Đảng bộ Phú Thọ chỉ đạo thực hiện giảm tô, giảm tức 1953 – 1954

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện cải cách ruộng đất 1953 1957 (Trang 38 - 47)

Chương 1: ĐẢNG BỘ PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ GIẢM TÔ, GIẢM TỨC 1945 - 1954

1.3.2. Đảng bộ Phú Thọ chỉ đạo thực hiện giảm tô, giảm tức 1953 – 1954

Trong quá trình triển khai kế hoạch Nava ở trung du Bắc bộ, thực dân Pháp đã rút 13 vị trí đóng quân, trong đó có Thạch Đồng và La Phù của huyện Thanh Thủy. Như vậy, tính đến thời điểm tháng 9 – 1953, tỉnh Phú Thọ chỉ bị địch chiếm đóng ở hai vị trí Hạ Nông và Việt Trì, nằm trên dải phòng ngự Bắc sông Đà. Nhưng cũng từ tháng 10 – 1953 trở đi, địch lại tăng cường mở rộng bắn phá các vùng trong tỉnh. Chúng dùng phi pháo bắn phá các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ số 2, đường 15, đường Khoang Xanh – Cự Đồng (Thanh Sơn), và các bến phà nhằm triệt đường vận chuyển của ta từ hậu phương ra tiền tuyến. Tuy nhiên, do không đủ khả năng tấn công lên Phú Thọ

nên thực dân Pháp chỉ tăng cường một số hoạt động nghi binh, thăm dò lực lượng của ta, tung gián điệp, biệt kích vào các vùng trọng điểm. Nắm được tình hình đó, các huyện như Thanh Thủy, Yên Lập đã tổ chức bắt gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích khi chúng vừa đặt chân tới địa phương.

Trước tình hình thuận lợi đó, lại vốn là một tỉnh thuộc vùng tự do, nên trong năm 1953 – 1954, Phú Thọ đã có điều kiện để thi hành những chính sách ruộng đất của Trung ương, nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân trong tỉnh, dồn sức chi viện cho tiền tuyến, phục vụ kháng chiến.

Thực hiện chủ trương phóng tay phát động quần chúng của Đảng, tháng 4 – 1953, đợt một phát động quần chúng giảm tô, cũng là đợt thí điểm mở ra trong 25 xã thuộc Thái Nguyên, Phú Thọ và Thanh Hóa. Trong đợt này, Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo và Phú Thọ do Đoàn Thái Nguyên – Phú Thọ phụ trách, tiến hành trên 3 xã, thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 – 1953, mỗi xã đều có đội công tác khoảng 20 phụ trách.

Cán bộ nhanh chóng tỏa về các thôn xóm, đi sâu vào quần chúng bần cố nông, tiến hành “ba cùng”, thăm hỏi nghèo khổ, bắt rễ, sâu chuỗi, tuyên truyền rộng rãi chính sách của Đảng và Chính phủ. Dưới sự chỉ đạo của Đoàn cán bộ, đội công tác, quần chúng nông dân tại các xã thí điểm ở Phú Thọ đã tích cực đấu tranh buộc địa chủ phải thi hành triệt để những nội dung chính sách của Đảng trong Sắc lệnh 149 – SL. Chính sách giảm tô, giảm tức trước đây không được thực hiện đầy đủ, nay nhờ phát động quần chúng đấu tranh đã được hoàn thành.

Đánh giá kết quả của đợt thí điểm, về căn bản ta đã phát động được quần chúng, chỉnh đốn tổ chức, bước đầu đánh đổ được bọn Việt gian phản động và cường hào gian ác đồng thời đã giúp Đảng ta nhận thức một số chủ trương cụ thể chưa thích hợp và một số tư tưởng lệch lạc của cán bộ.

Từ những kết quả đạt được sau đợt thí điểm, trên cơ sở Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 8 – 1953, Phú Thọ đã tiến hành các đợt phát động quần chúng

giảm tô tiếp theo. Tính trong 1953 – 1954, kể cả đợt thí điểm, Phú Thọ đã tiến hành 5 đợt phát động quần chúng giảm tô, giảm tức trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể như sau:

Đợt 1 tiến hành trên 3 xã (đợt thí điểm).

Đợt 2 tiến hành trên 33 xã (thực hiện chung với Tuyên Quang và Yên Bái). Nhìn chung, từ đợt 2 trở đi, Đảng bộ Phú Thọ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên khu ủy liên khu Việt Bắc, đã chủ động trong mọi công tác, đã đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng đợt gồm 5 bước:

Bước thứ nhất: Bắt rễ tuyên truyền, thăm nghèo hỏi khổ, thực hiện ba cùng để tuyên truyền phổ biến chính sách giảm tô, sơ bộ điều tra tình hình nông thôn, tiến tới giám sát địa chủ.

Bước thứ hai: Mở lớp huấn luyện cho bần cố nông và rễ, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách trong nông thôn, hoàn thành việc điều tra chi bộ và sưu tầm tội ác của địa chủ nhằm đem ra đấu tố.

Bước thứ ba: Phát động tố khổ, xâu chuỗi, xây dựng lực lượng, mở Đại hội nông dân toàn xã, sơ bộ chấn chỉnh tổ chức, mở lớp giáo dục địa chủ, cường hào gian ác, tiến hành phân loại địa chủ.

Bước thứ tư: Đấu tranh đánh đổ cường hào gian ác, địa chủ, Việt gian phản động, thực hiện công tác thoái tô, giáo dục nguyên nhân thắng lợi và chia những thứ đã đấu tranh được, giáo dục đảng viên tham gia đấu tranh.

Bước thứ năm: Chỉnh đốn tổ chức, chia xã, triệu tập Đại hội Nông dân và nhân dân toàn xã bầu BCH Nông hội và UBKCHC mới, họp kiểm điểm trước khi rút [8, tr 5,6].

Đợt 3 tiến hành trên 49 xã, đã được tiến hành trong năm mươi ngày, trong tháng 1 và 2 năm 1954, tại 49 xã trên địa bàn các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba và Hạ Hòa, Phù Ninh… Trong đợt này:

Quần chúng nông dân được phát động tương đối rộng rãi, lực lượng quần chúng tổ chức được lớn mạnh hơn. Trong 49 xã đã tổ chức được 33 640

người, chiếm 30,12% nhân khẩu. Trong tổ chức nông hội có 3864 người, chiếm 11,2% trong Nông hội là cán bộ cốt cán và phần tử tích cực là hạt nhân lãnh đạo [7, tr 8,9,10].

Đợt 4 thực hiện trên 23 xã, tiến hành trong tháng 3, 4, 5 và đầu tháng 6 năm 1954, căn cứ vào chỉ thị của Trung ương Đảng và kế hoạch phát động quần chúng giảm tô của Liên khu ủy Việt Bắc, đợt này Phú Thọ phát động trong 23 xã tại huyện Thanh Sơn và Yên Lập. Trong 23 xã đợt này thì có tới 21 xã có người dân tộc thiểu số sinh sống. Tổng số nhân khẩu có 56 879 người thì có tới 37 188 người là đồng bào miền núi gồm 35 181 Mường, 1980 Mán (570 Mán Nga Hoàng, 14109 Mán đeo tiền), 22 đồng bào Thổ, 5 đồng bào Thái. Ở Thanh Sơn, phần đông các xã trước cách mạng Tháng Tám có chế độ thổ tù, thổ lang, chúng dựa vào thế lực của đế quốc, phong kiến để đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ. Từ sau cách mạng Tháng Tám, về cơ bản chế độ đó đã tan rã nhưng một số thổ tù, thổ lang đã chui được vào Chính quyền và các đoàn thể của ta lợi dụng địa vị vẫn đàn áp bóc lột nhân dân. Trong đợt này, còn có 5107 nhân khẩu là đồng bào công giáo, tập trung ở hai xã Đoàn Kết và Phú Cường ở huyện Thanh Sơn.

Qua bốn đợt phát động quần chúng giảm tô, toàn tỉnh Phú Thọ đã phát động được 108/148 xã, còn lại 40 xã. Trong 40 xã này có 14 xã gần địch quá chưa phát động được gồm:

- 3 xã thuộc huyện Thanh Thủy (Thành Công, Xuân Lộc, Vinh Quang) - 2 xã thuộc huyện Tam Nông (Dân Quyền, Bạch Đằng)

- 2 xã thuộc huyện Lâm Thao (Lê Tĩnh, Hùng Tiên) Còn lại 26 xã thuộc các huyện sau đây:

- Hạc Trì 2 xã: Hùng Lê, Chiến Thắng.

- Lâm Thao 11 xã: Việt Tiến, Xu Nhu, Việt Cường, Việt Hùng, Hợp Hai, Cao Thắng, Phong Châu, Xuân Huy, Diên Hồng và Văn Lung.

- Tam Nông 7 xã: Mê Linh, Vạn Xuân, Bình Dân, Yên Thế, Cộng Hòa, Bắc Sơn, Tam Sơn.

- Phù Ninh 5 xã: Chi Lăng, Nguyễn Huệ, Đông Quan, Tập Đoàn, Dân Chủ.

- Yên Lập 1 xã: Nga Hoàng [9, tr 1].

Ngày 30 tháng 6 năm 1954, Đoàn ủy Phú Thọ đã đưa ra Kế hoạch công tác phát động quần chúng giảm tô đợt 5. Đây là đợt phát động giảm tô mà Tỉnh Phú Thọ thực hiện trong hoàn cảnh hoàn toàn mới, chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Những thắng lợi đó đã là động lực mạnh mẽ cho việc thực hiện những chính sách ruộng đất mà Đảng đã đề ra. Trong đợt này, tỉnh Phú Thọ phát động 24 xã thuộc các huyện Lâm Thao (10 xã), Tam Nông (7 xã), Phù Ninh (5 xã), Hạc Trì (2 xã). 7 xã thuộc Tam Nông ở hữu ngạn sông Thao, 17 xã thuộc Lâm Thao, Hạc Trì và Phù Ninh thuộc tả ngạn. Dân số của 24 xã có 84.295 nhân khẩu, hoàn toàn là người Kinh, xã đông nhất từ 5 đến 6 nghìn người, như xã Hùng Lô 6.438 người; Nguyễn Huệ 5.987 người; Việt Hùng 5.902 người, các xã khác trung bình từ 2 đến 4 nghìn người, xã ít nhất là Hợp Hải có 1.419 người. Trong số 24 xã, thì có 20 xã có đồng bào công giáo gồm 6.309 giáo dân, thuộc miền trung du làm ruộng, tương đối tập trung, tình hình kinh tế và chính trị cũng có những tiến bộ hơn những nơi khác, tuy nhiên tình hình địch cũng hết sức phức tạp.

Trước những nhận định về tình hình như vậy, Đoàn ủy Phú Thọ đã đưa ra những kế hoạch cụ thể cho công tác bước một như bắt rễ, chỉnh đốn chi bộ, tuyên truyền giáo dục chính sách, sơ bộ điều tra tình hình và kiểm thảo cán bộ.

Đồng thời, cũng nhấn mạnh những điểm cần chủ ý như: nắm vững chính sách, phương châm công tác phát động quần chúng ở nơi có đồng bào công giáo,

“phải thực tâm tôn trọng tự do tín ngưỡng của quần chúng”; và là vùng tập trung nhiều địa chủ lớn nên phải đặc biệt coi trọng công tác đấu tranh với địch về mặt chính trị cũng như kinh tế; cần kết hợp công tác sản xuất và kháng chiến; … Đợt 5 đã diễn ra từ đầu tháng 7 năm 1954 và kết thúc vào tháng 8 năm 1954.

Trong quá trình thực hiện, Đoàn công tác cũng đã vấp phải những khó khăn nhất định như:

- Địa chủ đầu sỏ đều chưa bị đánh gục hoàn toàn, có một số đầu sỏ vẫn chưa bị đưa ra đấu, địa chủ đấu rồi lại không chịu trả nợ cho nông dân. Sở dĩ có hiện tượng đó là do trải qua những đợt đấu tranh trước, địa chủ đã có kinh nghiệm đối phó lại với quần chúng.

- Lực lượng của ta chưa mạnh: tư tưởng quần chúng còn chưa được phát động đầy đủ, tổ chức còn lỏng lẻo, chưa được trong sạch, cốt cán chưa được bồi dưỡng chu đáo, việc thẩm tra rễ vẫn chưa được làm cẩn thận. Ở nhiều đội, xảy ra hiện tượng tố khổ hời hợt.

- Cán bộ không nắm vững và không vận dụng đúng sách lược đấu tranh, không nắm vững chính sách đấu tranh thanh toán.

- Tư tưởng lập trường cán bộ còn nhiều sai lầm.

- Lãnh đạo bị động, lung tung” [14; Tr 5,6,7].

Theo báo cáo của Đoàn ủy Phú Thọ, ngày 21 tháng 7 năm 1954, tính trong 2 năm 1953 – 1954, Phú Thọ đã tiến hành 5 đợt giảm tô, đạt 132/148 xã trong toàn tỉnh. Trong tỉnh có 11 huyện thì có 6 huyện đã phát động xong hoàn toàn, số xã chưa phát động có 16 xã thì có tới 15 xã là vùng giáp địch và có 1 xã Mán Nga Hoàng thuộc Huyện Yên Lập.

Số cán bộ của tỉnh Phú Thọ đi phát động giảm tô tính đến đợt 5 là 542 cán bộ. Theo số liệu thống kê của đợt 2, 3 và 4, tổng số ruộng đất của các xã là 31.216 mẫu 1 sào 03 thước của 72 xã, trong đó số ruộng đất địa chủ chiếm hữu mỗi năm được tính trong đợt 4 của 23 xã là 2648 mẫu 7 sào 05 thước.

Tổng số thống kê được trong 5 đợt có 2.189 địa chủ, được phân loại cụ thể như sau:

- Loại 1 đầu sỏ có 219 địa chủ.

- Loại 2 và loại 3 có 606 địa chủ.

Tổng số đưa ra đấu có 219 địa chủ:

+ Án tử hình có 16 địa chủ.

+ Án chung thân có 1 địa chủ.

+ Án tù từ 16 đến 20 năm có 57 địa chủ.

+ Án tù từ 11 đến 15 năm có 26 địa chủ.

+ Án tù từ 6 đến 10 năm có 64 địa chủ.

+ Án tù từ 1 đến 5 năm có 57 địa chủ.

+ Án quản chế có 1 địa chủ.

+ Tha bổng có 1 địa chủ.

Số tài sản đã tịch thu được trong 5 đợt cụ thể là:

- Tịch thu toàn bộ gia sản có 57 địa chủ.

- Tịch thu 2/3 gia sản là 72 địa chủ.

- Tịch thu 1/3 gia sản là 95 địa chủ.

- Tịch thu 1/2 gia sản có 15 địa chủ.

Tổng số quả thực thu được trong 4 đợt đầu cụ thể là: 1.911.350 tạ 77 cân (trong số này có lẫn cả 13 xã đợt 2 của Tuyên Quang và Yên Bái), có 1.409.452 cân bằng thóc. Số qủa thực thu được đã chia cho 30.446 gia đình (kể cả số gia đình của 13 xã của Tuyên Quang và Yên Bái). Tính riêng trong đợt 3 và 4 là 36 xã, số nhân khẩu được chia là 84.336 nhân khẩu.

Về tổ chức, số hội viên nông hội của 5 đợt là 79.183 hội viên, số cốt cán thống kê không đầy đủ (chỉ có số liệu của đợt 2,3,4,5) có 3.009 cốt cán.

Về công tác kháng chiến, tính riêng trong đợt 4, số dân công đi phục vụ kháng chiến là 3.644 người, số nhật công là 47.351, đã có 471 người ghi tên tham gia tòng quân và 136 người tham gia thanh niên xung phong [10, tr 1,2].

TT Tên xã Tổng số tô phải thoái Tổng số tô được trả Tỷ lệ Ghi chú

1 Võ Miếu 235 tạ 420 cân 222 tạ 90 cân 96

2 Đại La 105 tạ 75 cân 45 tạ 22 cân 43

3 Sơn Hùng 158 tạ 44 cân 121 tạ 13 cân 76

4 Thiết Giáp 144 tạ 31 cân 73 tạ 56 cân 42

5 Long Công 92 tạ 34 cân 63 tạ 69 cân 67

6 Hoàng Diệu 199 tạ 00 cân 58 tạ 80 cân 28,54

7 Thu Cúc 64 tạ 76 cân 23 tạ 28 cân 36

8 Thu Ngạc 137 tạ 55 cân 67 tạ 00 cân 47,7

9 Thạch Kiệt 44 tạ 67 cân 19 tạ 40 cân 45

10 Kiết Sơn Chưa thống kê được

11 Xuân Đài 126 tạ 66 cân 84 tạ 26 cân 66,52 12 Hùng Thắng 214 tạ 60 cân 99 tạ 63 cân 46,42

13 Chí Cao 355 tạ 49 cân 97 tạ 63 cân 22

14 Đề Ngữ 351 tạ 49 cân 89 tạ 26 cân 48

15 Khả Cưu 154 tạ 32 cân 27 tạ 25 cân 18,32 16 Tinh Nhuệ 201 tạ 24 cân 27 tạ 45 cân 13

17 Lai Đồng 128 tạ 34 cân 48 tạ 06 cân 37

18 Đoàn Kết 1872 tạ 99 cân 339 tạ 27 cân 18,32 19 Văn Minh 242 tạ 87 cân 64 tạ 00 cân 26,37

20 Đề Thám 255 tạ 62 cân 106 tạ 21 cân 45

21 Tân Tiến 207 tạ 32 cân 38 tạ 85 cân 18,73 22 Phú Cường 592 tạ 68 cân 395 tạ 80 cân 58,31 23 Phú Ung 104 tạ 03 cân 34 tạ 18 cân 32,86 5949 tạ 49,9 cân 2147 tạ 67,5 cân 36,09

Thống kê tình hình thanh toán tô các xã đợt 4 đến ngày 22 tháng 4 năm 1954 (Nguồn: Lưu trữ Văn phòng tỉnh ủy Phú Thọ)

Trước những thắng lợi như vậy, tình hình nông thôn đã có sự thay đổi tích cực, nông dân lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất, phục vụ kháng chiến.

Tuy nhiên, trong quá trình giảm tô, giảm tức, tại Phú Thọ đã vướng phải những hạn chế như:

- Diện gạt ra quá rộng, có một số trường hợp đã xử oan.

- Thiếu kiên quyết trong đấu tranh chỉnh đốn chính quyền.

- Thiếu giáo dục tư tưởng cho những người bị gạt ra.

- Có đội còn khoán trắng cho đồng chí cán bộ công an hay quân sự lãnh đạo đội, không triệu tập phụ trách nên làm không tốt, còn lung tung mãi đến bước ba mới kiện toàn lực lượng vũ trang…

Hơn thế nữa, đã có những bước đầu vi phạm chính sách nông thôn của Đảng như:

- Coi nhẹ việc bồi dưỡng trung nông, nên khi chọn trung nông rất lung tung.

- Một số đội vẫn chưa chú trọng giáo dục tư tưởng cho những người bị gạt ra khỏi chính quyền nên đến khi chấn chỉnh họ sinh ra bất mãn hoặc đả kích lại anh chị em cốt cán.

- Một số đội coi nhẹ việc sử dụng và củng cố công an và dân quân du kích.

- Một số đội không chú ý đến việc thanh toán các thứ quỹ còn tồn tại [13, tr 5,6].

* Tiểu kết chương 1

Như vậy, về cơ bản, trong 2 năm 1953 – 1954, Đảng bộ Phú Thọ mà cụ thể là Đoàn công tác quần chúng Phú Thọ đã thực hiện theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng về phương châm phóng tay phát động quần chúng đấu tranh giảm tô, giảm tức. Tính đến cuối tháng 8 – 1954, Phú Thọ đã thực hiện xong 5 đợt phát động quần chúng giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất, thực hiện “người cày có ruộng”, đã đạt được những thành công nhất định, giải quyết được một phần khó khăn trong đời sống nông dân, tạo sự thay đổi trong bộ mặt nông thôn trong tỉnh. Tạo thêm điều kiện thuận lợi để Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tích cực góp sức cho công tác kháng chiến, đánh thắng thực dân Pháp. Hơn thế nữa, những thắng lợi trong giảm tô đã là tiền đề cho công tác hoàn thành cải cách ruộng đất của tỉnh thời gian về sau. Mặc dù vậy, những hạn chế, sai lầm mà công tác giảm tô, giảm tức mắc phải cũng đã bước đầu mang tính chất tả khuynh, gây những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện cải cách ruộng đất 1953 1957 (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)