Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1965-1971
1.2. Chủ trương, quá trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ tỉnh Hà Tây giai đoạn 1965 -1971
1.2.1. Chủ trương chung của Đảng
Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng vì đó là “vấn đề quyết định tất cả mọi cái trong sự phát triển của cách mạng”.[ 18,54]
Trong lịch sử nước ta ghi dấu sự tranh đấu anh dũng của biết bao thế hệ, bằng cuộc cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã giành đƣợc chính quyền, bằng chính cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã giữ đƣợc chính quyền và luôn ra sức kiện toàn nó. Kiện toàn chính quyền với nước ta là làm cho nó mạnh mẽ, sắc bén để chống đế quốc xâm lƣợc và tay sai của chúng, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, độc lập và giàu mạnh.
Bằng thực tiễn lịch sử đã minh chứng chính quyền nước ta là thành quả của cách mạng tháng Tám, chính quyền của chúng ta là chính quyền dân chủ nhân dân. Chính quyền là công cụ cách mạng mạnh mẽ, sắc bén, để thực hiện chế độ dân chủ nhân dân.
Cùng với sự phát triển chung của cách mạng, công tác kiện toàn bộ máy chính quyền địa phương được Đảng và Chính phủ ta đặc biệt coi trọng. Một mặt do yêu cầu chủ quan về mở rộng quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân ngày càng cao, mặt khác nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hết sức khó khăn vì vậy cần động viên phát huy vai trò của nhân dân. Hơn nữa, bộ máy chính quyền địa phương trong giai đoạn 1965- 1971 chƣa có những thay đổi rõ rệt. Nhiệm vụ đặt ra là phải tiếp tục kiện toàn và kiên quyết thực hiện việc mở rộng quyền hạn cho các địa phương, thực hiện nhiệm vụ phân cấp quản lý toàn diện và từng bước vững chắc.
Đặc điểm chung của bộ máy chính quyền địa phương ở miền Bắc giai đoạn 1965 – 1971 bao gồm 4 cấp: khu, tỉnh, huyện, xã. Bộ máy chính quyền địa phương đã thể hiện tốt vai trò của mình trong quá trình đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến miền Nam. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt các chủ trương, biện pháp nhằm kiện toàn bộ máy chính quyền địa phương, trong đó việc hợp nhất một số tỉnh để phù hợp với tình hình mới cũng được Đảng và Nhà nước ta điều chỉnh.
Trong thực tế, ta nhận thấy rằng bộ máy chính quyền chung của cả nước là một khối thống nhất nhưng để tạo thành một khối thống nhất ấy là sự gắn kết của mỗi địa phương. Do vậy, cái riêng của mỗi địa phương đều có những tác động nhất định tới cái chung của bộ máy nhà nước. Chúng ta không thể áp dụng những chính sách của Đảng và Nhà nước một cách dập khuôn, máy móc bởi mỗi vùng miền lại mang những đặc điểm khác nhau vì vậy mà các chính sách cần có sự mềm dẻo, có những thay đổi phù hợp, để những chính sách khi đi vào thực tế mang lại hiệu quả cao nhất. Tất cả
những chính sách của Đảng và Nhà nước là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng một đất nước giàu mạnh - văn minh.
Trong giai đoạn 1965 – 1971, là giai đoạn lịch sử mà chiến tranh lan ra cả nước. Miền Bắc vừa là hậu phương lớn nhưng đồng thời phải đấu tranh chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vai trò của chính quyền địa phương có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Công tác xây dựng củng cố chính quyền giai đoạn này đã nhanh chóng đƣợc thực hiện, cụ thể là tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp.
Ngày 20/1/1965, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng ra thông tƣ số 115/TTTW về việc lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp.
Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử ba cấp đạt kết quả tốt , ngày 18/12/1965, Bộ nội vụ đã ra Thông tƣ số 01/NV về việc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, xã, thị trấn. Thông tƣ đã xác định các cấp, các ngành, địa phương cần làm tốt những việc như sau:
Thứ nhất về công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng: Việc giáo dục cho cán bộ và nhân dân thấm nhuần chính sách của Đảng trong việc bầu cử, nắm đƣợc tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân, hiểu đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền và nắm vững nguyên tắc, thể lệ bầu cử…là vấn đề mấu chốt có tính chất quyết định kết quả bầu cử. Vì vậy, các ngành, các cấp cần mở đợt học tập tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công nhân viên, bộ đội, nhân dân bằng mọi hình thức, mọi phương tiện cho thật sôi nổi khí thế tưng bừng phấn khởi trong cán bộ, công nhân viên, nhân dân sẵn sàng làm tròn nhiệm vụ của đơn vị và của địa phương.
Việc tuyên truyền và giáo dục tư tưởng phải làm liên tiếp từ khi công bố ngày bầu cử cho tới khi kết thúc cuộc bầu cử, có kế hoạch cụ thể cho
từng thời gian, từng bước công tác bằng nhiều hình thức thích hợp…Nội dung tuyên truyền, học tập phải thiết thực gắn với công tác trọng tâm nhƣ sản xuất, tình hình thực tế về hoạt động của Hội đồng nhân dân ở địa phương.
Cần đặc biệt coi trọng việc tổ chức cho Hội đồng nhân dân các cấp kiểm điểm và báo cáo với cử tri về sự hoạt động của Hội đồng nhân dân trước khi hết nhiệm kỳ theo như hướng dẫn trong công văn số 04-TC-Hội đồng nhân dân ngày 3/1/1965, nhằm nâng cao trình độ giác ngộ và ý thức trách nhiệm của đại biểu và cử tri trong cuộc bầu cử.
Ngoài ra sau ngày bầu cử cần có kế hoạch khuếch trương thắng lợi của cuộc bầu cử và kết quả của việc kiểm điểm và báo cáo với cử tri về sự hoạt động của các cấp. Hội đồng nhân dân trong khóa trước, lấy những thắng lợi và kết quả đó làm nội dung cho việc tuyên truyền trong nhân dân nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, xây dựng chính quyền.
Thứ hai là về việc chấp hành nguyên tắc thể lệ bầu cử: Trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp lần này, vẫn áp dụng những nguyên tắc thể lệ đã đƣợc quy định trong pháp lệnh về việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và Thông tư số 09/NV ngày 20/2/1961 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thi hành pháp lệnh, nhƣng cuộc bầu cử lần này có khó khăn phức tạp hơn vì bầu nhiều cấp cùng một thời gian, nên việc áp dụng những nguyên tắc thể lệ cần đƣợc chú trọng hơn.
Để đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc thể lệ bầu cử các cấp, các ngành cần tăng cường giáo dục cán bộ và nhân dân đề cao ý thức tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa nắm vững nguyên tắc thể lệ bầu cử, Uỷ ban hành chính và các tổ chức phụ trách bầu cử các cấp nhƣ hội đồng bầu
cử, ban bầu cử và hội đồng giám sát việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã và thị trấn cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành thể lệ bầu cử và kịp thời uốn nắn những sai phạm.
- Về danh sách cử tri: Cần coi trọng việc lập danh sách cử tri, bảo đảm không bỏ sót một người nào có quyền bầu cử, không ghi nhận một người nào không có quyền.
- Về tổ chức phụ trách bầu cử: Việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử cần theo điều 19 của pháp lệnh bầu cử. Bầu cử 3 cấp trong cùng một thời gian, vì vậy nếu đơn vị hành chính cấp dưới là đơn vị bầu cử cấp trên thì Hội đồng bầu cử có thể kiêm ban bầu cử cấp trên. Uỷ ban hành chính các cấp có trách nhiệm giúp đỡ các Hội đồng bầu cử, tổ bầu cử về mọi mặt để các tổ chức đó hoàn thành nhiệm vụ, tránh tình trạng khoán trắng cho các tổ chức này.
Thứ ba là việc giới thiệu ra ứng cử: Đây là việc làm then chốt trong công tác bầu cử. Có làm tốt công tác này mới đảm bảo cho nhân dân chọn bầu được những người xứng đáng vào cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, bảo đảm thực hiện đúng đắn đường lối xây dựng chính quyền, chính quyền của Đảng và của chính phủ.
Thứ tƣ là về việc tổ chức cho nhân dân đi bầu cử: Cần làm cho cử tri nhận thức đầy đủ ý nghĩa chính trị của cuộc bầu cử lần này và trách nhiệm của mình trong việc tham gia mọi mặt công tác bầu cử. Trước ngày bầu cử, cần hướng dẫn cử tri nắm vững danh sách ứng cử viên từng cấp và những nguyên tắc thể lệ cần thiết. Để phục vụ tốt cho cuộc bầu cử, Uỷ ban hành chính cấp tỉnh cần quy định trách nhiệm cho các ngành, các cấp trong công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhƣ sau: Uỷ ban hành chính các tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn chủ trương, đường lối kế hoạch chung về cuộc bầu cử
Hội đồng nhân dân các cấp, theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện ở các địa phương, giúp đỡ địa phương, giúp đỡ huyện, xã chỉ đạo tốt công tác.
Trong hệ thống chính quyền ở địa phương, chính quyền cấp xã được coi là chính quyền cơ sở. Mọi chủ trương chính sách của Đảng có thực hiện hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự vững mạnh của chính quyền cơ sở.
Chính vì vậy trong thời kỳ này, theo chủ trương của Đảng, Bộ Nội Vụ đã phát động xây dựng chính quyền xã giỏi toàn diện. Cuộc vận động kiện toàn chính quyền xã giởi toàn diện nhằm tăng cường công tác phòng không nhân dân, sẵn sàng chiến đấu; tham gia bảo đảm giao thông vận tải, bảo vệ trật tự trị an, khắc phục hậu quả chiến tranh và đáp ứng yêu cầu to lớn về cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam ở địa bàn hành chính cấp cơ sở.
Hưởng ứng cuộc vận động, đầu năm 1966 trong 28 tỉnh, thành phố đã có 21 địa phương chỉ đạo thực hiện đến cấp huyện, xã hoặc làm thí điểm ở một số xã để rút ra kinh nghiệm. Tổng số có 928 xã đăng ký thi đua. Trên cơ sở đánh giá những kết quả bước đầu, Bộ đã chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện đề án “Đẩy mạnh kiện toàn chính quyền cấp xã, phát huy chức năng của chính quyền xã trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Bộ đã xác định rõ hơn yêu cầu của cuộc vận động là: “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ xã đối với chính quyền xã về mọi mặt, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, kiện toàn và phát huy chức năng của chính quyền xã, phát huy khí thế cách mạng và nâng cao ý thức làm chủ của nhân dân, dựa vào hợp tác xã, các đoàn thể để động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.[13,232] Bộ đã bổ sung những nội dung những nội dung thi đua nhƣ sau : Phát huy chức năng của chính quyền xã giúp đỡ Hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao; thực hiện
công tác trị an, phòng không nhân dân, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng, xây dựng đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân trong xã, chấp hành tốt chính sách, pháp luật Nhà nước, kiện toàn tổ chức,hoạt động, lề lối làm việc của chính quyền xã, nâng cao trình độ của cán bộ chính quyền xã và thực hiện tốt chính sách với cán bộ xã.
Bộ đã chỉ đạo biên soạn nhiều tài liệu phục vụ cho cuộc vận động phổ biến đến cấp xã, tiêu biểu là tập tài liệu “công tác chính quyền cấp xã”, tài liệu này tập trung vào ba nội dung nhƣ sau:
- Một là: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Hai là: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc của Uỷ ban hành chính xã.
- Ba là: quan hệ giữa chính quyền xã với Đảng ủy xã, với các đoàn thể nhân dân và hợp tác xã trong xã.
Các nội dung về trách nhiệm của Uỷ ban hành chính xã, đối với nhiệm vụ sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và chiến đấu, trách nhiệm đối với tổ chức đời sống nhân dân...đƣợc xác định rõ hơn.
Nâng cao trình độ cán bộ chính quyền xã là khâu quan trọng. Ngay từ đầu năm 1966, Bộ đã có kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dƣỡng cán bộ chính quyền xã. Nội dung bồi dƣỡng cho cán bộ xã bao gồm: lề lối làm việc, xây dựng nội quy công tác của Uỷ ban hành chính xã, nghiệp vụ công tác của Chủ tịch và Uỷ viên thƣ ký Uỷ ban hành chính xã.
Trong năm 1966 phải bảo đảm ẵ cỏn bộ chủ chốt cỏc xó đƣợc học tập,
ẵ Uỷ viờn khụng chuyờn trỏch của Uỷ ban hành chớnh xó đƣợc học cỏc lớp ở huyện. Riêng đối với các cán bộ nữ bao gồm cả ủy viên chuyên trách và không chuyên trách đều đƣợc học tập đầy đủ.
Chuẩn bị cho Hội đồng nhân dân khóa mới bầu cử năm 1967 ngày 8/3/1967 Bộ đã có công văn gửi Uỷ ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố, xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ chính quyền xã. Bộ chỉ đạo : “Tổ chức các lớp bồi dưỡng nhiệp vụ chính quyền cho các ủy viên thường trực (Chủ tich, Phó chủ tịch, Uỷ viên thư ký của các Uỷ ban hành chính xã), đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ viên không chuyên trách”. Bộ đã xác định nhiệm vụ của các Ban tổ chức dân chính tỉnh, thành phố : “giúp Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác huấn luyện bồi dưỡng cán bộ chính quyền xã”,
“phát huy đầy đủ chức năng chính quyền cấp xã trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”. Chương trình học tập cho cán bộ chính quyền xã tại các trường Đảng tỉnh, thành phố thời gian 2 tháng rƣỡi. Các lớp huấn luyện chính trị của huyện, nội dung bồi dưỡng tương ứng như cấp tỉnh nhưng rút gọn trong thời gian một tháng. Đối với các lớp hoặc hội nghị bồi dƣỡng tùy theo các đối tƣợng bố trí từ 7 đến 12 ngày hoặc 15 ngày. Công tác huấn luyện, bồi dƣỡng đã góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh hoạt động của chính quyền xã.
Để tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động chính quyền xã “giỏi toàn diện”
cuối năm 1967, Bộ đã chỉ đạo sơ kết vào tháng 7 và tháng 8 năm 1968 đã mở hội nghị toàn miền Bắc. Trong báo cáo gửi Ban bí thƣ, Đảng đoàn Bộ Nội Vụ đã nêu lên kết quả bước đầu của cuộc vận động. Số xã được tỉnh, huyện xét đạt danh hiệu giỏi và khá là 824 xã. Các xã ở trục giao thông quan trọng thường xảy ra chiến sự ác liệt và các xã vùng cao biên giới ven biển, vùng đồng bào công giáo đã tham gia cuộc vận động. Một số tỉnh, huyện đã kịp thời sơ kết, phổ biến kinh nghiệm những xã làm tốt để động viên mở rộng phong trào. Kết quả thực hiện nổi bật ở các phương diện như sau:
- Vai trò của Hội đồng nhân dân xã đƣợc đề cao: Sinh hoạt của Hội đồng nhân dân đúng quy định, số đại biểu đi họp đông đủ. Đã chấm dứt
tình trạng lấy hội nghị “quân, dân chính” thay cho kỳ họp Hội đồng nhân dân. Kỳ họp Hội đồng nhân dân đã đƣợc chuẩn bị, có báo cáo, có kế hoạch và nhiều nơi lấy đƣợc ý kiến nhân dân. Trong hội nghị đã có những ý kiến tham gia đóng góp tích cực về các vấn đề kinh tế, xã hội, phòng không nhân dân, sẵn sàng chiến đấu.
- Uỷ ban hành chính nhiều xã đã nhận thức đúng hơn chức năng nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ tổ chức sản xuất của Hợp tác xã nông nghiệp, giúp đỡ hoạt động của Hợp tác xã mua bán và Hợp tác xã tín dụng. Đã khắc phục tốt tình trạng Đảng ủy phải làm thay công việc của Uỷ ban hành chính xã hoặc Hợp tác xã lấn quyền.
- Uỷ ban hành chính xã còn phát huy chức năng, nhiệm vụ trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo vệ trật tự trị an, phòng không sơ tán, xây dựng lực lƣợng dân quân, du kích, động viên tuyển quân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, tổ chức phục vụ chiến đấu và chiến đấu, khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.
Sau hội nghị sơ kết tháng 7/1968, Bộ Nội Vụ tiếp tục thực hiện chỉ đạo nội dung kế hoạch đẩy mạnh cuộc vận động. Trong kế hoạch này, Bộ đã chỉ đạo thực hiện nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc vận động, các tiêu chuẩn của cuộc vận động đƣợc bổ sung, điều chỉnh cụ thể rõ ràng hơn. Với sự chỉ đạo của Bộ Nội Vụ, sự cố gắng và của các địa phương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban hành chính tỉnh, Ban tổ chức dân chính và sự cố gắng của cán bộ, chính quyền cấp xã, phong trào đã đƣợc đẩy mạnh.
Cuộc vận động đã góp phần củng cố, phát huy vai trò chính quyền xã trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, nhanh chóng kịp thời hơn trước. Các mặt công tác, sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, chăm lo đời sống nhân dân đƣợc thực hiện có kết quả, góp phần