Công ty không xuất khẩu thủy sản sang các thị trường thuộc EU và tập trung vào thị trường Nhật nên kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật tăng đáng kể. Riêng Hàn Quốc vẫn khá ổn định tiếp tục đứng ở vị trí thứ 3 đạt 8,5% về số lượng và 13,7% về giá trị. Tiếp theo là Đài Loan và Singapore kim ngạch nhập khẩu thủy sản đạt lần lượt là 4,1% và 2,3% về số lượng còn giá tri đạt 3,3% và 3,1%. Các thị trường khác có sự duy trì nhưng giảm nhẹ chiếm 5,5% về số lượng và 3,3% về giá trị đạt được kết quả như vậy là do sự nổ lực hết lòng của tất cả các nhân viên và ban lãnh đạo của công ty.

Để thấy rõ hơn tình hình tăng giảm sản lượng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu cũng như giá trị của các mặt hàng đó ta tiến hành phân tích bảng 10 và 12. Qua bảng phân tích về tình hình các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty ta thấy số lượng tôm đông là mặt hàng chủ lực của Công ty bao gồm các sản phẩm như: Tôm vỏ, tôm PTO, tôm thịt, tôm IQF, tôm bột, seafood mix, chả giò.Năm 2006 tôm đông xuất khẩu trực tiếp từ Công ty đạt 276.477,50kg chiếm 84,9% về số lượng các mặt hàng xuất khẩu và đạt giá trị là 3.178.871,92 USD chiếm 90,9% về giá trị mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó Công ty còn có xuất khẩu ủy thác cho các nước nhận ủy

thác. Để thấy rõ hơn về tình hình xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản của công ty ta đi vào phân tích bảng số liệu cụ thể sau:

Bảng 4.9: Tình hình tăng giảm sản lượng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty từ năm 2006-2009

Chênh Lệch

2007/2006 2008/2007 2009/ 2008

Sản phẩm

Sản lượng

(kg)

%tỷ trọng Sản lượng

(kg) %tỷ trọng Sản lượng

(kg) %tỷ trọng 1. Trực tiếp (Tôm

đông) 205.780 14,4 11.378 -2,2 -210.542 -10,1

Tôm vỏ 28.674 5,9 -11.884 -2,6 -17.168 -3,4

Tôm PTO -581 -13,5 -26.834 -6,5 -10.851 8,4

Tôm thịt 47.220 9,7 -3.516 -1,1 -14.544 0,3

Tôm IQF 118.634 16,5 28.062 3,5 -137.396 -17,2

Tôm bột 8.639 -4,9 27.196 4,8 -28.777 -2,2

Seafood Mix 3.437 0,7 -3.437 -0,7 - -

Chả giò 1.806 0,4 -1.806 -0,4

2. Ủy thác(tôm

đông) -45.588 -14,4 11.451 2,2 27.695 10,1

(Nguồn: Tổng kết từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)

Bảng 4.10: Tình hình tăng giảm giá trị các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty từ năm 2006-2009

Chênh Lệch

2007/2006 2008/2007 2009/ 2008

Sản phẩm

Giá trị

(USD) %tỷ trọng Giá trị (USD) %tỷ trọng Giá trị (USD) %tỷ trọng 1. Trực tiếp

(Tôm đông) 2.000.613 8,7 -1.021.600 0,4 -1.945.492 0

Tôm vỏ 230.463 4,3 -99.140 -1,5 -135.435 -2,9

Tôm PTO -265.609 -20,2 -388.022 -4,8 2.142 16,2

Tôm thịt 336.862 6,5 -44.699 0 -68.374 2,2

Tôm IQF 1.639.213 21,8 -254.272 2,1 -1.559.780 -20

Tôm bột 29.976 -4,3 146.840 4,9 -176.284 4,7

Seafood Mix 30.072 0,6 -30.072 -0,6 - -

Chả giò - - 7.585 0,2 -7.585 -0,2

2. Ủy

thác(tôm -297.484 -8,7 34.754 -0,4 - -

(Nguồn: Tổng kết từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)

Qua bảng 4.9 và 4.10 cho thấy tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty năm 2007 tăng cao, chiếm 14,4% về sản lượng và 8,7% về giá trị so với năm 2006. Trong đó tôm vỏ tăng 5,9% về sản lượng và 4,3% về giá trị, tôm thịt tăng 9,7% về sản lượng và 6,5% về giá trị, tôm IQF tăng 16,5% về sản lượng và 21,8% về giá trị. Tuy nhiên cũng có các sản phẩm xuất khẩu không đạt kết quả, do đó làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty chưa đạt được con số cao nhất cụ thể là: tôm bột năm 2007 giảm 4,9% về sản lượng và 4,3% về giá trị, sản phẩm chả giò năm 2007 không được sản xuất phần nào làm giảm doanh thu xuất khẩu của Công ty. Năm 2007 xuất khẩu ủy thác cũng giảm 14,4% về sản lượng và 8,7% về giá trị so với năm 2006. Sang năm 2008 tình hình xuất khẩu tôm của Công ty có chiều giảm nhẹ so với năm

2007. Tôm đông xuất khẩu trực tiếp giảm 2,6% về sản lượng nhưng lại tăng 0,4% về giá trị, do hàng bán được giá. Cụ thể tôm vỏ, tôm PTO, tôm thịt và Seafood mix đều giảm, tổng cộng 4 mặt hàng này giảm 10,9% về sản lượng và 6,9% về giá trị. Tuy nhiên tôm bột, tôm IQF vẫn được duy trì con số tăng và sự có mặt của sản phẩm chả giò làm cho tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty khả quan hơn, tổng cộng 3 mặt hàng tăng 8,7% về sản lượng và 7,2%

về giá trị. Năm 2008 xuất khẩu tôm đông ủy thác tiếp tục giảm 0,4% về giá trị nhưng lại tăng 2,2% về sản lượng so với năm 2007. Đến năm 2009 tình hình xuất khẩu tôm lại sụt giảm khá nhiều so với năm 2008, giảm 10,1% về sản lượng , tuy về giá trị không tăng không giảm do một số mặt hàng xuất khẩu được giá bù đắp lại. Cụ thể các mặt hàng giảm là chả giò, tôm IQF, tôm vỏ, tổng cộng 3 mặt hàng này giảm 10,1% về số lượng và 23,1% về giá trị. Bên cạnh đó Seafood Mix năm 2009 Công ty không có hợp đồng nên cũng góp phần làm cho tình hình sản lượng xuất khẩu giảm đáng kể. Năm 2009 tôm PTO tăng khá cao chiếm 8,4% về sản lượng và 16,2% về giá trị, tôm bột giảm 2,2% về sản lượng nhưng tăng 4,7% về giá trị so với năm 2008. Ngược lại với tôm đông xuất khẩu trực tiếp thì tôm đông xuất khẩu ủy thác tăng 10,1 % về sản lượng.

Tóm lại, qua 4 năm hoạt động, sản lượng xuất khẩu thủy sản của của công ty CPTP Sao Ta có xu hướng giăm dần vì do tình thị kinh tế biến động, xuất khẩu thủy sản ngày càng khó khăn do một số thị trường đưa ra quá nhiều rào cản kỹ thuật để chặn hàng thủy sản Việt Nam, dĩ nhiên công ty CPTP Sao Ta cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu khan hiếm do thời tiết không thuận lợi làm cho công ty không chủ động trong hoạt động sản xuất của mình, chất lượng thủy sản chưa đạt yêu cầu đối với một số thị trường… từ đó dẫn đến tình hình xuất khẩu của Công ty có chiều giảm nhẹ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy hải sản tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta (fimex vn), thành phố sóc trăng (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)