Chương 2.QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN (1997 – 2010)
2.2 Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng chủ trương của Đảng vào chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân (1997 – 2010)
2.2.2 Quá trình chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1997 – 2010)
2.2.2.5 Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ
Theo quy luật phát triển thì việc dành đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ lao động có việc làm. Bởi theo tính toán, trên một hecta đất, nếu làm nông nghiệp chỉ có thể tạo ra 2-3 chỗ làm, nhưng nếu chuyển sang phát triển công nghiệp thì sẽ có mấy nhà máy, số lao động được sử dụng sẽ tăng lên nhiều lần. Hơn nữa, làm việc trong các doanh nghiệp thì thu nhập sẽ ổn định và cao hơn làm nông nghiệp. Song vấn để đặt ra là làm thế nào để khi doanh nghiệp đi vào hoạt động sẽ tiếp nhận lao động ở chính vùng dành đất để xây dựng nhà máy, khu công nghiệp này. Ở tỉnh Vĩnh Phúc vấn để này đã được giải quyết rất linh hoạt. Hiện nay, Vĩnh Phúc đang là một trong những tỉnh đi đầu cả nước giải quyết được việc làm cho 23% lao động vùng thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp. Có được kết quả ấy là do Đảng bộ, chính quyền Vĩnh Phúc đã có chính sách đúng đắn, phù hợp.
Để đáp ứng yêu cầu về trình độ của doanh nghiệp, tỉnh khuyến khích doanh nghiệp tự mở cơ sở đào tạo nghề. Như vậy doanh nghiệp vừa đào tạo được lao động đúng theo yêu cầu, đồng thời người lao động cũng có cơ hội vào làm việc tại doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành khoá học.
Nắm bắt được thực trạng lao động ở địa phương: trình độ lao động, tay nghề chưa cao nên khi phê duyệt các dự án đầu tư, tỉnh đã xem xét rất kỹ cơ cấu các ngành sản xuất ở các khu công nghiệp thế nào để vừa phát triển kinh
62
tế ( tạo sự tăng trưởng ), vừa giải quyết việc làm cho nông dân. Xét duyệt dự án đầu tư phải căn cứ trên cơ sở lao động ở khu vực đó để giải quyết như: phê duyệt các dự án cho nhà máy dệt may, da giày, tỉnh có thể cầm chắc việc giải quyết được nhiều lao động nông dân. Từ đó có thể đưa ra yêu cầu tuyển số lượng lao động địa phương là bao nhiêu.
Hơn nữa, tỉnh còn có chủ trương hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động nông thôn vào làm việc với mức 500.000 đồng/người ( nếu lao động chưa được đào tạo nghề), 200.000 đồng/người ( nếu lao động đã được đào tạo nghề ),…
Từ những chủ trương đúng đắn này, Vĩnh Phúc không chỉ tạo ra nguồn lực ( nguồn lao động tại chỗ ) để thu hút đầu tư mà còn làm cho người dân yên tâm về vấn để việc làm và ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng.
Theo điều tra thì trong các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đều có lao động vùng thu hồi đất được nhận vào làm việc như:
Doanh nghiệp Euro Window có 108 công nhân.
Công ty TNHH đầu tư xây dựng Long Việt có khoảng 300 lao động trên công trường ( trong đó Giải quyết việc làm cho cả lao động trên 35 tuổi )
Nhà máy chế biến sữa Hà Nội có hơn 480 lao động.
Tại phường Phúc Thắng - thị xã Phúc Yên, việc thực hiện giải quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp đạt kết quả cao. Công ty Honda, Toyota sau khi đi vào hoạt động đã ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương. Hiện nay, có 184/306 lao động của Honda Việt Nam là người Phúc Thắng, 128/400 lao động của nhà máy Toyota là người địa phương.
Tại xã Quang Minh ( Phúc Yên): có khoảng hơn 100 doanh nghiệp đăng ký xây dựng, song đến nay mới có 30 doanh nghiệp xây dựng được cơ sở và
63
đi vào hoạt động. Điều đáng chú ý là xã đã có đến 1.000 lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Thông qua điều tra tại một số xã và doanh nghiệp, có thể thấy công tác hỗ trợ lao động vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị vào làm việc trong các doanh nghiệp đã có hiệu quả. Mặc dù còn nhiều hạn chế, song bước đầu đã tạo được sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nguồn lực lao động địa phương.