Giao đất dịch vụ cho hộ nông dân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình cnh hđh nông nghiệp nông thôn từ 1997 2010 (Trang 43 - 50)

Chương 2.QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN (1997 – 2010)

2.2 Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng chủ trương của Đảng vào chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân (1997 – 2010)

2.2.2 Quá trình chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1997 – 2010)

2.2.2.1 Giao đất dịch vụ cho hộ nông dân

Để tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc cũng đẩy mạnh việc thu hồi, chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

Tính từ năm 2001-2010 tỉnh đã thu hơn7.000 ha đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, trong đó 90% diện tích đất thu hồi là đất sản xuất nông nghiệp. Tính riêng từ 2002-2005, diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi tại các huyện, thị được thống kê như sau:

42

Bảng 2.1 Về diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi ở Vĩnh phúc (2002-2005) Đơn vị:ha

STT Các huyện, thị Năm

2002 2003 2004 2005

1 Huyện Mê Linh 188,7009 224,9220 230,9602 160,1036

2 Thị xã Phúc Yên 37,1291 196,320 242,3630

3 Huyện Bình Xuyên 27,5807 80,4353 152,4576 97,8329 4 Thành phố Vĩnh Yên 144,2050 124,4080 252,4016 212,7007 5 Huyện Vĩnh Tường 9,9050 12,1181 21,7189 56,4620 6 Huyện Yên Lạc 26,0591 3,2202 11,2311 12,2567 7 Huyện Tam Dương 1,5114 11,0340 47,2875 21,9797 8 Huyện Lập Thạch 0,4370 0,3724 20,2866 1,3800

9 Huyện Tam Đảo 90,4527 100,4108 80,7420

10 Tổng 398,3991 584,0888 1033,0743 873,5639

Nguồn: Báo cáo số 81/BC-UBND ngày 12-10-2005 về tình hình nông dân bị thu hồi đất sản xuất để chuyển sang mục đích chuyên dùng

Quá trình thu hồi đất đã làm giảm quỹ đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, tăng quỹ đất sử dụng vào mục đích công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

Tính đến năm 2008, diện tích đất nông nghiệp đã giảm 5.686 ha so với năm 1997, diện tích đất chuyên dùng (đất xây dựng, đất giao thông, đất an ninh quốc phòng…) tăng thêm 3037,797 ha so với năm 1997; Diện tích đất ở cũng tăng lên nhanh chóng: năm 1999 là 5.158,10 ha đến năm 2007 đã tăng lên là 8607,02 ha.

Cứ 1 ha đất nông nghiệp bị thu hồi thì sẽ ảnh hưởng đến ít nhất là 8 lao động. Như vậy, bình quân mỗi năm có khoảng 5.000 lao động thiếu việc làm do thu hồi đất. Cũng theo số liêu thống kê của Sở LĐTBXH, tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có gần 28.000 hộ nông dân trong diện dành đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Có đến gần 60.000 người trong độ tuổi lao động.

43

Sau khi bị thu hồi đất, người nông dân được nhận một khoản tiền bồi thường (bình thường mỗi hộ nhận đựơc từ 60-70 triệu đồng tiền đền bù) để ổn định đời sống và tìm công việc mới. Nhưng việc sử dụng tiền bồi thường chủ yếu là để xây dựng, cải thiện nhà cửa, mua sắm đồ dùng và phương tiện đi lại.

Chỉ có một số ít là sử dụng vào việc đầu tư cho con em học tập, học nghề để tìm công việc mới ổn định. Theo báo cáo của Sở LĐTBXH thì: “ chỉ có 30%

số tiền đền bù đất được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ, học nghề hoặc xuất khẩu lao động, còn trên 70% dùng để xây dựng cơ bản, sửa chữa nhà cửa, mua sắm phương tiện sinh hoạt” [50, tr.12].

Trong số lao động thiếu việc làm thì số người từ 35 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 40%. Nhóm người này tuy có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại có nguy cơ thất nghiệp rất lớn sau khi bị thu hồi đất

Như vậy, có thể thấy, để góp phần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, từ sau khi tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong đó, phần lớn quỹ đất được chuyển đổi là đất nông nghiệp. Trên thực tế thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH của tỉnh, góp phần làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Song bên cạnh đó, việc giảm quỹ đất nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng nhiều người nông dân không còn đất để làm, lao động gia đình bắt đầu dư thừa, tình trạng nông dân thất nghiệp ngày càng cao. Hơn nữa, sự bất cập về trình độ của nông dân với yêu cầu tuyển dụng của các ngành công nghiệp hiện đại càng làm cho người nông dân trở nên bế tắc, không có việc làm.

Việc giao đất làm dịch vụ của tỉnhVĩnh Phúc cho hộ nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi là một chính sách mới của tỉnh nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, góp phần đẩy nhanh tốc

44

độ đô thị hóa. Đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, địa phương và người sử dụng đất, đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân các vùng có phần lớn đất nông nghiệp thu hồi, đồng thời tạo môi trường dịch vụ tại chỗ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại các khu công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị mới. Việc giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân làm dịch vụ cần phải được thực hiện từng bước, thận trọng phù hợp với khả năng quỹ đất, vốn đầu tư ở từng địa phương đảm bảo ổn định phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh. Giao đất làm dịch vụ còn giúp phát huy đựơc tính chủ động sáng tạo của người dân trong việc tự tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân trước mắt cũng như lâu dài.

Để thúc đẩy phát triển kinh doanh dịch vụ và cũng là giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, thực hiện chủ trương giao đất dịch vụ của Đảng bộ Vĩnh Phúc, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết 15/2004/NQ-HĐ ngày 25-05-2004 “về việc bố trí đất sử dụng làm dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất”. Theo Nghị quyết này, việc bố trí đất sử dụng làm dịch vụ cho các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh theo chủ trương và nguyên tắc như sau: “các hộ gia đình ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bị thu hồi đất nông nghiệp để phát triển khu công nghiệp tập trung, các vùng được quy hoạch làm khu dịch vụ và đô thị của tỉnh tự nguyện được thực hiện đầy đủ các quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng được bố trí đất làm dịch vụ. Đất làm dịch vụ cấp cho các hộ gia đình trên cơ sở quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật”.

Trước thực tế yêu cầu của việc giải quyết việc làm cho lao động vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, UBND tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở Nghị quyết 15/2004/NQ-HĐ của HĐND tỉnh đã ra quyết định

45

2502/2004/QĐ-UB ngày 22-07-2004 “về việc giao đất dịch vụ cho hộ giađình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch dịch vụ và đô thị mới tập trung”.

Quy định cụ thể về việc cấp đất dịch vụcho nông dân như sau:

Về đối tượng được giao đất dịch vụ là hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp sử dụng hợp pháp (có nguồn gốc được giao theo nghị định 64/CP của chính phủ), khi bị Nhà nước thu hồi từ 30% trở lên để chuyển sang mục đích sử dụng công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nhưng những hộ này phải là hộ tích cực, không chống đối, chây ỳ, gây khó khăn cho công tác bồi thường, giải tỏa mặt bằng.

Về diện tích đất dịch vụ được giao cho mỗi hộ tối thiểu là 20m2 và tối đa là 100m2/ hộ, Căn cứ vào diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi mà giao đất dịch vụ.

Về hình thức giao đất: khi các hộ gia đình, cá nhân xét thấy đủ các điều kiện thì làm đơn đề nghị giao đất làm dịch vụ, UBND cấp xã xác nhận, UBND cấp huyện tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân là hình thức cho thuê đất hoặc giao đất thu tiền một lần theo quy định hiện hành của pháp luật. Những gia đình, cá nhân nào mà nộp tiền sử dụng đất một lần thì thời gian sử dụng đất lâu dài, còn gia đình, cá nhân thuê đất thì thời gian cho thuê là 49 năm tính từ khi có quyết định giao đất.

Diện tích đất làm dịch vụ giao cho các hộ được tính như sau:

DT(d.v) = DT(t.h) x 10m2 + SK(t.h) x 2m2.

Trong đó:

- DT(d.v) là diện tích đất giao làm dịch vụ, đơn vị tính là m2. - DT(t.h) là diện tích đất thu hồi tính bằng sào.

- SK(t.h) là số khẩu hiện tại của hộ tính đến thời điểm 25-05-2004.

46

Đối với những hộ đủ điều kiện để giao đất dịch vụ, nhưng không đủ diện tích một ô quy hoạch thì các hộ có quyền thỏa thuận, xen ghép với nhau, góp vốn hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhau.

Sau khi ban hành quyết định cấp đất dịch vụ,Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai công tác quy hoạch các khu đất làm dịch vụ để giao cho nông dân.

Theo Quyết định 2502/2004/QĐ-HĐ, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo làm điểm ở xã Quang Minh. Tuy nhiên,sau một thời gian thực hiện,UBND các huyện Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường và thị xã Phúc Yên cũng đề nghị cho triển khai thêm ở một số địa phương và chủ trương giao đất cho các huyện làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu đất dịch vụ của các xã, phường đã được phê duyệt.Các khu đất được quy hoạch trên địa bàn tỉnh gồm có: khu dân cư đất dịch vụ thôn Giai Tân -Quang Minh, khu dân cư đất dịch vụ thôn Gia Lạc – Quang Minh, khu dân cư đất dịch vụ thôn Đồng – Quang Minh, Đồ án quy hoạch chi tiết khu dân cư đất thôn Gia Thượng – Quang Minh, Địa điểm khu đất dịch vụ thôn Thường Lệ - Đại Thịnh, địa điểm khu đất dịch vụ Nội Đồng – Mê Linh, khu đất dịch vụ Xuân Hòa, khu đất dịch vụ Xuân Mai – Phúc Yên, khu đất dịch vụ KTXH Chấn Hưng – Vĩnh Tường, khu đất dịch vụ cho nông dân ở Khai Quang với tổng số diện tích đất dịch vụ là 107.968 ha.

Sau một năm thực hiện, UBND tỉnh đã xem xét tình hình, nhận xét thực tế và đưa ra những điều chỉnh mới cho phù hợp. Trong báo cáo số 36/BC- UBND ngày 17-06-2005 về tình hình giao đất dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đã nêu ra những thuận lợi, khó khăn của việc giao đất dịch vụ cho nông dân bị thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đưa ra những đóng góp của người dân từ đó thẩm tra và có những bổ xung hợp lý. Trong báo cáo này, UBND tỉnh đã khẳng định: trong quá trình giao đất dịch vụ vẫn giữ nguyên

47

tắc dựa trên diện tích bị thu hồi và khẩu, vì giao thêm cho khẩu mang tính xã hội sâu sắc do trong thực tế, nhiều hộ gia đình con cái không được giao đất theo Nghị định 64/CP do sinh sau thời điểm quy định và hiện tại chỉ nên áp dụng trong phạm vi thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và đô thị tập trung…

Ngoài ra trong báo cáo, UBND tỉnh còn bổ sung thêm một số nội dung như: Đối với những hộ có diện tích thu hồi dưới 30% diện tích không đủ điều kiện để giao đất dịch vụ thì được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đến khi thu hồi đủ 30% thì được giao đất dịch vụ.

Những điều chỉnh, bổ sung này đã thể hiện được tính dân chủ, công khai, làm cho nhân dân hiểu rằng, giao đất dịch vụ là để tạo ra công việc làm lâu dài và bền vững chứ không phải đơn giản là sự bồi thường của Nhà nước.

Thực hiện chủ trươngcủa Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành giao đất dịch vụ cho các hộ nông dân vùng dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết năm 2008, kết quả của việc giao đất dịch vụ tại một số địa phương tiêu biểu trên địa bàn tỉnh như sau:

Tại xã Quang Minh – huyện Mê Linh có 4 xã ( gồm các thôn Gia Trung, Gia Thượng, Gia Tân, Thôn Đồng) đã tiến hành cấp đất dịch vụ với tổng diện tích là 28,63 ha cho 412 hộ dân.

Tại xã Chấn Hưng huyện Vĩnh Tường: tổng diện tích đất dịch vụ đã cấp là 28 ha cho 381 hộ dân.

Như vậy chỉ tính riêng 2 xã, phường thuộc 2 huyện, thị trên đây có tổng diện tích đất dịch vụ đã cấp cho các hộ nông dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 56,23 ha.

Từ kết quả trên đây cho thấy, thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh việc giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi đã

48 được triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình cnh hđh nông nghiệp nông thôn từ 1997 2010 (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)