Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động nông dân miền bắc giai đoạn 1954 1965 (Trang 76 - 104)

Chương 2: Đảng vận động nông dân miền Bắc giai đoạn 1961-1965

2.2 Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng, phát triển kinh tế và làm tốt nghĩa vụ chi viện cho miền Nam

2.2.1 Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng và phát triển kinh tế

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III và Nghị quyết lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa III về phát triển nông nghiệp, giai cấp nông dân tập thể miền Bắc đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, mở rộng quy mô HTX, tăng năng suất, khai hoang, tăng vụ, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật từng bước củng cố HTX. Hàng loạt HTX bậc thấp được chuyển lên bậc cao. Năm 1961, toàn miền Bắc có 8.403 HTX bậc cao, chiếm 33,8% tổng số HTX. Tuy nhiên, trong năm 1961, ở nông thôn miền Bắc diễn ra hai hiện tượng trái ngược: số hộ xin vào HTX và số hộ xin ra HTX đều tăng. Đến giữa năm 1961, đã có 35.000 HTX, trong đó có 12% HTX là bậc cao với quy mô thôn, quy mô xã, đồng thời số hộ xin ra HTX hoặc phản đối việc mở rộng quy mô HTX cũng trở thành phổ biến ở nhiều nơi. Ở Hà Đông, có 40 phụ nữ Phú Xuyên lên huyện phản đối hợp nhất HTX. Đầu năm 1961 có 43.333 hộ bần nông, trung nông xin ra HTX, có nơi có tỉ lệ khá cao: ở Bắc Ninh: 5,64%, Hà Đông: 3,5%, Phúc Yên: 7%, Giao Thủy (Nam Định): 15%, Thủy Nguyên (Hải Phòng): 10% [134, tr. 19].

Cũng trong thời gian này, mô hình HTX Đại Phong xuất hiện trở thành tấm gương điển hình, tiên tiến cho các HTX khác học tập và làm theo. Khắp miền Bắc rộ lên phong trào thi đua với HTX Đại Phong.

HTX sản xuất nông nghiệp Đại Phong, một HTX thuộc xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nổi lên trở thành lá cờ tiên phong của phong trào HTHNN toàn miền Bắc. Tại Hội nghị cán bộ tỉnh Quảng Bình (1961), đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã tổng kết các bài học rút ra từ sản xuất thực tế

ở đây qua bài phát biểu “Hoan nghênh HTX Đại Phong”, thực tế đó cũng cho thấy một tiền đề “vô cùng sáng sủa, vô cùng rộng lớn” cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Báo Nhân Dân số ra ngày 26/2/1961 đã đăng bài phát biểu kèm theo xã luận có nhan đề: “Học tập, tiến kịp và vượt HTX Đại Phong”. Đây cũng chính là tiêu đề của một cuộc vận động lớn, một phong trào sản xuất của nông dân miền Bắc, thu hút sự tham gia của rất nhiều HTX.

Nhiều địa phương trên toàn miền Bắc đã phát động nhiều đợt thi đua xây dựng “xã viên Đại Phong”, “đội sản xuất Đại Phong”, “tổ kỹ thuật Đại Phong”…. [92, tr. 277]

Hưởng ứng cuộc vận động và làm theo tấm gương của HTX Đại Phong, nhiều địa phương đã cử những đoàn cán bộ tỉnh, huyện, xã, HTX đến tận Đại Phong để được mắt thấy, tai nghe, tay làm về những cái hay, cái giỏi của HTX Đại Phong. Khắp nông thôn miền Bắc dấy lên phong trào thi đua

“Học tập, tiến kịp và vượt Đại Phong”. HTX Đại Phong có năm thành tích và năm bài học kinh nghiệm lớn về sản xuất nông nghiệp đã đưa HTX Đại Phong trở thành gương mẫu mà các HTX khác cần học tập theo và ứng dụng vào điều kiện thực tế HTX của mình, đó là:

Năm thành tích lớn:

- Kỹ thuật làm ruộng mỗi năm một tiến bộ, năng suất ruộng đất mỗi năm một tăng.

- Mạnh dạn tăng vụ, vỡ hoang “phá xiềng ba sào” mở rộng nhanh chóng diện tích cày cấy.

- Quản lý được 19 nghề khác trong HTX. Tận dụng được mọi nguồn lợi có sẵn của địa phương để tăng thêm thu nhập cho HTX và các xã viên.

- Thực hiện chế độ ba khoán chặt chẽ. Sử dụng trên 200 ngày công của mỗi lao động trong một năm. Đời sống xã viên được cải thiện nhanh chóng.

- Gương mẫu trong việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Năm kinh nghiệm lớn:

- Mọi việc đều bàn bạc dân chủ trong ban quản trị và các xã viên.

- Mọi việc đều có tính toán, trù gần lo xa.

- Cần kiệm xây dựng HTX, tay không dựng nên cơ đồ.

- Tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế chung của HTX, đồng thời chăm lo đúng mức đến kinh tế của gia đình xã viên.

- Chi bộ Đảng đoàn kết nhất trí, thật sự lãnh đạo kế hoạch của HTX.

[162, tr. 4)

Với những kinh nghiệm và bài học thực tế được rút ra từ HTX Đại Phong, trên khắp miền Bắc “Phong trào Đại Phong” dấy lên mạnh mẽ và thu hút đông đảo giai cấp nông dân tập thể tham gia vào phong trào cách mạng chung toàn miền Bắc, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). “Gió Đại Phong, sóng Duyên Hải, cờ Ba Nhất, trống Bắc Lý” thật sự trở thành biểu tượng của phong trào cách mạng XHCN ở miền Bắc đầu những năm 60.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bút danh T.L, trên báo Nhân Dân, số ra ngày 11-1-1961 đã đăng bài “Một HTX gương mẫu”, trong đó tác giả biểu dương những thành tích của HTX Đại Phong bằng những số liệu cụ thể về một HTX gương mẫu và đưa ra kết luận: “Nếu mọi xã viên đều thấm nhuần tinh thần học tập, coi HTX như nhà mình và thực hiện khẩu hiệu: “Cần kiệm xây dựng HTX, thì khó khăn gì cũng vượt qua và HTX nhất định sẽ phát triển tốt” [109, tr. 26]. Cũng với bút danh T.L, trong bài “Phong trào Đại Phong

đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 15-4-1961, chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương phong trào Đại Phong và đặc biệt là biểu dương tinh thần hăng hái tham gia của nông dân: “Đó là một phong trào rất tốt và rất mạnh mẽ, nó

chứng tỏ tinh thần hăng hái, lực lượng to lớn và khả năng dồi dào của đồng bào nông dân ta” [109, tr. 434].

Phong trào thi đua với Đại Phong đã đạt được kết quả ban đầu khá tốt, vào năm 1961, nông nghiệp miền Bắc có chuyển biến rõ rệt: tổng sản lượng lương thực đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,8 % so với năm 1960, diện tích khai hoang được 30 vạn ha. Qua phong trào thi đua với Đại Phong, số HTX sản xuất nông nghiệp đạt được danh hiệu HTX tiên tiến ngày càng nhiều, hàng vạn xã viên đăng ký tham gia “phá xiềng ba sào” bằng cách tăng vụ, khai hoang, phục hóa, thực hiện “bốn mùa trồng trọt, quanh năm thu hoạch”. Từ cái nôi của “phong trào Đại Phong” đã sản sinh ra hàng loạt các phong trào khác của thanh niên nam, nữ trong nông thôn miền Bắc. Tháng 8-1961, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam phát động phong trào phấn đấu trở thành “trai, gái Đại Phong” trong toàn Đoàn và phong trào thanh niên xung kích tình nguyện phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước 1961- 1965 ở nông thôn. Không khí thi đua sôi nổi của phong trào còn được thể hiện trong lời chúc mừng xuân mới 1962 của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đồng bào miền Bắc:

“Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi Bốn mùa hoa Duyên Hải, Đại Phong”

Để biểu dương những tấm gương thi đua xuất sắc của phong trào, tại Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ ba, Trung ương Đảng đã tuyên dương HTX Đại Phong là đơn vị anh hùng đại diện cho kinh tế nông nghiệp, bên cạnh đó còn ba đơn vị khác được tuyên dương anh hùng bao gồm: Nhà máy cơ khí Duyên Hải, HTX thủ công nghiệp Thành Công, Trường Phổ thông cấp II Bắc Lý. Và 10 cá nhân trong các HTX được tuyên dương anh hùng lao động (Lê Văn Ánh, Phạm Duy Chúc, Đỗ Tiến Hảo, Cao Lục, Bàn Văn Minh, Ngô Xuân Mốc, Chả Vô Mìn, Lê Văn Toán, Lê Trạm, Phạm Thị Vách) [131,

tr. 278]. Ngoài ra, còn 9 HTX khác được tuyên dương là đơn vị tiên tiến xuất sắc nhất, 58 HTX nông nghiệp khác được tuyên dương và tặng cờ đơn vị tiên tiến.

Ở miền Bắc, Hải Dương là một trong những tấm gương tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp đã dấy lên phong trào thi đua XHCN. Rầm rộ nhất là phong trào thi đua đuổi kịp HTX Đại Phong. Trong nông thôn thanh niên, Hải Dương còn phát động phong trào: “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm”, phong trào thi đua “sáu tốt”, phong trào “sống và làm việc như những người cộng sản”…vì lực lượng thanh nhiên trong nông thôn là lực lượng xung kích trong sản xuất nông nghiệp, lực lượng luôn đi đầu trong các phong trào như làm phân bón, cải tiến khoa học kỹ thuật về giống, cày cấy…Đặc biệt trong các HTX xuất hiện ngày càng nhiều tổ đội, cá nhân chiến sĩ thi đua xuất hiện ngày càng nhiều. Năm 1965, “tổng kết có 340 đội sản xuất đủ tiêu chuẩn là tiểu đội tiên tiến, 2 đội thuộc HTX Hiệp An (Kinh Môn), 7 đội thuộc HTX Đại Xuân (Ninh Giang) được chính phủ công nhận là Đội lao động XHCN đầu tiên của ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Toàn tỉnh có 110 cá nhân được phong tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua ngành nông nghiệp và một chiến sĩ được công nhận Anh hùng lao động, đó là ông Vương Đình Thế ở HTX Ô Mễ ( Tứ Kỳ)” [104, tr. 121-122]. Ở Hải Phòng, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh học tập và làm theo tấm gương HTX Đại Phong (Quảng Bình), toàn tỉnh đã phát động phong trào thi đua với HTX này. Nội dung chính là tăng năng suất lúa đi đôi với tăng vụ, khai hoang, củng cố HTX nông nghiệp. Qua phong trào thi đua với HTX Đại Phong, toàn tỉnh đã hợp nhất 210 HTX nhỏ thành 78 HTX toàn thôn, đưa số hộ tham gia HTX lên 86,4%, trong đó có 104 HTX cấp cao. Xã An Thắng hoàn thành thí điểm HTX cấp cao toàn xã, sau đó thêm 2 HTX Tân Hưng (Vĩnh Bảo) và Minh Tân (Kiến Thụy), ngoài ra còn thực hiện 3 khoán ở 31% HTX [104, tr. 159]

Qua “phong trào thi đua với Đại Phong” diễn ra rầm rộ ở khắp các tỉnh miền Bắc, chế độ HTX mới được hình thành năm 1960 đã được củng cố và xây dựng thêm một bước mới. Phong trào này giống như một luồng sinh khí mới động viên nông dân miền Bắc nhiệt tình cách mạng, phát huy vai trò làm chủ tập thể để xây dựng và củng cố HTX, đẩy mạnh sản xuất, cải tiến quản lý HTX, phấn đấu đưa mức sống của xã viên HTX lên ngang mức sống của trung nông lớp trên. “Phong trào Đại Phong” góp phần đem lại những bài học kinh nghiệm quý báu về công tác lãnh đạo, quản lý, xây dựng, củng cố HTX sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ miền Bắc đẩy mạnh xây dựng CNXH.

Song bên cạnh các HTX Đại Phong vẫn còn tồn tại trên 75% tổng số HTX trung bình và yếu kém. Nguyên nhân tồn tại tình trạng trên là do ở các HTX này diễn ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nên sản xuất giảm sút hoặc bị trì trệ, quản lý còn lỏng lẻo, đời sống xã viên HTX gặp nhiều khó khăn, nghĩa vụ của HTX với nhà nước không hoàn thành. “Năm 1963, có tới 52% số hộ nông dân xã viên miền Bắc bị thiếu lương ăn từ hai tháng trở lên. Năm 1963 cũng là năm có số hộ xã viên xin ra HTX với mức cao nhất từ trước đến lúc này: 44.659 hộ, chiếm 17% tổng số hộ nông dân xã viên toàn miền Bắc, trong đó ở vùng đồng bằng và trung du có 29.629 hộ, ở miền núi có 15.030 hộ”

[131, tr. 280] .

Trước tình hình đó, thực hiện Nghị quyết tháng 2-1963, của Bộ Chính trị và Thông tri số 115TT/TW của Ban Bí thư, các Đảng bộ địa phương đã chỉ đạo HTX triệu tập đại hội xã viên, lấy ý kiến xã viên về việc mở rộng quy mô HTX, chuyển HTX từ bậc thấp lên bậc cao, xác định phương hướng sản xuất, cải tiến cộng cụ lao động, cải tiến công tác quản lý (quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài vụ…), cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng với HTX.

Từ giữa năm 1963, các địa phương mở đợt 1 cuộc vận động cải tiến quản lý HTX ở hàng nghìn HTX, thuộc 690 xã, trong 65 huyện của tất cả các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi và khu IV cũ. Trong đó có 8 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tiến hành ở 65 huyện với 2.861 HTX, đạt tỉ lệ 10,8% với 15,2% số hộ và 16,3% số ruộng đất. Ba tỉnh trung du tiến hành ở 12 huyện với 734 HTX, đạt tỉ lệ 10,9% số HTX với 12,7% số hộ xã viên và 14,5% số ruộng đất. Bốn tỉnh khu IV cũ và huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tiến hành ở 5 huyện với 470 HTX, đạt tỉ lệ 8,22% số HTX với 10% số hộ xã viên và 12,7% số ruộng đất. Các tỉnh miền núi (bao gồm cả các huyện miền núi khu IV cũ) tiến hành ở 30 huyện với 896 HTX, đạt tỉ lệ 7,52% số HTX với 12,3% số hộ xã viên và 9,5% số ruộng đất [103 tr. 210-111]. Trong đợt này, phần lớn HTX ở các tỉnh đồng bằng, trung du đã đưa quy mô HTX lên trên 100 ha. Các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Hà có quy mô HTX trên dưới 140 ha. Các tỉnh Quảng Bình có quy mô 196 ha, Hà Tây 121 ha, Thanh Hóa 110 ha. Tại các tỉnh miền núi nhiều HTX có khoảng trên dưới 100 hộ như: Yên Bái 124 hộ, Lạng Sơn 102 hộ, Bắc Thái 85 hộ… Số HTX có từ 200 hộ trở xuống chiếm 73%, 200-300 hộ chiếm 20%, trên 300 hộ chiếm 7%. Theo báo cáo của 7 tỉnh: Phú Thọ, Hải Dương, Hà Bắc, Hà Tây, Nghệ An, Thái Bình, Thái Nguyên thì số HTX đạt kết quả tốt chiếm 47,7%, đạt loại khá chiếm 33,7%, đạt yêu cầu 3% và 16,3%

số HTX chưa đạt yêu cầu.

Để phổ biến kinh nghiệm của các HTX tiên tiến trong việc cải tiến quản lý HTX và cải tiến kỹ thuật, tháng 1 năm 1964, Đại hội các HTX và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến vùng đồng bằng đã được triệu tập và 4 năm 1964, Đại hội các HTX cũng được tiến hành. Tại hai Đại hội này, các đại biểu của các tập thể điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp đã báo cáo những kinh nghiệm hay của đơn vị mình và những kinh nghiệm đó được phổ biến rộng rãi tới tất cả các HTX sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn miền Bắc.

Đó là những kinh nghiệm về thâm canh tăng năng suất lúa, về chăn nuôi trâu bò vừa cày kéo vừa sinh sản; về chăn nuôi lợn tập thể; về làm thuỷ lợi cải tạo đồng ruộng; về khai hoang phục hoá; về trồng cây công nghiệp; về quản lý lao động; về tổ chức sản xuất quản lý kinh doanh; về xây dựng củng cố HTX trong đồng bào dân tộc.

Phát huy kết quả đợt 1, từ giữa năm 1964, các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi và các tỉnh khu IV cũ tiếp tục tiến hành đợt 2 cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật ở 2.454 HTX, chiếm gần 10% số HTX. Trong đó có 55% số HTX bậc cao, gần 45% số HTX bậc thấp. Qua báo cáo của 5 tỉnh: Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương và Hà Nội, trong số 557 HTX tiến hành đánh giá có 42% số HTX đạt loại khá, 47,9% đạt trung bình và 10,1% đạt loại kém.

Qua cuộc vận động, các HTX nông nghiệp từng bước được củng cố.

Quy mô HTX được mở rộng hơn. Công tác quản lý HTX về sản xuất, lao động và tài vụ bước đầu được cải tiến. Dân chủ trong HTX và quyền làm chủ của xã viên được chú ý. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các HTX và sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ. Phần lớn cấp ủy đã thấy rõ trách nhiệm với việc chỉ đạo phong trào HTX nông nghiệp.

Qua cuộc vận động cải tiến quản lý và quản lý kỹ thuật canh tác, cải tiến công cụ lao động…nông dân miền Bắc đã từng bước “tiến quân vào khoa học, kỹ thuật”, bên cạnh tập quán canh tác cũ, đã xuất hiện những nhân tố mới của một nền nông nghiệp hiện đại. Tại hầu hết các HTX tiên tiến, tổ kỹ thuật được thành lập để thử nghiệm và phổ biến rộng rãi các kỹ thuật canh tác và chăn nuôi. Nhiều loại giống mới đã được đưa vào sản xuất. Điều đáng chú ý là lần đầu tiên, người nông dân được tiếp thu một khái niệm khoa học mới:

“khoa học quản lý”. Nhiều cán bộ HTX được cử đi học về cách thức quản lý HTX nông nghiệp. Cuối năm 1964 đã có 15. 287 HTX ở đồng bằng và trung

du hoàn thành vòng một cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, chiến 70% số HTX trong vùng.

Nhờ sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của đông đảo nhân dân những năm 1961-1965, phong trào HTHNN đã trở thành phong trào cách mạng rộng khắp của giai cấp nông dân. Năm 1961, toàn miền Bắc có 2.512.200 hộ nông dân vào HTX, chiếm 85,8% tổng số hộ. Đến năm 1965 số hộ vào HTX tăng lên 2.810.800 hộ, chiếm 90,1%

tổng số hộ. Diện tích đất do các HTX quản lý tăng từ 70,9% năm 1961 lên 80,3% năm 1964. Năm 1961 toàn miền Bắc có 31.827 HTX, trong đó có 8.043 HTX bậc cao. Đến năm 1965, sau khi tiến hành cải tiến quản lý HTX, toàn miền Bắc có 31.651 HTX, trong đó có 12.616 HTX bậc cao [170, tr.

269-270].

Như vậy, đến năm 1965, 3/4 xã viên nông dân ở miền Bắc đã chuyển từ các HTX bậc thấp lên các HTX bậc cao, qui mô thôn hoặc toàn xã. Sự chuyển biến này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của phong trào hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp và tập thể hóa nông dân ở miền Bắc. Bởi lẽ ở các HTX bậc thấp, quyền sở hữu của xã viên về những tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn được thừa nhận, quá trình chuyển hóa của người nông dân cá thể trở thành người nông dân tập thể vẫn chưa được hoàn thành, mà HTX bậc thấp mới chỉ đánh dấu một bước tiến của nông dân lao động trên con đường đi lên CNXH so với tổ đổi công. Có thể nói, chủ trương xây dựng, củng cố HTX của Đảng được nông dân các tỉnh miền Bắc hưởng ứng mạnh mẽ nên đến năm 1965 cũng ghi nhận được những kết quả nhất định. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt tháng 3 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà giữ trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của HTX, nhà mới của xã viên. Đời sống vật

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động nông dân miền bắc giai đoạn 1954 1965 (Trang 76 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)