Phương pháp giảng dạy và học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp (Trang 46 - 54)

Chương V. Tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả

IV. Phương pháp giảng dạy và học tập

Sẽ có nhiều giảng viên của nhiều lĩnh vực tham gia vào việc giảng dạy của khóa học, chủ yếu là từ Khoa Công Nghệ của Trường Đại học Vinh, nhưng cũng có những giảng viên từ các khoa khác và các trường đại học khác. Ngoài ra, cũng có các chuyên gia được mời từ chính quyền địa phương, các cơ quan nghiên cứu và khu vực tư nhân đến nói chuyện để cung cấp thêm các thông tin đầu vào cho khóa học, bắc cầu kinh nghiệm của “thế giới hiện thực” với khóa học.

Sinh viên nên biết cách sử dụng tốt nhất những tri thức của các giảng viên cung cấp.

Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các môn đồ án và luận án. Sinh viên được khuyến khích duy trì mối liên hệ thường xuyên với giáo viên hướng dẫn và yêu cầu sự trợ giúp

từ các giảng viên phụ trách các môn học nếu cần. Nếu các giáo viên đi vắng sinh viên có thể viết giấy để lại hoặc gửi email, họ sẽ trả lời sớm nhất có thể.

Hoàn toàn là hợp lí khi sinh viên yêu cầu các giảng viên:

Trình bày và giảng dạy một cách thích hợp về môn học.

-

Cung cấp những hướng dẫn thích hợp về các tài liệu đọc, về các công việc mà - sinh viên phải làm.

Trả các bài tập sớm nhất có thể, trong vòng 3 tuần kể từ ngày nộp bài, có đầy đủ - các nhận xét giải thích hợp lí các điểm số mà các bài tập đó nhận được.

Tạo cơ hội cho sinh viên đánh giá môn học (nặc danh), coi như đó là ý kiến phản - hồi để xem xét lại và chỉnh sửa môn học.

2. Dạy học lấy sinh viên là trung tâm

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT khuynh hướng chung hiện nay đó là không chỉ cải tiến nội dung đào tạo mà còn cải tiến phương thức, phương pháp dạy học. Sự thay đổi trong phương pháp đào tạo ở đây là chuyển từ phương pháp giáo viên là trung tâm sang phương pháp đào tạo lấy sinh viên là trung tâm.

Quá trình học tập càng tập trung vào sinh viên, và sinh viên càng tham gia chủ động vào quá trình học tập thì sinh viên càng thu được nhiều thông tin và càng cảm thấy thú vị về những điều được khám phá trong khóa học. Việc sử dụng phương pháp dạy học kiểu tương tác như vậy có thể đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên bao gồm:

Sinh viên trở nên chủ động hơn chứ không đơn thuần chỉ là những người tham

gia thụ động trong quá trình học tập

Sinh viên duy trì được các thông tin lâu hơn

Các kỹ thuật dạy học kiểu tương tác là những quá trình mang tính dân chủ, vì

vậy tạo cho sinh viên những kinh nghiệm trong việc phối hợp và hợp tác với những người khác.

Các kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán được nâng cao trong các cuộc

thảo luận

Có nhiều sinh viên sẽ học tập tốt trong môi trường nhóm

Tính tự trọng được củng cố thông qua việc tham gia trong lớp học

Sinh viên có nhiều cơ hội xác định rõ niềm tin và các giá trị của mình

Động cơ học tập trong tương lai được nâng cao

3. Lựa chọn phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp

Khi xây dựng một môn học, giai đoạn lập kế hoạch về cơ bản là bao gồm các bước sau đây:

Lựa chọn các mục đích của môn học và xác định kết quả học tập mà sinh viên 1.

Quyết định cách đánh giá học tập của sinh viên 2.

Chọn một lộ trình thích hợp qua đó các mục đích môn học được thực hiện 3.

Chọn tài liệu và phương pháp học để giúp sinh viên đạt được trình độ theo yêu 4. cầu.

Các phương pháp dạy học được lựa chọn phụ thuộc trực tiếp vào mục đích môn học. Nếu mục đích là làm cho sinh viên có khả năng vận dụng các tài tiệu môn học, thì không những trình bày các nội dung thông qua việc giảng dạy và đọc tài liệu, mà còn chỉ cho sinh viên cách xây dựng những khái quát từ nền tảng (thảo luận nghiên cứu các trường hợp và bài tập). Hơn nữa, cần phải tạo cho sinh viên nhiều cơ hội đa dạng để vận dụng kiến thức vào các tình huống mới (chẳng hạn thông qua các bài viết, nghiên cứu tổng hợp, đồ án nhóm, các bài kiểm tra…).

Việc đối chiếu phương pháp dạy học và tìm ra một phương pháp thích hợp để đạt được các mục đích là một yếu tố tương đối quan trọng cho việc lập kế hoạch môn học.

Tự trả lời các vấn đề sau đây có thể là hữu ích trong việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp:

Lựa chọn các phương pháp dạy học

1 Khi nào thì tôi nên nói với sinh viên một điều gì đó và khi nào tôi nên để cho họ tự khám phá?

2 Khi nào thì tôi nên giảng bài và khi nào thì tôi nên tổ chức một cuộc thảo luận hoặc một hoạt động khác?

3 Khi nào tôi nên hướng dẫn cho sinh viên cách làm một việc nào đó và khi nào thì tôi để học tự thử làm?

4 Khi nào thì tôi nên yêu cầu sinh viên làm một việc gì đó một mình và khi nào thì tôi nên yêu cầu học làm việc theo nhóm?

5 Khi nào thì tôi nên trả lời câu hỏi của sinh viên (đưa ra thông tin) và khi nào tôi nên khuyến khích sinh viên tự trả lời câu hỏi đó? (tạo điều kiện cho sinh viên thực hành kỹ năng) 6 Nếu tôi thấy sinh viên mắc lỗi trong học tập khi nào tôi sửa cho sinh viên và khi nào thì tôi yêu cầu họ tự sửa lỗi của họ?

7 Khi nào tôi nên trình bày miệng và khi nào tôi nên phát tài liệu cho sinh viên?

8 Khi nào tôi nên dựa vào trình độ chuyên môn của mình và khi nào tôi nên dựa vào các tài liệu chuyên môn khác (phim, băng/đĩa, …)

Chứng tỏ rằng bạn (giảng viên) biết nhiều hơn sinh viên của bạn là điều dễ lắm, nhưng dạy học thì khó hơn nhiều. Luôn ghi nhớ rằng việc bạn kết nối các nội dung và tài liệu giảng dạy cho sinh viên như thế nào sẽ quyết định ảnh hưởng của bạn với tư cách là người thầy chứ không ở khả năng bạn đưa ra câu trả lời hoàn hảo cho mọi vấn đề mà sinh viên thắc mắc. Bằng cách xem xét câu hỏi nêu ra ở trên, bạn có thể bắt đầu hình thành phương pháp và kỹ thuật thích hợp với mục đích mà bạn vạch ra cho môn học và chọn ra một sự pha trộn thú vị trong phương pháp giảng dạy phù hợp.

4. Lên lớp/ giảng bài

Giảng bài thường được xem là việc dạy học ở bậc đại học. Tuy nhiên, nhiều giảng viên bắt đầu nhận thấy rằng không phải mọi sinh viên đều có lợi từ giảng bài. Hoặc các

bài giảng không phải là cách hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin. Cho dù giảng bài là truyền đạt thông tin, điều đó mặc nhiên không có nghĩa là quá trình học tập của sinh viên diễn ra. Sinh viên đào sâu vào tài liệu để có được kiến thức

Tuy vậy, giảng bài vẫn có một vị trí quan trọng trong kỹ thuật dạy học. Bài giảng vẫn có giá trị cung cấp cấu trúc và cách tổ chức các học liệu phân tán liên quan đến môn học; Giảng bài giúp sinh viên học từng bước một củng cố thêm tài liêu đọc những khía cạch nhìn nhận khác nguồn thông tin khác. Và giảng bài là cơ hội trình bày trước lớp để khuyến khích việc học tập của sinh viên.

Lên kế hoạch cho giảng bài

Khi bạn lên kế hoạch giảng bài, trước tiên nên lưu ý đến đối tượng nghe giảng. Nền tảng kiến thức của sinh viên đại học khá đa dạng và do đó sinh viên có các mức năng lực khác nhau. Bài giảng của bạn sẽ trở nên hiệu quả nếu bạn cố gắng giới thiệu và kinh nghiệm và sinh viên ít nhiều đã có để đưa vào chủ đề môn học.

Khi bạn đã quyết định chọn chủ đề và khối lượng kiến thức là phù hợp với một bài giảng và bạn đã xem xét kỹ mục đích của bài giảng cũng như trình độ của sinh viên, bạn vẫn muốn đảm bảo rằng nội dung của bài giảng phù hợp với thời lượng được ấn định cho bài giảng đó. Lời phàn nàn thường được thấy ở các giảng viên là nội dung kiến thức cần truyền đạt thì quá nhiều trong khi thời lượng thì quá ít. Vì thế, việc tổ chức tốt bài giảng sẽ cho phép bạn loại trừ những nội dung không thích hợp và chỉ tập trung vào vấn đề quan trọng nhất. Nhìn chung, sinh viên học từng chút sẽ tốt hơn là để cho họ ngập trong kiến thức quá nhiều.

Khi đã xác định được chủ đề và các nhu cầu của sinh viên, nên hình thành một câu hỏi tổng quát bao hàm được nội dung cốt yếu của bài giảng - một câu hỏi mà bạn có thể trả lời trong một bài giảng, dành thời gian để viết câu hỏi đó. Sau đó phát triển ba hay bốn luận điểm có thể triển khai để trả lời. Lúc này bạn chú tâm đến đề cương bài giảng.

Nhiệm vụ tiếp theo của bạn là xác định các yếu tố của các nội dung chính yếu và phát triển các ví dụ hiệu quả cho yếu tố đó. Các ví dụ có thể minh hoạ một vấn đề cụ thể và vừa mới mở rộng sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề đó. Nên suy nghĩ kỹ về các ví dụ bạn đưa ra và cách thức minh hoạ chúng bằng các công cụ khác nhau miễn là làm sao tăng sự hiểu biết của sinh viên.

Để diễn giải các khái niệm một cách hiệu quả, chúng ta phải cho sinh viên biết tính khái quát (hoặc nguyên tắc) cùng với các ví dụ đã dược xem xét một cách cẩn thận.

Nếu sinh viên học các cách khái niệm theo một cách thức có thể vận dụng được, nên tạo cho sinh viên các cơ hội để vận dụng các khái niệm đó. Giá trị của bài thực hành là ở chỗ nó giúp sinh viên phát triển khả năng kết nối các ý tưởng và tạo ra một cấu trúc mới về ý nghĩa thực tiễn từ hàng loạt các dự liệu tưởng chừng như nó không liên quan gì với nhau.

Trình bày bài giảng

Bài giảng của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu bạn lưu ý đến một vài kỹ thuật trình bày bài giảng. Những khuyến nghị sau đây có thể giúp bài giảng bạn trở nên rõ ràng và dễ tiếp thu hơn.

Nêu các mục đích của bài giảng ngay từ đầu giờ

Phác hoạ nội dung chính của bài giảng

• . Viết ra bảng, hoặc sử dụng máy chiếu,

phát tài liệu cho sinh viên sau đó lướt qua nội dung chính của bài giảng Chỉ ra các điểm quan trọng của bài giảng

• . điều này có thể được được nói

nhấn mạnh, rõ ràng, chẳng hạn như “hãy ghi chép”, “điều này quan trọng”,

“phần này sẽ có kiểm tra”…

Nhắc lại điểm quan trọng 2 hoặc 3 cách khác nhau

• . Sinh viên có thể chưa

nghe rõ lần đầu, hoặc chưa hiểu, hoặc không đủ thời gian để ghi chép. Nên lồng các ví dụ hoặc lồng các ý tưởng cụ thể làm cho sinh viên dễ hiểu và dễ nhớ. Nên sử dụng các câu ngắn gọn.

Thay đổi các hoạt động một cách thường xuyên

• . Trung bình sự tập trung trí

óc con người thường từ 15 – 20 phút vì thế nên thay đổi hoạt động nhiều lần trong một buổi lên lớp, dừng lại và đặt câu hỏi yêu cầu sinh viên thảo luận với nhau về một vấn đề nào đó rồi yêu cầu một vài nhóm báo cáo trước lớp; dành chút thời gian cho sinh viên ghi chép; hoặc yêu cầu sinh viên thử vận dụng phương pháp vừa trình bày để giải quyết vấn đề.

Nêu câu hỏi trên lớp

Bằng cách sử dụng các câu hỏi một cách hiệu quả trên lớp, giảng viên có thể có thể đạt được một số mục tiêu quan trọng. Thứ nhất, qua việc làm cho Sinh viên tham dự vào quá trình hỏi – đáp, quá trình truyền đạt theo kiểu “một chiều” trở thành quá trình tương tác tích cực hơn. Sinh viên trở thành những người tham gia chủ động trong chính quá trình học tập của mình. Hơn nữa, việc nêu câu hỏi một cách có kỹ năng có thể giúp Sinh viên phát triển năng lực tư duy phê phán. Có nhiều kỹ năng giúp giảng viên cải thiện nêu câu hỏi trong giờ giảng.

sau khi nêu câu hỏi, nên chờ câu trả lời từ sinh viên.

• Không nên tự đưa ra

câu trả lời, tối thiểu phải chờ 3 – 5 giây rồi mới nhắc lại, đặt hoặc điều chỉnh lại câu hỏi, gọi sinh viên khác trả lời hoặc nêu câu hỏi khác. Sinh viên có thời gian suy nghĩ lại câu hỏi hoặc câu trả lời. Với thời gian chờ đợi 3 -5 giây sẽ có nhiều sinh viên trả lời hơn, sử dụng đầu óc tư duy phức tạp hơn bắt đầu nêu thêm câu hỏi hơn.

Tại mỗi thời điểm chỉ nên nêu một câu hỏi.

• Không nên đưa ra một chuỗi câu

hỏi trong một câu nói.

Thu thập các câu trả lời.

• Ngay cả khi sinh viên trả lời đầu tiên đã có câu trả lời khá hoàn hảo, quá trình tư duy của sinh viên là nhanh chậm khác nhau, vì thế

nên để sinh viên trả lời tiếp nối câu trả lời đầu tiên. Các câu trả lời sau thường bổ sung khiếm khuyết câu trả lời đầu tiên.

Chỉ rõ cho sinh viên thấy rằng các câu hỏi chẳng có chút nào là ngớ ngẩn

cả - mà đó là những suy nghĩ nghiêm túc về chủ đề bài giảng. Điều đặc biệt là không được hạ thấp hoặc chế nhạo một sinh viên yêu cầu làm rõ hoặc nêu lại một vấn đề đã nêu rõ trong bài giảng hoặc trong sách giáo khoa.

Để cho sinh viên nêu ra những câu trả lời bằng cách cho họ thảo luận

nhanh chóng từng cặp với nhau hoặc cho họ chút thời gian để họ viết ra câu trả lời. Sinh viên sẽ sẵn sàng hơn nếu cho học cơ hội như vậy.

5. Thảo luận

Trong một môn học, thảo luận là yếu tố quan trọng giúp sinh viên nắm vững những thông tin chứ không đơn thuần là chỉ tiếp nhận nó. So với giảng viên và sinh viên có sự khác biệt chính, đó là: Sinh viên có thể tích cực hơn và có thể có nhiều liên hệ trong lớp hơn. Sinh viên có thể trao đổi với nhau và với giảng viên trong một lớp đông cũng như các lớp có quy mô nhỏ va trung bình. Các buổi thảo luận tốt sẽ có cơ hội cho sinh viên định hình các nội dung kiến thức theo ngôn ngữ của riêng họ và đưa ra các khả năng ứng dụng những kiến thức này, làm cho sinh viên có ý thức và nhận diện được các vấn đề tiềm ẩn trong các bài giảng và các tài liệu đọc, nâng cao tính nhạy cảm của sinh viên đối với các quan điểm khác và các cách giải thích khác.

Chuẩn bị cho các buổi thảo luận

Để có một buổi thảo luận tốt nên chú ý lập kế hoạch và xem xét các vấn đề thảo luận từ trước. Tuy nhiên, chỉ biết về nội dung thảo luận là chưa đủ. Chỉ ra các tài liệu cho sinh viên đọc là chưa đủ. Nếu bạn chỉ nghĩa rằng ” Tôi muốn sinh viên biết” thì thực sự bạn vẫn chưa suy nghĩ đầy đủ về những gì cần được giảng dạy. bạn phải có khả năng khớp nối những gì mà sinh viên có khả làm với những thông tin và ý tưởng được nêu ra. Hãy nêu một vấn đề kiểu mở đóng cho sinh viên giải quyết. Một nhận định cần phải đạt tới một quyết định cần phải đưa ra, hoặc một bảng liệt kê cần được tạo lập.

Các buổi thảo luận có thể được tổ chức cho sinh viên nhằm chia sẻ ý kiến của nhóm nhỏ với toàn thể lớp.

Luôn luôn hỗ trợ sinh viên trong việc tóm lược các nội dung đã thảo luận, đây là phần quan trọng của nội dung cuộc thảo luận.

Hỗ trợ thảo luận

Để điều hành một cuộc thảo luận cần có những kỹ năng khác với kỹ năng giảng bài.

mục đích của thảo luận là làm cho sinh viên tham gia vào việc trao đổi các mục đích về các nội dung môn học. Vai trò của bạn là vai trò của người hỗ trợ Bạn phải đóng vai trò người dung hoà cuộc thảo luận hơn là vai trò người chuyển ải các thông tin. Nếu bạn muốn duy trì một cuộc thảo luận không nên độc thoại, không lên lớp chỉ cho một nhóm hoặc nó chuyện với một sinh viên nên lưu ý rằng bạn càng nói nhiều nói dài thì

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)