Chương 2.QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN (1997 – 2010)
2.2 Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng chủ trương của Đảng vào chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân (1997 – 2010)
2.2.2 Quá trình chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1997 – 2010)
2.2.2.4 Hỗ trợ xuất khẩu lao động
Ngoài việc đào tạo nghề và cấp đất dịch vụ cho người nông dân, tỉnh Vĩnh Phúc còn có nhiều chính sách hỗ trợ khác giúp cho người nông dân dễ dàng tìm được công việc phù hợp cho mình.
Để tiện lợi cho những người nông dân học nghề ra trường có việc làm luôn, tỉnh đã có nhiều chủ trương tìm “đầu ra” cho họ, như: hỗ trợ XKLĐ, khuyến khích khôi phục và phát triển làng nghề; khuyến khích các doanh nghiệp tuyển lao động tại địa phương; cho vay vốn kinh doanh…
59
Những hoạt động này góp phần giải quyết nguồn lao động tại chỗ, tạo lòng tin cho nhân dân, giúp họ ổn định cuộc sống, đồng thời cũng là thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.
Cho đến nay, con đường xuất cảnh vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu của những lao động mới tách khỏi nông nghiệp vì nó mang lại nguồn thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với lao động trong nước.
Đối với một tỉnh có trên 1 triệu dân và hơn một nửa trong số đó là số người trong độ tuổi lao động, số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên tới 36%, đặc biệt là khi tỉnh có chủ trương phát triển công nghiệp- dịch vụ và thu hút đầu tư, số lao động dôi dư khi chuyển một phần đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, dịch vụ lớn thì XKLĐthực sự là một kênh giải quyết việc làm có ý nghĩa.
Thấy được vai trò của công tác xuất khẩu lao động đối với vấn để giải quyết việc làm cho lao động nói chung, đặc biệt là lao động vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, tỉnh đã có nhiểu chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ lao động đi xuất khẩu như: “Chương trình xoá đói giảm nghèo và Giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005” và Chương trình “xoá đói giảm nghèo và Giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc giải đoạn 2006-2010”; Quyết định số 4118/QĐ-UB ngày 11-11-2002 của UBND tỉnh “ về một số chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, hỗ trợ kinh phí cho lao động”…Tỉnh đã hỗ trợ kinh phí đào tạo ngoại ngữ, cho lao động vay vốn để đóng phí đi xuất khẩu, hỗ trợ việc hoàn tất thủ tục, giấy tờ, đặc biệt chú ý đến công tác tuyên truyền, giới thiệu ngành nghề cho người lao động. Học viên học nghề thuộc vùng thu hồi đất sẽ được hỗ trợ tiền học phí học nghề để xuất khẩu lao động, mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/học viên/khoá học
60
Ngoài ra, tỉnh còn thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ(13-05-2005) nhằm khai thác, mở rộng thị trường lao động mới. Hỗ trợ lao động nếu gặp rủi ro trong quá trình lao động ở nước ngoài.
Theo chương trình xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2007-2010 thì Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, cung ứng lao động cho một số thị trường truyền thống ở khu vực Đông Nam Á, mở rộng thêm các thị trường khác như: Nhận Bản, Hàn Quốc, vùng Trung Đông, các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất,….; tổ chức tốt việc dạy nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng nhằm nâng cao chất lượng lao động đi xuất khẩu.
Trong đó tỉnh đặc biệt hỗ trợ phí học nghề cho lao động thuộc vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất..
Với những chính sách hỗ trợ của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc về cả kinh phí và thủ tục xuất cảnh đặc biệt là có sự đảm bảo an toàn cho lao động khi xuất khẩu đã thu hút được rất nhiều hồ sơ đăng ký học nghề, học tiếng để chuẩn bị XKLĐ. Tính đến năm 2008, đã có 25 đơn vị XKLĐthuộc các bộ, ngành địa phương được phép tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Năm 2004, trên địa bàn tỉnh đã có 2.410 người đi XKLĐ(trong đó có lao động vùng bị thu hồi đất); đã có 3,3 tỷ đồng cho người đi XKLĐ vay, chi phí Đến năm 2006, số lao động được tuyển chọn và đưa đi XKLĐ là 1.536 người (báo cáo 2006). Năm 2007, XKLĐđi làm việc ở nước ngoài là 1.634 người, số tiền gửi về nước là trên 10 triệu USD ( gần 170 tỷ VNĐ). Tổng từ năm 2001 đến 2010, toàn tỉnh có trên 10.000 lượt người đi lao động xuất khẩu. Huyện có số người đi xuất khẩu lao động nhiều nhất là Lập Thạch, chiếm 66,93%.
Thị trường XKLĐchủ yếu của tỉnh hiện nay là Đài Loan, Malaysia, Dubai, Hàn Quốc,…
61
Kết quả XKLĐđã khẳng định chủ trương, chính sách của tỉnhlà đúng đắn, coi đây là một giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh. Hơn nữa, xuất khẩu lao động còn góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập cho người lao động, tăng cường nguồn thu ngoại tệ. XKLĐ còn giúp tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn, tác phong công nghiệp để phục vụ CNH, HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc trong tương lai.