CHƯƠNG 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm
3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử
Một là, xác định đúng vị trí, vai trò của giai cấp nông dân là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của công tác vận động.
Cội nguồn mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam chính là Đảng đã kế thừa và phát huy cao độ bài học “lấy dân làm gốc” đã được hun đúc từ bao đời của dân tộc Việt Nam. Do vậy, việc xác định đúng vị trí, vai trò của giai cấp nông dân luôn là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công công tác vận động của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng.
Việt Nam với đặc thù của một nền nông nghiệp trồng lúa nước là chính nên giai cấp nông dân được hình thành rất sớm và xây dựng nên một nền văn hóa lúa nước mang bản sắc riêng của dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhờ xác định được vị trí, vai trò quan trọng của nông dân nên nhân dân ta đã đánh bại mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, giữ yên bờ cõi. Hết sức coi trọng khả năng sáng tạo của dân, Nguyễn Trãi đã từng viết: “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.
Dựa vào lực lượng đông đảo của giai cấp nông dân, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ phong trào cách mạng 1930-1931, cao trào cách mạng 1936-1939 đến phong trào cách mạng 1939-1945 và thắng lợi của cách mạng tháng Tám đều thể hiện tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để và quyết tâm giành thắng lợi đến cùng của giai cấp nông dân.
Giai đoạn 1954-1965, một lần nữa, thắng lợi của cách mạng XHCN miền Bắc đã minh chứng cho sức mạnh đoàn kết vĩ đại của giai cấp nông dân.
Trong hoàn cảnh miền Bắc phải cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: vừa khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH, vừa ra sức sản xuất thực hiện chi viện sức người, sức của cho đồng bào miền Nam kháng chiến chống Mỹ. Xác định giai cấp nông dân miền Bắc là lực lượng chính trong
cuộc trường chinh lâu dài với đế quốc Mỹ, Đảng đã lãnh đạo nông dân miền Bắc đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chỉ trong vòng 3 năm 1954-1957, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân miền Bắc đã hoàn thành việc khôi phục nông nghiệp và CCRĐ, đem lại phần lớn ruộng đất cho giai cấp nông dân, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người nông dân và khuyến khích họ tham gia cách mạng. Chỉ trong vòng 3 năm (1958-1960), giai cấp nông dân miền Bắc đã hoàn thành căn bản HTHNN dưới hình thức HTX bậc thấp và trong thời gian thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), với sức mạnh tập thể của giai cấp nông dân miền Bắc, việc xây dựng HTX bậc cao bước đầu được hoàn thành, xây dựng cơ sở ban đầu của CNXH ở nông thôn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN ở miền Bắc và sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Thành công của phong trào hợp tác hóa là một trong những bước tiến mạnh mẽ của miền Bắc trên con đường đi lên CNXH, trong đó vai trò chủ chốt của người nông dân miền Bắc là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong của vận động. Đặc biệt, nông dân miền Bắc còn đóng vai trò là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần đối với đồng bào miền Nam, nông dân miền Bắc vừa “tay cày, tay súng” cùng nhân dân miền Bắc xây dựng CNXH, vừa chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam, góp phần quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975.
Những thắng lợi vẻ vang của giai cấp nông dân tập thể miền Bắc giai đoạn 1954-1965 chính là sự cụ thể hóa chủ trương, chính sách vận động nông dân của Đảng. Việc xác định đúng vị trí, vai trò của giai cấp nông dân là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của công tác vận động trở thành bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong bất kỳ giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam.
Hai là, đánh giá đúng tình hình, xác định đúng chủ trương, lựa chọn đúng hình thức, bước đi và cách thức vận động nông dân.
Đánh giá đúng tình hình, xác định đúng chủ trương, lựa chọn hình thức, bước đi, cách làm thích hợp là những vấn đề cơ bản thuộc về lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng. Xác định đúng những vấn đề trên làm cho cách mạng chuyển biến, nền kinh tế - xã hội phát triển, ngược lại xác định tình hình, chủ trương sai, hình thức, bước đi, cách làm không phù hợp làm cho nền kinh tế - xã hội không phát triển, dậm chân tại chỗ, thậm chí có thể thất bại. Vì vậy đánh giá đúng tình hình, xác định đúng chủ trương, lựa chọn hình thức, cách làm thích hợp có tầm quan trọng đặc biệt quyết định đến thắng lợi của mỗi nhiệm vụ, mỗi thời kỳ cách mạng.
Trong thời kỳ 1954-1960, Trung ương Đảng đã đánh giá đúng tình hình miền Bắc. Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9-1954, đã chỉ rõ những thuận lợi và khó khăn trong những tháng, năm đầu tiên lập lại hòa bình ở miền Bắc. Nhận định đó rất quan trọng, là cơ sở để định ra chủ trương đường lối khôi phục kinh tế và bước đi đầu tiên đưa miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ. Trong những năm này, Đảng đã có những chủ trương đúng, bước đi đúng trong công tác vận động nông dân miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế. Trong khôi phục sản xuất, Đảng xác định lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm và chủ yếu trước hết là sản xuất lương thực, với những biện pháp đúng đắn, phù hợp với thực tế đó đã giúp miền Bắc tránh được nạn đói, kinh tế nhanh chóng ổn định. Nhờ đó, miền Bắc đã từng bước khắc phục được những khó khăn về kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, từng bước tiến lên.
Trong quá trình vận động nông dân miền Bắc tham gia HTHNN, Đảng có những chủ trương, hình thức, bước đi phù hợp để vận động nông dân vào con đường làm ăn tập thể theo định CNXH. Trung ương đã phân tích rất kỹ tình hình miền Bắc sau CCRĐ: tuy đời sống nhân dân có phần được cải thiện
song còn gặp nhiều khó khăn như ít ruộng đất, thiếu trâu bò, nông cụ, tiền vốn, không đủ sức chống thiên tai, kỹ thuật chưa được cải tiến. Mặt khác, nhiều nông dân đã phải bán đất và trở về hoàn cảnh “cố nông” như trước đây.
Tình hình đó nếu biết tổ chức lại sản xuất có thể đưa năng suất lao động lên cao và cải thiện đời sống cho nông dân. HTHNN còn vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Trung ương cũng phê phán: “Nhiều người chưa nhận thức rõ HTHNN quan hệ mật thiết đến sự nghiệp củng cố và xây dựng miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thống nhất nước nhà như thế nào. Cho nên cần phải thống nhất nhận định trong toàn Đảng và toàn dân về sự cần thiết và vì tính chấp cấp bách của HTHNN ở miền Bắc nước ta hiện nay” [67. tr. 364].
Trong quá trình lãnh đạo nông dân tiến hành HTHNN, Đảng không nhất loạt đặt vấn đề phải tiến hành HTHNN ở các vùng phải như nhau mà có sự phân biệt ở đồng bằng, trung du khác với miền núi: “Tình hình miền núi rất phức tạp, cho nên cần phải tiến hành nhiệm vụ đó (hợp tác hóa) một cách tích cực khẩn trương, nhưng phải hết sức thận trọng mà có cách làm khác nhau”
[67, tr. 398].
Tuy vậy, sau đó cách thức tiến hành xây dựng các HTX nông nghiệp có biểu hiện chủ quan, duy ý chí, muốn làm nhanh nên gặp khó khăn, mô hình HTX đã bắt đầu bộc lộ những nhân tố bất ổn. Trước tình hình đó, Đảng đã phát hiện và từng bước có biện pháp khắc phục nên HTHNN đã đáp ứng yêu cầu nhất định trong xây dựng CNXH ở miền Bắc và cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Thực tiễn thời kỳ 1954-1965, cho thấy việc xác định đúng chủ trương, lựa chọn hình thức, bước đi, cách làm thích hợp và vấn đề có tính quyết định đến thành công trong việc lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng của Đảng. Là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm vấn đề này.
Người luôn nhắc nhở phải chống nóng vội, chủ quan trong lựa chọn hình
thức, bước đi. Người nói xây dựng CNXH phải tiến dần từng bước, tiến nhanh, tiến mạnh là rất cần nhưng phải tiến vững chắc, tiến bước nào chắc bước ấy. Người căn dặn phải luôn suy nghĩ: “Dùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên CNXH ?” [107, tr. 494].
Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thời kỳ 1954-1965, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát thực tiễn, phản ánh đúng nhu cầu hiện thực khách quan và phù hợp với khả năng và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Tránh đề ra những đường lối, chính sách chủ quan, nóng vội và các bước đi không phù hợp với thực tiễn lịch sử.
Trong thực tế lịch sử, có thời kỳ Đảng không thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn này, nhiều chủ trương, chính sách, hình thức và cách làm chưa phản ánh đúng với yêu cầu của thực tiễn nên đã làm cho nền kinh tế xã hội rơi vào trì trệ, dẫn đến khủng hoảng. Đó là những năm đầu đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH (1975-1985), Đảng đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hóa, đề ra những chủ trương, đường lối, bước đi không phù hợp tình hình thực tiễn nên
Ba là, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đảng viên đáp ứng yêu cầu của công cuộc vận động.
Đảng Cộng sản Việt Nam sở dĩ trở thành người lãnh đạo và tổ chức duy nhất mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đó là nhờ Đảng đã xây dựng được đội ngũ cán bộ đảng viên lớn mạnh cả về chất và lượng, đồng thời tạo dựng được mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân nhân, trong đó giai cấp công nông là đội quân hùng hậu nhất của cách mạng.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, Đảng đều có nhiệm vụ chính trị khác nhau và có những vấn đề mới đặt ra so với thời kỳ trước. Thời kỳ 1954-1965, nhiệm vụ chính trị đặt ra hoàn toàn mới mẻ, khác biệt so với thời kỳ trước. Trong giai đoạn này, Đảng vừa lãnh đạo nhân dân miền Bắc tiến hành khôi phục cải
tạo kinh tế, xây dựng chế độ mới nhằm đưa miền Bắc tiến lên CNXH vừa làm nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Do vậy, những kinh nghiệm tích lũy được trong thời kỳ trước không đủ để giải quyết nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Đảng có nhiều kinh nghiệm trong khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, còn trong lĩnh vực lãnh đạo, vận động nông dân khôi phục kinh tế, xây dựng chế độ mới đến thời điểm này chưa tích lũy được nhiều. Trong điều kiện đó, những nhiệm vụ này lại đan xen vào nhau, quyết định lẫn nhau và phải tiến hành đồng thời một lúc. Bởi vậy, việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng, có tinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo, có kiến thức, năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới là việc làm vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đòi hỏi Đảng phải nắm vững khoa học và kỹ thuật, do đó mỗi đảng viên đều phải cố gắng học tập văn hóa, học tập khoa học kỹ thuật” [109, tr. 21].
Đứng trước tình hình đó, Đảng đã đề ra một số chủ trương, biện pháp nhằm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ Đảng viên như: mở đợt sinh hoạt chính trị mùa xuân 1961, cải tiến công tác giáo dục lý luận và chính trị của Đảng (tháng 9-1962), cuộc vận động xây dựng chi bộ và Đảng bộ bốn tốt (tháng 6- 1962), xây dựng ý thức làm chủ nước nhà và tinh thần tập thể XHCN, quan điểm phục vụ sản xuất, cần kiệm, chống quan liêu, tham ô, lãng phí, nâng cao hiểu biết cho Đảng về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... Đảng quan tâm khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho cán bộ, đảng viên tham gia học tập bằng nhiều hình thức. Nhờ sự phấn đấu đó mà trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ lý luận chính trị được nâng cao. Tiến bộ đó góp phần
nâng cao chất lượng đảng viên và tổ chức đảng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phẩm chất và năng lực là hai yếu tố quan trọng của cán bộ, đảng viên mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm. Điều đó chứng tỏ Đảng quan tâm đến năng lực, kiến thức kinh tế, chuyên môn.. trong thời kỳ mới nhưng không tách rời rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, vì những yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, chống chủ nghĩa cá nhân…là những vấn đề nhấn mạnh trong thời kỳ cách mạng này.
Do làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ đảng viên nên Đảng đã vượt qua mọi khó khăn thử thách to lớn, Đảng đã lãnh đạo nông dân miền Bắc hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, tiến hành thành công phong trào hợp tác hóa trên toàn miền Bắc, làm tốt nhiệm vụ hậu phương lớn chi viện cho miền Nam.
Tuy nhiên, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng còn tồn tại nhiều hạn chế. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) nhận định: chúng ta còn thiếu nhìn xa trong công tác thực tiễn, thiếu sự chuẩn bị đầy đủ về vật chất và cán bộ cho công cuộc xây dựng kinh tế và văn hóa xã hội. Mặt khác trình độ lãnh đạo và quản lý kinh tế tài chính, quản lý kỹ thuật của cán bộ còn thấp, trình độ tổ chức không theo kịp yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Trong qua trình Đảng vận động nông dân miền Bắc xây dựng và phát triển HTHNN (1958-1965), do đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa được đào tạo nên chất lượng yếu, trong nhiều HTX nông nghiệp, cán bộ vận dụng một cách máy móc và thiếu linh hoạt chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế nên hiệu quả thấp, thậm chí làm mất niềm tin trong giai cấp nông dân. Thực tiễn đó cho thấy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ Đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới là việc làm vô cùng quan trọng góp phần vào thắng lợi công cuộc xây dựng và phát triển CNXH không chỉ trong thời kỳ 1954-1965, mà cả trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay.
Bốn là, khi mắc sai lầm, khuyết điểm, Đảng phải dũng cảm thừa nhận sai lầm trước nhân dân, đồng thời có ý thức trách nhiệm cao trong công tác sửa sai.
Công tác CCRĐ (và công tác chỉnh đốn tổ chức gắn liền với CCRĐ) đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài, gây tổn thất lớn đến tình cảm và đời sống bình thường của nhân dân, có hại lớn đến chính sách đại đoàn kết dân tộc. Những sai lầm đó chẳng những hạn chế thắng lợi của CCRĐ mà còn gây ra tình trạng căng thẳng ở nông thôn nói riêng và trong toàn xã hội nói chung, làm giảm uy tín của Đảng và Chính phủ đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân khác trong xã hội nông thôn miền Bắc.
Khi phát hiện CCRĐ mắc những sai lầm nghiêm trọng, Đảng Lao động Việt Nam đã có thái độ đúng - thái độ của một Đảng Mác - Lênin đối với sai lầm: “Công khai thừa nhận sai lầm của mình, tìm ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh đã đẻ ra sai lầm, nghiên cứu cẩn thận những biện pháp để sửa chữa những sai lầm ấy - đó là dấu hiệu của một Đảng nghiêm túc thực sự làm tròn nghĩa vụ của mình với giai cấp và với quần chúng lao động” [133, tr. 51].
Thái độ đúng là thái độ khi sửa chữa sai lầm phải đứng trên quan điểm nhìn về phía trước, vì lợi ích chung và lâu dài của đất nước mà sửa những việc cụ thể trước mắt. Thái độ đúng còn có nghĩa phải đấu tranh trên hai mặt, vừa đấu tranh kiên quyết sửa chữa sai lầm của CCRĐ, vừa đấu tranh với khuynh hướng phủ nhận những thành quả của cách mạng và của bản thân cuộc cách mạng ruộng đất: “Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, khi Đảng phát hiện có sai lầm, thì phải kiên quyết sửa chữa sai lầm đó vì lợi ích của nhân dân,