Kiện toàn chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh xây dựng lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền 1965 1975 (Trang 48 - 55)

Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1965-1971

1.3. Qúa trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ tỉnh Hà Tây giai đoạn 1965-1971

1.3.2. Kiện toàn chính quyền cấp xã

Cấp xã là một cấp trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước Việt Nam, là nền tảng của hệ thống chính trị. Cấp xã giữ một vai trò, vị trí hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ cấp trên giao, là cấp chính quyền trực tiếp chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân. Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng đƣợc xây dựng và củng cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở. Đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì chính quyền cấp cơ sở đã làm tròn nghĩa vụ của mình.Với những đặc điểm chung của cả nước, tỉnh Hà Tây đã kiện toàn và củng cố chính quyền cấp xã hướng tới xây dựng thành tỉnh vững mạnh trên tất cả các mặt, xứng đáng là “tấm áo giáp” bảo vệ thủ đô Hà Nội.

Ngày 10/4/1965, Bộ chính trị ra Nghị quyết 113 quyết định hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây, với tổng diện tích là 2.192,96 km2, trong đó vùng đồng bằng chiếm 66,4% còn lại là diện tích đồi núi. Khi sáp nhập có 311 xã, 14 huyện và 2 thị xã. Dân số khi hợp nhất có 1.333,616 nhân khẩu, Đảng bộ Hà Tây khi hợp nhất có 27.000 đảng

viên, sinh hoạt ở 1.056 chi bộ Đảng thuộc 16 huyện, thị ủy và Đảng ủy trực thuộc tỉnh.[16,32]

Tỉnh Hà Tây đƣợc thành lập, ngày 21/4/1965 theo quyết định số 103- NQ- TVQH của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội đã ra quyết định sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất tỉnh Sơn Tây cũ vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.

Ngay khi sáp nhập công tác củng cố và kiện toàn trên tất cả các mặt giữa hai tỉnh cũ là Hà Đông và Sơn Tây nhanh chóng ổn định và thực hiện các chức năng của mình. Về cơ cấu tổ chức ở cấp xã không có biến động nhiều khi sáp nhập, cụ thể: ở tỉnh Hà Tây bao gồm các huyện, thị xã;

Huyện chia thành xã, thị trấn. Mỗi đơn vị hành chính đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, Ủy ban hành chính cấp nào do Hội đồng nhân dân cấp đó bầu ra. So với trước tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương có nhiều thay đổi:

- Xác định rõ địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương ( vừa thay mặt cho nhân dân địa phương, vừa thay mặt cho nhà nước ở địa phương); Uỷ ban hành chính là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương.

- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là cơ sở pháp lý chung cho tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương không phân biệt nông thôn hay thành phố; hạn chế, thu hẹp những vấn đề chính quyền cấp trên phê chuẩn những quyết định của cấp dưới( trừ những vấn đề quan trọng nhƣ phê chuẩn kết quả bầu cử hay bãi miễn…).

- Số lƣợng thành viên của của các cơ quan trong bộ máy chính quyền địa phương được bổ sung tăng lên, trong đó Hội đồng nhân dân cấp xã

đƣợc bầu từ 20-30 đại biểu chính thức; Ủy ban hành chính cấp xã từ 5-7 người ( xã miền núi có nhiều dân tộc từ 7-9 người).

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền mở rộng, cụ thể ở cấp xã đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Hội đồng nhân dân khu phố quyết định các chủ trương và biện pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa;

quyết định việc xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội của cấp khu phố; xét duyệt dự trù và quyết toán chi tiêu của các huyện, xã. Hội đồng nhân dân xã, thị trấn quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng của xã, thị trấn; xét duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của xã, thị trấn; ban hành những quy định về trật tự trị an, về vệ sinh chung của xã, thị trấn.

+ Uỷ ban hành chính xã và thị trấn: Chấp hành kế hoạch kinh tế, văn hoá và ngân sách của xã, thị trấn; Giúp các hợp tác xã xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất; đôn đốc giám sát các hợp tác xã và công dân thực hiện mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước; đình chỉ việc thi hành những nghị quyết trái pháp luật của hợp tác xã, nhƣng phải báo ngay lên cấp trên trực tiếp để quyết định; quản lý hệ thống tiểu thuỷ nông, các đường giao thông của xã;

quản lý công tác bưu điện và truyền thanh; thu thuế, thu nợ, thu mua cho Nhà nước; quản lý chợ, bến đò; đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng; lãnh đạo việc củng cố và phát triển các hợp tác xã vay mượn, quỹ tín dụng; quản lý tài sản công cộng; xây dựng trường phổ thông; quản lý các lớp mẫu giáo, lớp vỡ lòng; lãnh đạo việc phát triển các nhà giữ trẻ, vườn trẻ; quản lý các trạm y tế, nhà hộ sinh và các sự nghiệp lợi ích công cộng; quản lý công tác văn hoá, thông tin, thể dục thể thao;

quản lý lao động và công tác cứu tế và xã hội; quản lý công tác hộ tịch;

quản lý các công tác khác do cấp trên giao cho.

Đó là những nét khái quát chung nhất về bộ máy chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tây, trong thực tiễn thì ngay các xã chính là cơ sở để thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng bộ tỉnh Hà Tây nói riêng và của Đảng cộng sản Việt Nam nói chung.

Tỉnh ủy Hà Tây đã chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình ở 6 xã (bao gồm:

Đại Yên, Đông Sơn, Hợp Đồng, Hữu Văn, Ngọc Sơn, Phú Nam An) của huyện Chương Mỹ, từ đó đề ra những vấn đề cần phải giải quyết ở xã như sau:

- Xây dựng Đảng về mặt tư tưởng và tổ chức nhằm nâng cao giác ngộ về mặt giai cấp, về Đảng và về chủ nghĩa xã hội.

- Gắn công tác xây dựng Đảng với củng cố phong trào quần chúng, vận động quần chúng xây dựng Đảng, củng cố hợp tác xã, vận động quần chúng kiện toàn bộ máy đoàn thể của mình.

- Xây dựng Đảng gắn với củng cố hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất tức là gắn xây dựng Đảng với nhệm vụ chính trị.

Công tác xây dựng chính quyền nhất là chính quyền cơ sở cũng đã có một số kết quả nhất định nên sự hoạt động của chính quyền dần đã phát huy tốt vai trò trong các hoạt động nhƣ : hoạt động quản lý kinh tế, chỉ đạo sản xuất, tổ chức đời sống nhân dân, vai trò của chính quyền đã dần dần đƣợc đề cao một cách thiết thực.Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, đến năm 1970 đã có 56 xã đạt danh hiệu chính quyền vững mạnh, 242 khá và trung bình, còn 32 xã yếu kém. Đảng bộ tỉnh Hà Tây cũng tiến hành chỉ đạo củng cố các ban quản trị hợp tác xã, tăng cường đảng ủy viên, chi ủy viên vào các ban quản trị hợp tác xã, bố trí các tổ trưởng Đảng, đảng viên có năng lực, uy tín vào các ban chỉ huy đội và các mặt công tác quan trọng của hợp tác xã. Trên cơ sở tiến hành chấn chỉnh lề lối làm việc, các chế độ quản lý kinh tế, quản lý lao động, ăn chia phân phối, tiến hành giáo dục xã viên, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong lao động, thiếu ý thức làm

chủ. Đối với những hợp tác xã yếu, có nhiều khó khăn đƣợc Đảng ủy chú ý sát sao hơn.

Từ đó Tỉnh ủy đã đề ra phương châm và phương pháp tổ chức thực hiện như : nắm vững phê bình, nâng cao tư tưởng, tác phong và hành động một cách sâu sắc, đi đúng với đường lối quần chúng xây dựng Đảng theo hình thức ba cùng là cùng là “cùng sinh hoạt, cùng lao động, cùng chịu trách nhiệm”; cán bộ đi xuống cấp huyện phải quán triệt phương châm “tỉnh giúp đỡ huyện, huyện chỉ đạo, xã tự làm, đông đảo quần chúng tham gia”, kết hợp xây dựng Đảng tập trung xây dựng Đảng thường xuyên. Ban thường vụ Tỉnh ủy quyết định đƣa cán bộ các ban, ngành xuống nông thôn để tăng cường củng cố cơ sở nhằm đạt bốn tiêu chuẩn:

- Tăng cường tính giai cấp và tính tiền phong của Đảng cho các đảng viên cơ sở và cán bộ.

- Củng cố hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất.

- Xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ tốt.

Ban thường vụ nêu khẩu hiệu : “chuyển mạnh xuống cơ sở đi sâu vào sản xuất”. Đảng viên xuống cơ sở phải thực hiện “3 thanh, 4 cấm, 2 đi”.

Ngày 1/3/1971, Ban chấp hành Trung ƣơng (khóa III) họp hội nghị lần thứ 19 đề ra chủ trương : “Động viên sự cố gắng cao nhất của toàn Đảng toàn quân, toàn dân trên cả hai miền nước ta, ra sức thực hiện Di chúc thiêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa”. Quán triệt Nghị quyết 19 của Trung ƣơng, tháng 4/1971, Ban chấp hành Tỉnh ủy trên cơ sở về kiện toàn tổ chức, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đi vào toàn diện, trực tiếp trên tất cả các mặt hoạt động, không chỉ dừng lại ở công tác chính trị tư tưởng mà đã đi vào trực tiếp lãnh đạo các hoạt động sản xuất, tổ

chức đời sống, bảo đảm dân chủ tập thể lãnh đạo, phát huy tinh thần cá nhân phụ trách, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí trong cấp ủy.

Về củng cố các hợp tác xã, qua đợt thi hành điều lệ hợp tác xã và qua cuộc vận động tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng, xã viên ở nhiều hợp tác xã đã bước đầu chấn chỉnh lại công tác thực hiện. Thông qua việc bàn bạc, xây dựng định mức lao động, thực hiện chính sách lương thực và dân chủ bầu cử cơ quan quản lý hợp tác xã, chế độ dân chủ làm chủ tập thể ở nông thôn được tăng cường.

Cán bộ đảng viên ở các ban, ngành cơ quan tỉnh, huyện luân phiên thay nhau đi cơ sở đã thấu hiểu quần chúng, nâng cao nhận thức và hiểu sâu hơn yêu cầu sản xuất cơ sở, đƣa hoạt động của các ngành mình vào phục vụ tốt hơn nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp. Do thực hiện tốt phương châm “chuyển mạnh xuống cơ sở, đi sâu vào sản xuất” nên sản xuất công nghiệp mà đặc biệt là nông nghiệp trong năm 1970 “đều giành được những thắng lợi to lớn và tương đối toàn diện”.

Tỉnh ủy đã chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động lớn trong các khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể nhƣ “3 xây, 3 chống”; “cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật” đã góp phần thúc đẩy kinh tế của toàn tỉnh. Từ năm 1965 đến năm 1968, toàn tỉnh đã kết nạp 13.343 hộ nông dân vào hợp tác xã đƣa số hộ nông dân vào hợp tác xã đạt 93,8%. Tình trạng xã viên xin ra khỏi hợp tác xã căn bản đã đƣợc giải quyết. Hơn 800 ha ruộng làm riêng không đúng chính sách đƣợc thu hồi, giao cho các hợp tác xã quản lý. Phần lớn các hợp tác xã đã chuyển từ bậc thấp lên bậc cao, từ 60 % năm 1965 đến đầu năm 1968 đạt 80%. Toàn tỉnh có 1.751 hợp tác xã đến cuối năm 1968 còn 895 hợp tác xã. Qua việc đƣa và mở rộng quy mô hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao đã từng bước củng cố quyền sở hữu của tập thể, nâng cao trình độ quản lý. Các hợp tác xã trong tỉnh cũng đã đƣợc trang bị

những cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất nhƣ: trang bị 900 máy bơm nước, gần 600 máy xay sát, 300 máy nghiền thức ăn gia súc.. Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy mới là những bước đầu nhưng đã phát huy tác dụng góp phần bảo đảm sản xuất và tăng năng suất cây trồng nhằm đƣa nông nghiệp của tỉnh tiến lên mạnh mẽ và vững chắc góp phần cải thiện đời sống nhân dân và chi viện tiền tuyến.

Trong việc củng cố quan hệ sản xuất ở các hợp tác xã đã đƣợc củng cố, kinh tế quốc doanh ngày càng phát triển. Các hợp tác xã thủ công nghiệp đã không ngừng đƣợc củng cố và phát triển đã góp phần quan trọng đƣa giá trị sản lƣợng hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu tăng lên. Tính đến năm 1971 toàn tỉnh có 796 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 770 hợp tác xã bậc cao thu hút 96,3% hộ xã viên sản xuất trong các hợp tác xã nông nghiệp, tỉnh Hà Tây đã xây dựng đƣợc nhiều điển hình tiên tiến về thâm canh nhƣ : Mỗ Lao (Hà Đông), Đại Đồng (Thạch Thất), Quảng Yên (ốc Oai), Thƣợng Thụy (Đan Phượng), Thái Bạt, Châu Sơn (Ba Vì), Phụ Chính (Chương Mỹ)….Những thắng lợi cơ bản của các hợp tác xã về xây dựng và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, không những đảm bảo yêu cầu cấp bách của cuộc chiến đấu mà còn tạo cơ sở cho việc khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa.

Trong qúa trình lãnh đạo sản xuất, tuyển quân, xây dựng củng cố lực lƣợng vũ trang giữ gìn an ninh trật tự, cán bộ tỉnh, huyện tích cực giúp đỡ cơ sở thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Các đoàn thể quần chúng nhƣ Mặt trận, Phụ nữ, Thanh niên, Công đoàn, Thiếu niên nhi đồng đƣợc củng cố.

Chỉ tính trong đợt I (từ 10/1970 đến giữa năm 1971) có 5700 đoàn viên thanh niên tham gia lao động trên công trình thủy lợi Đồng Mô – Ngải Sơn.

Công tác xây dựng và phát triển các cơ sở Đảng cũng đƣợc chú trọng, các xã đã tích cực xây dựng Đảng theo yêu cầu “bốn tốt”. Đảng bộ tỉnh Hà Tây đặc biệt chú trọng các cơ sở yếu, đã phân cấp các ủy viên phụ trách và

cử hàng trăm cán bộ xuống 69 xã, sau 10 tháng củng cố đã đƣa 28 xã kém thành khá và trung bình. Từ năm 1965 đến tháng 5 năm 1968, Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã phát triển đƣợc 18.921 đảng viên mới đƣa tỷ lệ đảng viên so với dân số 1,5 % lên 2,8% đầu năm 1965. Số đảng viên tăng ở các xã đã đáp ứng được yêu cầu cho quốc phòng và xây dựng kinh tế nhà nước, đồng thời khắc phục được một bước tình trạng cơ sở mỏng và yếu. Đặc biệt, các cơ sở Đảng tiếp tục đƣợc củng cố. Từ ngày 19/5/1970 đến giữa năm 1971, toàn bộ Đảng bộ các cơ sở đã kết nạp đƣợc 875 quần chúng vào Đảng trong đợt phát triển lớp Đảng viên Hồ Chí Minh.

Nhƣ vậy, công tác kiện toàn và củng cố chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tây là tiền đề căn bản để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh trật tự trong toàn tỉnh. Hơn nữa, tỉnh Hà Tây còn ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam về sức người sức của, bà con nhân dân tỉnh Hà Tây đã không ngừng lao động hăng say trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh xây dựng lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền 1965 1975 (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)