Chương IV. Chương trình đào tạo
I. Thiết kế chương trình đào tạo
1. Một số căn cứ pháp lý liên quan
Trước khi xây dựng chương trình đào tạo, chúng tôi phải tổ chức nhiều cuộc thảo luận, trao đổi trong khuôn khổ ban chủ nhiệm khoa cũng như giữa lãnh đạo khoa và Phòng đào tạo, lãnh đạo khoa và lãnh đạo Nhà trường để đưa ra các thống nhất về chủ trương cho việc xây dựng khung chương trình và chương trình chi tiết. Sau các thảo luận đó, chúng tôi đã đưa ra được các thống nhất mang tính chủ trương như sau:
Chương trình đào tạo ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp sẽ được xây - dựng theo học chế tín chỉ, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT cũng như chủ
trương của Nhà trường.
Thời gian đào tạo cho ngành kỹ sư xây dựng là 4.5năm (rút ngắn so với chương - trình hiện tại là 0.5 năm).
Tổng số tín chỉ tối đa là 164 tín chỉ (trung bình mỗi học kỳ 18 đến 19 tín chỉ).
-
Chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng phải tuân theo một số quy định chung của - Nhà trường, bao gồm:
Các môn học chung được quy định toàn trường cho tất cả các ngành thuộc khối + kỹ thuật gồm có 24 môn (bao gồm các môn về chính trị, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và một số môn chung khác như ngoại ngữ, tin học, khoa học giao tiếp... (xem khung chương trình đào tạo phần sau).
Mẫu mô tả chương trình khung và chương trình chi tiết phải tuân theo mẫu + chung của nhà trường.
Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo mới này, chúng tôi căn cứ theo - Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ra ngày 15 tháng 8 năm 2007 về việc ban
hành Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sắp xếp đào tạo
Căn cứ vào hồ sơ năng lực đã được mô tả ở phần trước, căn cứ vào các chủ trương đã thống nhất như trình bày ở mục trên đây, chúng tôi đã xây dựng mục tiêu chung cho toàn bộ chương trình đào tạo. Từ mục tiêu chung, chúng tôi phân bố mục tiêu đào tạo cho từng học kỳ. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cho từng học kỳ, chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung đào tạo cho từng học kỳ đó.
Theo cách sắp xếp như trên, mỗi học kỳ đều có một chủ đề bao gồm một hoặc một số nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này được thiết kế sao cho đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo trong học kỳ đó. Các môn học/mô-đun sẽ được thiết kế phù hợp với nhiệm vụ và đồ án trong từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện để ứng dụng kiến thức của các môn học một cách tổng hợp vào việc giải quyết các nhiệm vụ/đồ án.
Chúng tôi coi mỗi học kỳ là một BLOCK. Trong mỗi block gồm có:
Các nhiệm vụ/đồ án:
- được thiết kế như là các nhiệm vụ thực tế của một kỹ sư xây dựng khi họ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng. Các nhiệm
vụ này được thiết kế theo các mức độ từ dễ đến khó để phù hợp với khả năng của sinh viên: Hai học kỳ đầu tiên, các nhiệm vụ có mức độ phức tạp nhỏ. Ba học kỳ tiếp theo, các nhiệm vụ và đồ án có mức độ phức tạp trung bình. Ở các học kỳ còn lại, các nhiệm vụ và đồ án được thiết kế với mức độ phức tạp cao, giúp sinh viên đạt được mức năng lực tổng hợp.
Các môn học/mô-đun
- : được lựa chọn và bố trí phù hợp với nội dung của các nhiệm vụ và đồ án, giúp sinh viên có điều kiện áp dụng kiến thức các môn học đó vào việc giải quyết các nhiệm vụ/đồ án.
Với cách thiết kế chương trình đào tạo như trên, chúng ta có thể đạt được một số mục đích sau:
Sinh viên không những có thể tiếp thu được kiến thức các môn học ở hai mức - độ biết, mà còn có điều kiện để áp dụng các kiến thức của các môn học một
cách tổng hợp.
Sinh viên có cơ hội để
- thực hành nghề nghiệp của mình với vai trò là các kỹ sư xây dựng.
Sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với các công việc/nhiệm vụ
- thực tế ngay khi
còn trên ghế nhà trường, cái mà họ sẽ phải thực hiện sau khi họ tốt nghiệp ra trường.
Hình VI.1: Sơ đồ thiết kế chương trình
Bảng VI.1
sắp xếp đào tạo cho từng học kỳ (Chương trình đào tạo 4,5 năm)
Năm học Học kỳ
Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba Năm thứ tư Năm thứ năm
Học kỳ I
Định hướng nghề nghiệp
Tìm hiểu và định hướng về
nghề nghiệp
Kiến trúc công trình
Mô tả, thiết kế kiến trúc công trình
Kết cấu sàn nhà
- Thiết kế dầm sàn toàn khối
- Thiết kế mái BTCT
Nhà công nghiệp (Nhà thép) Thiết kế nhà thép -
Thi công lắp ghép -
Tổ chức thi công -
--- Tham quan khu
công nghiệp
Thực tập tốt nghiệp ---
Đồ án tốt nghiệp
Học kỳ II
Khảo sát
Đo đạc/vẽ bản đồ hiện trạng
Tính toán cấu kiện
Phân tích/tính toán phần tử
--- Thực tập công
nhân
Nhà dân dụng (4-5 Tầng)
Thiết kế - khung
Thiết kế
- móng
Thi công - toàn khối
Chuyên đề tự chọn
- Chuyên đề thiết kế: Đồ án nền móng đặc biệt
- Chuyên đề thi công: Tổ chức thi công
Ghi chú:
Hai học kỳ đầu tiên phân bổ các năng lực ở mức độ đơn giản.
Các học kỳ này phân bố các năng lực ở mức độ trung bình
Các học kỳ cuối được phân bố các năng lực có mức độ phức tạp lớn Tương ứng với mục tiêu đào tạo đã được sắp xếp cho từng học kỳ ở trên đây, nội dung đào tạo đã được thiết kế cho phù hợp. Cụ thể như trong bảng VI.2
Bảng VI.2 Nội dung các chuyên đề và đồ án (Chương trình đào tạo 4,5 năm) Năm học Năm thứ nhấtNăm thứ haiNăm thứ baNăm thứ tưNăm thứ năm Học kỳ I
Chuyên đề 1: Định hướng nghề nghiệp Tiểu luận: Tìm hiểu về nghề nghiệp
Chuyên đề 3: Kiến trúc công trình Đồ án 2: Thiết kế kiến trúc nhà dân dụng
Chuyên đề 5: Kết cấu sàn nhà Đồ án 3: Thiết kế sàn Đồ án 4: Thiết kế mái
Chuyên đề 7: Nhà công nghiệp (Nhà thép) Đồ án 8: Đồ án thiết kế thép Đồ án 9: Đồ án thi công lắp ghép Đồ án 10: Đồ án tổ chức t.công --- Tham quan khu công nghiệp
Thực tập tốt nghiệp Đồ án 13 Đồ án tốt nghiệp Học kỳ II
Chuyên đề 2: Đo vẽ hiện trạng khu đất Đồ án 1: Đo vẽ hiện trạng
Chuyên đề 4: Cơ sở tính toán cấu kiện Bài tập lớn: Sức bền vật liệu
Chuyên đề 6: Nhà dân dụng (4-5 Tầng) Đồ án 5: Thiết kế khung Đồ án 6: Thiết kế móng Đồ án 7: Thi công toàn khối
Chuyên ngành hẹp : Chuyên đề tự chọn 1:- Đồ án 11 thiết kế nền móng (móng cọc, móng cọc nhồi...) Chuyên đề tự chọn 2:- Đồ án 12 tổ chức thi công (Sơ đồ mạng, tổng mặt bằng)
Tổng hợp: Tổng số ch.đề: - 9 Tổng số đ.án: - 13 Tổng số BTL: - 1 Tiểu luận: - 1
3. Thiết kế các chuyên đề và đồ án
Các nhiệm vụ/đồ án trong các chuyên đề của từng học kỳ được mô tả chi tiết theo định dạng sau đây. Phần mô tả này có liên quan mật thiết với “hồ sơ năng lực”.
Bảng VI.3: Định dạng mô tả chuyên đề/đồ án Chuyên đề số ...(theo số đã đặt ở bảng VI.2): (TÊN CHUYÊN ĐỀ)
Tên nhiệm vụ/đồ án
1. : (phần này nêu tên của nhiệm vụ/đồ án thuộc chuyên đề) Mục tiêu:
2.
Phần này nêu những mục tiêu của nhiệm vụ/đồ án. Mục tiêu của đồ án nêu ở đây - phải đáp ứng nội dung và mục tiêu đào tạo của từng học kỳ đã mô tả ở các bảng
VI.1 và VI.2.
Năng lực:
3.
Phần này mô tả các năng lực ở mức độ tương ứng để đạt được các mục tiêu ở mục 2.
-
Tình huống:
4. Phần này mô tả tình huống của nhiệm vụ. Tình huống của nhiệm vụ được mô tả phù hợp với “hồ sơ năng lực”.
Nhiệm vụ yêu cầu:
5.
Phần này giải thích cho sinh viên các nhiệm vụ cụ thể mà họ sẽ phải thực hiện trong - một khoảng thời gian nhất định (thường là một học kỳ).
Điều kiện thực hiện đồ án:
6.
Phần này nêu các điều kiện để có thể thực hiện được các nhiệm vụ nêu phần trên, ví - dụ tài liệu giáo trình, thiết bị thực hành...
Tiêu chuẩn so sánh:
7.
Phần này nêu các tiêu chuẩn so sánh dùng để đánh giá kết quả đạt được. Các tiêu - chuẩn so sánh này phải phù hợp với “hồ sơ năng lực”.
Kiến thức liên quan:
8.
Phần này nêu các kiến thức cần thiết mà sinh viên cần phải sử dụng để giải quyết - các nhiệm vụ được giao.
Kỹ năng:
9.
Phần này nêu các kỹ năng mà sinh viên cần phải rèn luyện để thực hiện nhiệm vụ - này.
sản phẩm:
10.
Phần này mô tả những sản phẩm cụ thể mà sinh viên phải nộp cho giáo viên để tiến - hành đánh giá.
Tổ chức thực hiện:
11.
Phần này nêu một số hướng dẫn, một số quy định về thời gian, cách thức triển khai - đồ án và các hướng dẫn, quy định khác liên quan.
Đánh giá:
12.
Phần này nêu rõ cho sinh viên biết quy trình đánh giá kết quả của họ.
-
Các mô tả chi tiết các chuyên đề và đồ án xem ở phụ lục 2