Chương trình học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp (Trang 40 - 45)

Chương V. Tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả

II. Chương trình học tập

Cấu trúc, nội dung khoá học và các phương pháp giảng dạy của chương trình đào tạo nhằm khuyến khích sinh viên tư duy, ngẫm nghĩ sâu về lĩnh vực xây dựng công trình, các vấn đề và thực tiễn, cũng như tương tác giữa chúng. Đồng thời với những tri thức này, khoá học cũng cung cấp cho sinh viên một tổ hợp các kỹ năng.

Mục tiêu mà khoá học muốn đạt đến là: Vào cuối khoá học, các sinh viên sẽ trở thành những Kỹ sư xây dựng có năng lực chuyên môn và đủ tự tin để có thể đáp ứng một cách năng động và hiệu quả trước những thách thức và cơ hội nghề nghiệp sẽ đến

với họ:

Khoá học có một số đặc trưng chính sau đây:

Khoá học được thiết kế nhằm phát triển Các Năng lực (kiến thức, kỹ năng và thái độ) cho sinh viên tương thích với vai trò tương lai của họ là các kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Toàn bộ khoá học được thiết kế theo Hệ thống các môđun chứa đựng sự linh hoạt và cơ hội cho việc phát triển các hướng nghiên cứu chuyên sâu:

Việc sắp xếp các môn học trong suốt khoá học được dựa trên tính trình tự lô-gíc của phát triển tri thức và kỹ năng (trình tự phát triển theo chiều ngang), đồng thời dựa trên các nhóm môn học bổ sung cho từng học kỳ (trình tự phát triển theo chiều dọc);

Cấu trúc khoá học gồm tám (08) học kỳ học tập và một (01) học kỳ làm đồ án tốt nghiệp. Trong học kỳ đầu tiên, sinh viên học định hướng nghề nghiệp và tìm hiểu về nghề nghiệp, từ học kỳ thứ 2 đến học kỳ thứ 7, sinh viên sẽ được học một số môn lý thuyết và các môn Đồ án, các kiến thức và kỹ năng được giới thiệu trong các môn học lý thuyết sẽ được áp dụng thực hành trong môn Đồ án. Học kỳ thứ 8 là học kỳ lựa chọn chuyên ngành, sinh viên có thể lựa chọn một trong các chuyên ngành hẹp như thiết kế, thi công hay quản lý dự án. Trong học kỳ thứ 4, sinh viên sẽ được đi thực tập với vai trò là công nhân xây dựng trong 3 tuần. Trong học kỳ cuối cùng, trước khi làm đồ án tốt nghiệp, sinh viên được đi thực tập 4 tuần với vai trò là một kỹ sư.

Các môn học được xây dựng để đảm bảo:

Các môn lý thuyết chú trọng đến việc hấp thụ kiến thức;

Các môn đồ án nhấn mạnh đến khám phá, thực hành;

Các môn nghiên cứu nhấn mạnh đến việc tiếp thu kiến thức thông qua nghiên

 cứu.

Trong khi cấu trúc thiết lập một khung chương trình cho toàn bộ khoá học, các môn học biểu đạt từng nội dung cụ thể của khoá học này. Vị trí của các môn học trong cấu trúc toàn bộ khoá học được tổ chức theo hướng xây dựng một cơ sở lô-gíc trong việc chuyển tải kiến thức, phát triển các kỹ năng và thái độ, đồng thời tạo được hệ thống các môn học tự chọn theo các chuyên ngành ở giai đoạn sau của khoá học.

Các phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm bao gồm: Bài tập nhóm, bài tập cá nhân, thăm quan thực địa, thảo luận và hội thảo sẽ được sử dụng trong suốt khoá học. Các môn đồ án được thực hiện thông qua việc học nhóm, giúp sinh viên áp dụng các tri thức và kỹ năng đã được dạy trong các môn lý thuyết. Trình tự của các môn đồ án trong suốt khoá học cũng được sắp xếp theo cách thức như là một chuỗi mức độ khó từ thấp đến cao.

2. Hệ thống tín chỉ Đặc trưng của tín chỉ

Các tín chỉ phản ánh: i) khối lượng thông tin-công việc đầu vào mà sinh viên được yêu cầu phải thu nhận và thực hiện để hoàn thành môn học (gọi chung là khối lượng công việc của sinh viên); ii) sự cân đối trong sản phẩm đầu ra giữa tri thức, kỹ năng và quan điểm mà sinh viên đã hấp thụ được sau khi kết thúc môn học.

Hệ thống tín chỉ này tương hợp với các hướng dẫn của Bộ Giáo và Đào tạo, phản

hành và tự nghiên cứu, theo đó, hoàn toàn có khả năng chuyển đổi các tín chỉ được cấp ở Việt Nam sang các hệ thống tín chỉ khác và ngược lại.

Khối lượng công việc của sinh viên theo tín chỉ được phân bổ theo các hoạt động theo tín chỉ như sau:

Nghe giảng lý thuyết,

1. trong đó giáo viên giảng bài là trung tâm, kiểu như truyền đạt tri thức một chiều, trình bày nghiên cứu trường hợp, hỏi đáp, và thảo luận có hướng dẫn. Trọng tâm ở đây là truyền đạt thông tin và tri thức.

Thực hành

2. là những giờ tiếp xúc trực tiếp giáo viên - sinh viên, sử dụng các phương pháp lấy sinh viên làm trung tâm và có cơ hội áp dụng các kỹ năng: làm các bài tập thực hành, thảo luận hay hội thảo, lập kế hoạch hoạt động, bài tập nhóm, thực hành ở xưởng hay trên máy tính, tham quan.

Tự học

3. là các hoạt động học tập và làm việc của cá nhân sinh viên: đọc tài liệu, viết bài, làm bài tập, làm đồ án.

sự phân bố tín chỉ cho mỗi môn học

Trong các môn học, khối lượng làm việc của sinh viên cho 1 tín chỉ được tính toán thống nhất cho tất cả các môn học. Việc phân bổ tín chỉ nhằm cân bằng kiến thức, kỹ năng và thái độ cho sinh viên cũng được thống nhất giữa các môn học. Sự rõ ràng về khối lượng công việc của 1 tín chỉ và việc phân bổ tín chỉ giúp sinh viên có thể lên kế hoạch hiệu quả cho việc học tập của mình (xem bảng trên).

3. Mô tả tổng quan cấu trúc chương trình

Trong 4,5 năm chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp bậc đại học, sinh viên phải học 69 môn học (gồm cả đồ án và thực tập). Trong đó có: 23 môn là bắt buộc chung của nhà trường, 42 môn học chuyên ngành bắt buộc và 4 môn lựa chọn chuyên ngành hẹp thiết kế hoặc thi công.

Trong kỳ đầu tiên, sinh viên chưa phải thực hiện đồ án. Thay vào đó, sinh viên - phải thực hiện một bài tìm hiểu về nghề nghiệp, điều này sẽ giúp sinh viên trong việc định hướng học tập và chuẩn bị cho tương lai. Các môn học lý thuyết kèm theo là: nhập môn xây dựng, hình họa và vẽ kỹ thuật giúp sinh viên trang bị những công cụ cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo trong toàn khóa học.

Từ học kỳ thứ 2,3,5,6,7 và 8, mỗi học kỳ đều có từ 1 đến 3 đồ án. Các đồ án - được thiết kế nhằm giúp sinh viên có điều kiện vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực hành nghề nghiệp. Từ đó tiếp cận với các hoạt động thực tế của nghề nghiệp trong tương lai. Các môn học cũng được sắp xếp phù hợp cho từng học kỳ để sinh viên có sự liên hệ và vận dụng giữa lý thuyết và thực hành.

Trong học kỳ thứ 4, sinh viên sẽ tham gia một đợt thực tập với vai trò là công - nhân xây dựng. Đợt thực tập này giúp sinh viên làm quen với 4 nghề chính là

thợ nề, thợ mộc, thợ sắt và thợ bê tông.

Trong học kỳ cuối cùng, sinh viên sẽ tham gia một đợt thực tập với vai trò là - kỹ sư xây dựng, tham gia vào việc tổ chức, điều hành các hoạt động trên công trường, hoặc tham gia với vai trò là kỹ sư thiết kế tại các đơn vị tư vấn, ngoài ra họ cũng có thể tham gia các hoạt động nghề nghiệp khác như giám sát, quản

lý… Sau đợt thực tập kỹ sư, sinh viên sẽ trở lại trường để thực hiện đồ án tốt nghiệp cuối khóa học trước khi được cấp bằng tốt nghiệp.

(Cấu trúc chương trình xin xem thêm ở chương IV và VI) 4. Mô tả tổng quan về về đồ án từng học kỳ

Dưới đây là nội dung tóm lược của các đồ án khác nhau trong khoá học. Mỗi đồ án tương đương với một tín chỉ.

NăM THứ NHẤT Học kỳ 1

Bài tiểu luận: tìm hiểu nghề nghiệp giúp sinh viên tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai của mình. Sinh viên có thể lựa chọn 1 trong 3 chủ đề để tìm hiểu: tìm hiểu về công trình xây dựng, tìm hiểu về một dự án xây dựng hoặc tìm hiểu về một tổ chức xây dựng.

Qua bài báo cáo tìm hiểu này, sinh viên còn có cơ hội thực hành các kỹ năng được học ở các môn học lý thuyết giảng dạy trong học kỳ đó như: vẽ kỹ thuật, hình học họa hình.

Học kỳ 2

Đồ án đo vẽ hiện trạng khu đất: Nhằm giúp sinh viên tiếp cận với quy trình thực hiện một công tác khảo sát hiện trạng, cái mà sẽ cung cấp các số liệu thực địa cho công tác thiết kế, thi công và sử dụng công trình sau này. Đồ án này còn giúp sinh viên bước đầu làm quen với các năng lực như cộng tác, làm việc nhóm, lập kế hoạch, ứng dụng công nghệ thông tin… để hoàn thành một công việc cụ thể của nghề nghiệp.

NăM THứ HAI Học kỳ 1

Đồ án kiến trúc: giới thiệu các nguyên lý thiết kế và cấu tạo các công trình dân dụng và công nghiệp. Trong đó, chú trọng đến các nguyên tắc thiết kế và nguyên lý cấu tạo kiến trúc cho các loại công trình phổ biến như nhà ở (biệt thự, chung cư) hoặc công trình công cộng (trường học, bệnh viện, nhà trụ sở…). Đồ án này cũng giúp sinh viên nắm được quy trình để thiết kế phần kiến trúc của một công trình cụ thể. Các bộ phận chịu lực và cấu tạo của công trình cũng được tìm hiểu một cách có hệ thống thông qua việc thực hiện đồ án này.

Học kỳ 2

Thực tập công nhân: tạo ra một cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tế nghề nghiệp. Sinh viên, với vai trò là công nhân xây dựng, sẽ phải thực hành các kỹ năng nghề nghiệp như công tác xây tường, công tác làm ván khôn, công tác làm cốt thép, công tác đổ bêtông. Những trải nghiệm thực tế này sẽ giúp họ hoàn thiện các năng lực cần thiết trước khi trở thành một kỹ sư xây dựng.

NăM THứ BA Học kỳ 1

Đồ án kết cấu sàn và mái bê tông cốt thép: Sàn và mái chứa đựng các cấu kiện chịu uốn điển hình của kết cấu bằng bê tông cốt thép. Trọng tâm của đồ án này là giúp sinh viên biết cách lập sơ đồ kết cấu cho sàn và mái từ bản vẽ kiến trúc của công trình.

Lập sơ đồ tính, xác định tải trọng và tính toán, tổ hợp nội lực cho các cấu kiện. Từ đó tiến hành tính toán tiết diện, chọn và bố trí thép cho cấu kiện. Hoàn thành các bản vẽ thiết kế kết cấu sàn. Đồ án này giúp sinh viên bước đầu biết cách vận dụng tổng hợp các lý thuyết khác nhau của cơ học, sức bền vật liệu, kết cấu bê tông cốt thép và các kiến thức cơ sở khác để giải quyết bài toán thiết kế kết cấu công trình.

Học kỳ 2

Đồ án thiết kế khung bêtông cốt thép: Cùng với mục đích như đồ án sàn bê tông cốt thép, nhưng đồ án khung có mức độ khó cao hơn. Thay vì phải giải bài toán kết cấu tĩnh định hoặc dầm liên tục trong đồ án sàn, thì đồ án khung đòi hỏi sinh viên phải giải bài toán khung siêu tĩnh, có sự hỗ trợ của các phần mềm tính toán kết cấu. Tính toán tiết diện cột chịu nén lệch tâm cũng là nội dung quan trọng của đồ án này.

Đồ án kết cấu móng: Đồ án này trang bị cho sinh viên những khả năng về thiết kế kết cấu phần móng cho các loại công trình khác nhau. Dựa vào các điều kiện cụ thể về tải trọng, địa chất thủy văn, sinh viên sẽ phải đề xuất các giải pháp móng phù hợp, trên cơ sở đó tính toán và thiết kế kết cấu móng cho công trình. Các loại móng phổ biến như móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc và các phương pháp gia cố nền đất yếu được trang bị cho sinh viên qua môn học lý thuyết kết cấu móng. Các kiến thức liên quan như địa chất công trình, cơ học đất… cũng được vận dụng một cách tổng hợp trong đồ án này.

Đồ án kỹ thuật thi công 1 (toàn khối): Phương pháp thi công toàn khối là phương pháp phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Đồ án này giúp sinh viên biết cách lập các biện pháp kỹ thuật thi công cho các cấu kiện cơ bản của công trình như móng, cột, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép toàn khối. Sinh viên còn được làm quen với các công việc như tổ chức về không gian, thời gian, tính toán các khối lượng công tác thi công. Qua đồ án này, năng lực về lập biện pháp kỹ thuật thi công sẽ được trang bị.

NăM THứ TƯ Học kỳ 1

Đồ án kết cấu thép: Trong đồ án này, sinh viên sẽ được trang bị khả năng thiết kế các kết cấu công trình bằng thép. Các vấn đề trọng tâm của kết cấu thép là tính toán nội lực, lựa chọn tiết diện, kiểm tra ổn định (tổng thể và cục bộ), tính toán và thiết kế liên kết bằng liên kết hàn, bu lông hoặc đinh tán. Các cấu kiện điển hình của kết cấu thép là cấu kiện chịu kéo hoặc nén, cấu kiện chịu uốn, cắt, và các thiết kế chống phá hoại cục bộ. Các dạng công trình bằng thép chủ yếu là các nhà công nghiệp như nhà máy,

xưởng sản xuất…

Đồ án kỹ thuật thi công 2 (lắp ghép): Trang bị cho sinh viên khả năng lập biện pháp kỹ thuật thi công các kết cấu lắp ghép. Các công việc như tính toán lựa chọn máy thi công, tính toán khối lượng các công tác, thiết kế trình tự thi công cũng được thực hành qua đồ án này.

Đồ án tổ chức thi công: Tổ chức thi công bao gồm tổ chức về thời gian, không gian và tài nguyên. Trong đồ án này, sinh viên sẽ chủ yếu tập trung vào việc tổ chức thời gian và lập tiến độ thi công cho một công trình cụ thể. Các tính toán về tài nguyên và nhân lực tham gia vào quá trình thi công cũng được thực hiện. Năng lực về tổ chức thi công được trang bị và củng cố qua đồ án này.

Học kỳ 2

Đồ án móng đặc biệt: Là một hướng lựa chọn của sinh viên để đi sâu vào chuyên ngành thiết kế. Sinh viên khi lựa chọn chuyên ngành này sẽ thực hiện đồ án thiết kế kết cấu các loại móng đặc biệt cho các nhà cao tầng, chịu các tải trọng đặc biệt lớn hoặc trong các điều kiện địa chất khá phức tạp. Đây là những vấn đề về thiết kế có thể sẽ gặp phải trong thực tế sản xuất.

Đồ án sơ đồ mạng và tổng mặt bằng: Nếu sinh viên lựa chọn chuyên ngành thi công, họ sẽ phải thực hiện đồ án này. Sơ đồ mạng là một phương pháp dùng để tính toán và thể hiện cách thức tổ chức thi công các công trình xây dựng một cách đầy đủ và toàn diện. Trong đó có kể đến khả năng điều chỉnh linh hoạt các hoạt động diễn ra trên công trường sao cho tận dụng được các tài nguyên và nhân lực thi công, mang lại hiệu quả và chất lượng cao nhất. Thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình cũng là một trong những nội dung quan trọng của công tác tổ chức thi công, giúp cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi và khoa học. Hai vấn để nêu trên chính là nội dung của đồ án này.

NăM THứ NăM Học kỳ 1

Đồ án tốt nghiệp: Là một công trình khoa học thể hiện trong khoảng 100 trang giấy A4 và 12-14 tờ bản vẽ khổ A1. Đây là sự tổng hợp tất cả các năng lực đã được trang bị cho sinh viên trong suốt 4 năm học, dưới dạng đầy đủ nhất và ở mức độ cao nhất. Thông qua đó nhằm đánh giá một cách tổng hợp khả năng của sinh viên trong việc tiếp thu, rèn luyện các năng lực nghề nghiệp, để khẳng định mức độ và chất lượng đào tạo trước khi họ tham gia vào thực tế sản xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)