Đào tạo nghề cho nông dân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình cnh hđh nông nghiệp nông thôn từ 1997 2010 (Trang 50 - 66)

Chương 2.QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN (1997 – 2010)

2.2 Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng chủ trương của Đảng vào chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân (1997 – 2010)

2.2.2 Quá trình chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1997 – 2010)

2.2.2.2 Đào tạo nghề cho nông dân

Dạy nghề cho lao động nói chung, cho người nông dân nói riêng không chỉ nhằm mục đích nâng cao trình độ tay nghề cho nông dân mà còn có ý nghĩa quan trọng giúp nông dân tự chuyển đổi nghề. Với phương châm giúp người nông dân “ ly nông bất ly hương”, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã sớm triển khai công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật giúp người nông dân tạo việc làm và chuyển đổi nghề tại chỗ. Hơn nữa, đào tạo nghề còn là một trong những cơ sở để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông ngiệp, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi từ đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động, đảm bảo phát triển bền vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong thực tế, trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn của nông dân thấp, hầu như không có chuyên môn đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng của các ngành công nghiệp, dịch vụ tay nghề cao. Cơ cấu trình độ, chuyên môn của nguồn lao động tỉnh Vĩnh Phúc chia theo lĩnh vực nông nghiệp được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.2 Cơ cấu trình độ lao động phân theo lĩnh vực kinh tế

Nội dung

Trình độ Tổng số

Chia ra Nông, lâm,

thủy sản

Công nghiệp, xây

dựng

Thương mại, dịch vụ Không có bằng cấp 610.080 459.146 67.231 83.703 Đã qua đào tạo nghề 144.940 109.082 15.972 19.886 Trung học chuyên nghiệp 65.294 49.140 7.196 8.958

Cao đẳng 20.718 15.592 2.283 2.843

Đại học trên đại học 31.012 23.340 3.416 4.255

Tổng số: 872.044 656.300 96.099 119.645

Nguồn:Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2006

49

Có thể thấy, trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng lao động không có bằng cấp rất cao, chiếm hơn 80%, trình độ trung cấp trở lên chỉ đạt 3,1%, qua đào tạo nghề chỉ đạt 14%.

Trên cơ sở định hướng chung của Đảng bộ Vĩnh Phúc về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhằm giải quyết tốt vấn đề đang gây nhiều bức xúc: đào tạo nghề nâng cao trình độ cho lao động nông thôn, cho người nông dân, ngày 22-07-2005, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐND“về việc dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2010”.

Nghị quyết trình bày một cách cụ thể về mục tiêu, đối tượng, ngành nghề đào tạo và giải pháp để thực hiện tốt việc đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho nông dân, đặc biệt là lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mục tiêu của việc dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh nhằm trang bị cho người lao động một nghề hoặc kiến thức khoa học kỹ thuật để giúp người lao động tạo việc làm và chuyển đổi nghề từ lao động nông nghiệp sang các nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, tìm được việc làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoạch định lao động có thời hạn ở nước ngoài, ổn định và nâng cao đời sống người lao động.

Về ngành nghề đào tạo gồm:

Các nghề phục vụ nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến,…

Các nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp: thêu ren, mây tre đan, chạm khắc, gốm,…

Các nghề mà doanh nghiệp đang có nhu cầu: điện, cơ khí, sửa chữa…

50

Để khuyến khích người nông dân đi học nghề, Nghị quyết đã đề ra chính sách hỗ trợ học phí cho người học nghề, trong đó người nông dân có đất bị thu hồi được hưởng mức hỗ trợ học phí cao nhất:

Đối với học nghề dài hạn thì mức hỗ trợ là 150.000 đồng/học viên/tháng.

Đối với học nghề dài hạn hệ bổ túc văn hóa và nghề là 100.000 đồng/học viên/tháng.

Đối với học nghề ngắn hạn, mức hỗ trợ là 150.000 đồng/học viên/tháng.

Ngoài ra còn có các mức hỗ trợ cho cơ sở dạy nghề, giáo viên dạy nghề và các đối tượng con em nông thôn, nghèo, khó khăn.

Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ cho đào tạo, bồi dưỡng giáo viên với mức 200.000đồng/giáo viên/tháng. Hàng năm sẽ hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở dạy nghề.

Để thực hiện tốt công tác dạy nghề, Nghị quyết nhấn mạnh: đẩy mạnh công tác lãnh đạo và tuyên truyền, đưa tinh thần củaNghị quyết đến các đoàn thể, cơ sở dạy nghề và người lao động ở nông thôn, ở vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

Với Nghị quyết này đã đáp ứng được sự mong đợi của người nông dân.

Đây chính là “ lời giải” cho bài toán việc làm của nông dân.

Triển khai Nghị quyết số 05/2005/UBND, ngày 17-06-2005, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thực hiện đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị giai đoạn 2005- 2010” . Đề án một lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của công tác đào tạo nghề cho nông dân. Bên cạnh đó, thông qua Đề án, UBND tỉnh cũng trình bày chi tiết về mục tiêu, hình thức, cơ chế đào tạo nghề trong những năm 2005 – 2010 của tỉnh đồng thời nêu ra biện pháp khắc phục hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo nghề của tỉnh.

51

Về mục tiêu cụ thể của công tác đào tạo nghề của tỉnh đếnnăm2010 là:

+ Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tử 26,4% năm 2004 lên 45% năm 2010, trong đó đào tạo nghề chiếm 35,5%.

+ Chuyển dịch cơ cấu lao động làm việc trong lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản từ 70,5% năm 2004 xuống còn 55% năm 2010; tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng-dịch vụ từ 29,5% năm 2004 lên 45% năm 2010.

+ Nâng cao thời gian sử dụng lao động nông thôn từ 83,9% năm 2004 lên 90% năm 2010.

Về hình thức đào tạo:

Có hai hình thức đào tạo chính: đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn:

Đào tạo dài hạn: tập trung tại các trường dạy nghề Trung ương, địa phương, trên địa bàn tỉnh, thời gian đào tạo từ một năm trở lên, đối tượng đào tạo là học sinh đã tốt nghiệp THCS, chủ yếu là từ 15-25 tuổi. Đào tạo theo hệ bổ túc văn hóa và nghề, đối tượng chủ yếu là từ 15-18 tuổi, đào tạo tử 3-4 năm.

Đào tạo ngắn hạn: tập trung tại các cơ sở dạy nghề, các cơ sở đào tạo được phép dạy nghề hoặc dạy nghề lưu động. Đối tượng là mọi lứa tuổi, chú trọng lao động ở độ tuổi 26 trở lên, thời gian đào tạo từ một tháng đến dưới một năm.

Các đơn vị tham gia đào tạo:

Các cơ sở dạy nghề Trung ương và địa phương (công lập và ngoài công lập) trên địa bàn tỉnh, các trường dạy nghề, các trườn trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, trung tâm khuyến nông được tỉnh cho phép đào tạo.

Ngoài ra tỉnh còn chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký dạy nghề. Việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào

52

tạo nghề vừa tận dụng lợ thế về nhà xưởng, máy móc, thiết bị hiện đại để đào tạo công nghệ kỹ thuật, vừa là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chính doanh nghiệp.

Về cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề:

Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, Tỉnh ủy, UBND, HĐND và các ban, ngành trong tỉnh đều thống nhất tăng cường năng lực, mở rộng quy mô ngành, nghề đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Củng cố và phát triển các cơ sở đào tạo, quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cho phù hợp; đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường máy móc, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề, các trung tâm dạy nghề thường xuyên ở huyện, thị để tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo.

Đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cơ sở dạy nghề tư nhân và cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp nhằm thu hút các nguồn lực cho dạy nghề, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề, tăng quy mô đào tạo để đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề tăng thêm hàng năm.

Mở rộng ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; đẩy mạnh đào tạo các nghề phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các nghề dịch vụ, du lịch, thương mại, các nghề tiểu thủ công nghiệp, các nghề truyền thống; tăng cường phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, giúp người lao động tạo việc làm hoặc chuyển đổi việc làm tại chỗ, sử dụng hiểu quả phần diện tích đất được tỉnh giao làm dịch vụ cho hộ gia đình có đất thu hồi.

Mở lớp dạy nghề lưu động tại các địa phương, các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị tập trung, khu du lịch, giúp người nông dân có những cơ hội học nghề.

Ngoài ra còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua báo, đài, truyền hình…đến người lao động, thanh niên, học sinh, để nâng cao nhận thức về

53

học nghề giúp họ tìm được một nghề phù hợp với điều kiện bản thân để từ đó có cơ hội tìm được việc làm ổn định.

Nguồn kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí đầu tư cho đề án dạy nghề từ năm 2005- 2010 là 87.430,7 triệu đồng, trong đó đóng góp của người học: 30.676,4 triệu đồng, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước: 56.754,3 triệu đồng.

Từ năm 2005-2007, đầu tư kinh phí cho đào tạo nghề của tỉnh Vĩnh Phúc đượcthể hiện qua bảng tổng hợp sau:

Bảng2.3 Kinh phí đào tạo nghề của tỉnh Vĩnh Phúc từ 2005- 2007.

Năm Tổng kinh phí (triệu đồng)

Nguồn

Người học đóng góp Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước

2005 1.830,7 788,9 1.041,8

2006 23.030 3.960,5 19.069,5

2007 25.120 5.270,5 19.849,5

Tổng 49.980,7 10.019,9 39.960,8

Nguồn: Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn,lao động vùng dành đất phát triển công nghiệp,dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006- 2010

Trong tổng số ngân sách đầu tư vào đào tạo nghề thì chủ yếu là hỗ trợ của Nhà nước, người học chỉ phải đóng một khoản rấ ít: nguồn ngân sách Nhà nước chiếm 79,3%, nguồn thu từ người học chỉ chiếm 20,1%. Mức đầu tư hàng năm cho đào tạo nghề tại tỉnh là 16.660,2 triệu đồng.

Đến năm 2007, theoNghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010, mức hỗ trợ học phí cho học sinh học nghề được thay đổi: Đối với học viên thuộc hộ dành đất phục vụ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, mức hỗ trợ được tăng lên như sau:

+Học nghề ngắn hạn: 300.000 đồng/học viên/tháng.

54

+Học nghề dài hạn, bổ túc văn hóa và nghề: 250.000 đồng/ học viên/tháng.

Thời gian hỗ trợ: được hỗ trợ 100% số tháng thực học của tất cả các đối tượng học nghề.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, UBND, HĐND các huyện, thị, trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Ngay sau khi “Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2010” được phê duyệt, tỉnh đã thành lập mới 5 Trung tâm dạy nghề thuộc 2 đoàn thể, 2 doanh nghiệp và 1 cá nhân, nâng tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh lên 27 đơn vị với quy mô đào tạo trên 20.000 người/năm.

Ngành nghề đa dạng, phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu học nghề và tuyển dụng lao động trong tỉnh.

Các cơ sở dạy nghề thuộc ngành LĐTBXH đã bám sát nhiệm vụ của ngành, địa phương, đào tạo theo nhu cầu thị trường hoặc nâng cao trình độ cán bộ địa phương, điển hình là trung tâm dạy nghề Lập Thạch, sau một năm thành lập và hoạt động đã mở 10 lớp đào tạo với tổng số 256 học sinh học nghề may công nghiệp (84 người đã có việc làm), tin học, kỹ thuật…

Ở các địa phương đã xây dựng nhiều cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề cho lao động, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Tính đến năm 2010, mạng lưới cơ sở dạy nghề đã rộng khắp các huyện.

Theo báo cáo số 115/BC-LĐTBXH, đến năm 2008: Trên địa bàn tỉnh có 78 cơ sở đào tạo, trong đó có 3 trường Đại học, 7 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp chuyên nghiệp và 55 cơ sở có tổ chức dạy nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tân dạy nghề); quy mô đào tạo hơn 37.000 học sinh, hàng năm có gần 15.000 học sinh tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động của

55

mọi thành phần kinh tế. Trong đó có 385 lớp đào tạo về các nghề chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, thú y, điện, kinh tế, tin học,… trên toàn tỉnh, chủ yếu là các khoá học ngắn ngày.

Với những chủ trương, chính sách đúng đắn, tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 20 nghìn lao động mỗi năm, đảm bảo cân bằng giữa thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và đời sống nông dân.

Chỉ tính riêng 2 năm 2006-2007, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo được gần 41.000 người, trong đó có trên 24.000 người là lao động nông thôn, lao động vùng dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị với đa dạng nghành nghề…

Như vậy, qua công tác đào tạo nghề, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã từng bước nâng cao được nhận thức cho người nông dân, giúp người nông dân có thể tự trang bị cho mình một nghề mới để chủ động trong việc chuyển đổi nghề nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề án đào tạo nghề, đã có thêm rất nhiều cơ sở dạy nghề được hình thành ở khắp các địa phương trong tỉnh,đặc biệt làcó nhiều cơ sở dạy nghề lưu động được mở ngay tại các làng xã nhằm huấn luyện nghề ngắn hạn tại chỗ cho nông dân. Nhờ đó mà qui mô đào tạo nghề cuả tỉnh ngày càng lớn, không chỉ bó hẹp trong các cơ sở do Nhà nước quản lý mà còn có các cơ sở đào tạo nghề do địa phương, do doanh nghiệp tự quản lý. Tại Vĩnh Phúc, cảnh “ người nông dân đến lớp” đã không còn xa lạ mà đã trở nên phổ biển.

Những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề thời gian qua của tỉnh Vĩnh Phúc rất đáng được ghi nhận. Công tác đào tạo nghề và hỗ trợ học phí cho nông dân bị thu hồi đất học nghề không chỉ là phương án ổn định cuộc sống lâu dài mà còn tạo cho nông dân sự tin tưởng vào Đảng, Nhà nước.

56

2.2.2.3 Khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống

Từ sau khi tái lập tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân vẫn còn thấp. Vào những ngày nông nhàn, ở nhiều vùng quê người dân không có việc làm thêm. Hơn nữa, từ khi tỉnh đẩy mạnh việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị thì tỷ lệ thất nghiệp, không có việc làm ở nông thôn lại càng cao. Để giải quyết việc làm cho nông dân tại chính vùng bị thu hồi đất, cũng là nhằm khuyến khích hộ nông dân có đất bị thu hồi dành tiền đền bù đất cho việc học nghề mới để chuyển đổi nghề, tỉnh đã có chính sách khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới. Khôi phục và phát triển làng nghề không chỉ giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân mà đặc biệt là giải quyết được việc làm cho những người lao động tuổi từ trên 30. Chủ trương của Tỉnh ủy là: nơi nào đã có làng nghề thì khuyến khích khôi phục và phát triển, còn nơi nào chưa có làng nghề thì tìm cách đưa nghề mới về.

Với những chủ trương này, làng nghề ở Vĩnh Phúc đã được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Những làng nghề trước đây hoạt động nhỏ lẻ thì bây giờ đã phát triển cả về quy mô và chất lượng sản phẩm.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, tỉnh đã ra Nghị quyết số 02/2006/NQ- HĐND “về Chương trình khuyến công và phát triển làng nghề từ năm 2006- 2010”. Thông qua Nghị quyết, HĐNDtỉnh đã nêu rõ mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ và giải pháp cho chương trình khuyến công và phát triển làng nghề ở tỉnh giai đoạn 2006- 2010.

Về mục tiêu: phát triển làng nghề nhằm mục tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, góp phần vào việc

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình cnh hđh nông nghiệp nông thôn từ 1997 2010 (Trang 50 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)