Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong giải quyết việc làm cho nông dân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình cnh hđh nông nghiệp nông thôn từ 1997 2010 (Trang 37 - 43)

Chương 2.QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN (1997 – 2010)

2.2 Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng chủ trương của Đảng vào chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân (1997 – 2010)

2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong giải quyết việc làm cho nông dân

Quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho nông dân, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chủ trương chính sách, quy định cụ thể về việc hỗ trợ và giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

36

Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, bên cạnh những thuận lợi, Vĩnh Phúc cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: dân số tăng nhanh, nếu như năm 1997 dân số Vĩnh Phúc là 1.068.063 người thì đến năm 2007 dân số đã tăng lên 1.190.428 người ( trong 10 năm tăng 122.365 ngàn người). Tính đến ngày 31/12/2007, số lượng lao động của tỉnh Vĩnh Phúc là 782.044 người, bằng 73,3% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, số người ngoài tuổi lao động vẫn tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc dân là 29.650 người (chiếm 3,4% lực lượng lao động của tỉnh). Trung bình mỗi năm nguồn lao động trên địa bàn tỉnh được bổ sung thêm hơn 20 ngàn người. Từ năm 2000 đến nay, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng thêm 75.850 lao động (bằng 11,28%).

Trong hoàn cảnh ấy, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (11- 1997) đã đề ra phương hướng chung phát triển kinh tế, xã hội những năm 1997 – 2000: “Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, nhất là đối với công nghiệp, sớm thoát khỏi tìng trạng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định, vững chắc sau năm 2000, thu hẹp khoảng cách so với bình quân chung của cả nước. Chuyển nền kinh tế theo hướng cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ...Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giải quyết tốt hơn về việc làm, nâng cao đời sống nhân dân” [2, tr. 565].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh, công tác giải quyết việc làm được các cấp ủy Đảng quan tâm. Chương trình giải quyết việc làm và chương trình xóa đói, giảm nghèo được thực hiện tích cực.

Đến Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIII tỉnh Vĩnh Phúc (3-2001) vấn đề nông nghiệp – nông thôn được quan tâm hơn, trong đó vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ tỉnh. Đại hội Đảng bộ

37

tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII đã xác định: “Xây dựng và phát triển một phần nền nông nghiệp toàn diện theo hướng công ngiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới một nền nông nghiệp sạch phát triển bền vững. Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng: hiện đại hóa, tập trung hóa và chuyên môn hóa, đạt tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả các lĩnh vực sản xuất. Lấy hiệu quả kinh tế, xã hội là mục tiêu hàng đầu.... Chuyển mạnh công nghiệp sang sản xuất hàng hóa, lấy năng xuất cao, chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao và sức cạnh tranh cao làm mục tiêu phấn đấu. Trên cơ sở nâng cao năng suất, giảm hợp lý và chuyển dần diện tích cây lương thực sang cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn, tạo sự phân công lao động mới ở nông thôn” [ 27, tr. 35].

Đại hội xác định mục tiêu tổng quát trong thời kỳ này là “phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, thực hiện phân công lại lao động xã hội [27, tr.31].

Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra 10 chương trình kinh tế- xã hội trọng điểm, trong đó chủ yếu hướng đến phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là:

1. Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

2. Chương trình trồng 6000 ha rừng và bảo vệ rừng hiện có.

3. Chương trình phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp.

4. Chương trình xây dựng đô thị và nông thôn mới.

5. Chương trình phát triển các khu du lịch tập trung.

6. Chương trình dân số, việc làm và xoá đói, giảm nghèo.

7. Chương trình phát triển khoa học, công nghệ và môi trường.

38

8. Chương trình giáo dục, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động.

9. Chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và bệnh dịchHIV/AIDS.

10. Chương trình kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị.

Để phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH, Đại hội chỉ rõ:

- Thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp trước hết ở các khâu vận chuyển, tưới, làm đất, thu hoạch…nhằm nâng cao năng suất và giảm cường độ lao động, chuyển dần lao động nông nghiệp sang các ngành nghề dịch vụ khác.

- Phát triển công nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn và khôi phục làng nghề truyền thống vừa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa giải quyết việc làm cho lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

Trong công tác đối ngoại, việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tập trung cho các dự án: giao thông, thiết bị y tế, trường học, giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo…

- Đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ để tạo môi trường việc làm mới cho đông đảo lao động.

- Tích cực nâng cao hoạt động tài chính, tín dụng để đầu tư vào các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, hướng dẫn nông dân sử dụng vốn vay phục vụ xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Để nâng cao trình độ cho người nông dân tương xứng với yêu cầu của thị trường lao động, Đại hội còn nhấn mạnh: “phát triển các loại hình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ khoa học, công nghệ, công nhân kỹ thuật. Triển khai có kết quả chiến lược đào tạo nghề phục vụ CNH, HĐH và XKLĐ” [2, tr. 569].

Có thể thấy, cùng với xu hướng chung của cả nước, dựa trên yêu cầu thực tiễn của tỉnh, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã vạch ra được hướng đi cụ thể cho

39

tỉnh, giải quyết những vấn đề bức xúc, nhất là vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống cho nông dân.

Sang giai đoạn 2006-2010, thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng linh hoạt trong việc đề ra Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.

Với Nghị quyết này, Vĩnh Phúc trở thành lá cờ đầu trong việc đề ra chính sách giải quyết vấn đề “tam nông”.

Nghị quyết số 03-NQ/TU về “phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”

được ban hành ngày 27-12-2000 tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV. Đây là Nghị quyết quan trọng, được chuẩn bị công phu, cụ thể hoá một bước Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV, đáp ứng nguyện vọng và sự mong đợi của đông đảo tầng lớp nông dân ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm: “phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh tế-xã hội của tỉnh…phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó chú trọng phát huy nguồn lực con người, tạo môi trường thuận lợi để giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế và tạo điều kiện cho nông dân chủ động đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn” [53, tr 12]. Mục tiêu hướng tới của tỉnh trong vấn đề “tam nông”

là: “Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm, phân công lại lao động xã hội, trong đó chuyển phần lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp ở nôn thôn” [53, tr. 14].

Mọi nguồn đầu tư được ưu tiên vào các lĩnh vực, chương trình, công trình

40

trọng điểm, một số vấn đề trọng tâm, có tính bức thiết nhất tác động đến đông đảo người dân.

Để giải quyết tốt vấn đề việc làm, đặc biệt là việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nghị quyết đã đưa ra các giải pháp:

+ Thực hiện tốt chủ trương cấp đất dịch vụ cho nông dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị và chính sách đền bù đất cho nông dân, khuyến khích nông dân góp cổ phần vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất, từ đó giúp nông dân chủ động giải quyết được việc làm, cải thiện được đời sống của mình.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn.

Trong đào tạo chú ý đến các ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ, làng nghề và cho xuất khẩu lao động.

Quan tâm đào tạo tay nghề phổ thông cho lao động ở các độ tuổi phù hợp, giúp nông dân nâng cao kỹ năng, chất lượng lao động và chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm mới. Mở lớp bồi dưỡng kiến thức tại chỗ cho nông dân về luật pháp, chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

+ Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, ưu tiên các dự án có công nghệ cao, các dự án sử dụng nhiều lao động.

+ Mở rộng ngành nghề, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề mới. Phát triển du lịch để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp.

+Tăng mức vay và có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay để nông dân đầu tư phát triển sản xuất, chuyển nghề.

41

Để công tác giải quyết việc làm cũng như việc phát triển nông thôn đạt hiệu quả, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã nhấn mạnh: muốn thực hiện tốt việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho nông dân, các cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương,Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Nghị quyết đã đưa ra được giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho nông dân trong đó có nông dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đồng chí Hà Đăng – nguyên trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương đã nhận địnhNghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về “phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020” như sau: Nghị quyết của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc là một Nghị quyết đúng đắn, có tầm chiến lược nhằm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh vừa qua, cũng là góp phần quan trọng vào thực thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình cnh hđh nông nghiệp nông thôn từ 1997 2010 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)