Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh xây dựng lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền 1965 1975 (Trang 33 - 38)

Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1965-1971

1.2. Chủ trương, quá trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ tỉnh Hà Tây giai đoạn 1965 -1971

1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây

Thực hiện Nghị quyết số 113 của Bộ chính trị, từ ngày 18 đến ngày 22/5/1965, Tỉnh ủy Hà Tây họp hội nghị lần thứ nhất, Hội nghị phân công các tỉnh ủy viên phụ trách các ngành và các mặt công tác, đồng thời tổ chức quán triệt, bàn phương hướng thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa III tháng 3/1965, về chuyển hướng kinh tế miền bắc sang thời chiến, chuyển hướng công tác tư tưởng, công tác tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ miền Bắc,giải phóng miền Nam.

Ngay từ khi mới sáp nhập hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây, công tác kiện toàn về mặt tổ chức nhanh chóng đƣợc triển khai, trong đó Đảng bộ Hà Tây đã xác định cụ thể về những nhiệm vụ trước mắt như sau:

- Xây dựng và phát triển kinh tế địa phương.

- Xây dựng lực lƣợng vũ trang, động viên lực lƣợng chống chiến tranh phá hoại và chi viện tiền tuyến lớn. Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức chiến đấu của các lực lƣợng vũ trang, cuộc vận động “xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch vững mạnh và phong trào nhân dân bảo vệ Tổ quốc”.

- Tổ chức đời sống nhân dân.

- Tăng cường chuyên chính vô sản, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia sản xuất và chiến đấu.

- Công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.

Sau khi đánh giá đặc điểm tình hình của tỉnh, Hội nghị chỉ rõ: Tỉnh Hà Tây mới hợp nhất khi cách mạng cả nước có bước phát triển mới, Đảng bộ

và nhân dân trong tỉnh phát huy những thuận lợi cơ bản, khắc phục những khó khăn của việc hợp tỉnh, tích cực thực hiện phương châm lãnh đạo do hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 11 khóa III đề ra, góp phần đánh bại chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cơ bản và 5 phương châm chỉ đạo nhằm chuyển hướng sự lãnh đạo của Tỉnh ủy về các mặt tư tưởng tổ chức, kinh tế văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, tích cực chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Về chuyển hướng kinh tế xã hội, Hội nghị đề ra nhiệm vụ trước mắt là: “Quán triệt tình hình nhiệm vụ mới, nắm vững đặc điểm của tỉnh, phát huy nhiệt tình cách mạng của cán bộ, đảng viên, quần chúng, khai thác tiềm năng của địa phương tận lực phát triển nông nghiệp, công nghiệp trên cơ sở thực hiện cách mạng kỹ thuật trong các ngành kinh tế và đẩy mạnh phân công lao động phù hợp với yêu cầu tình hình mới, để trong tình thế nào cũng đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về sức người, sức của ngày càng tăng, đảm bảo yêu cầu về ăn mặc ở, những đồ dùng thiết yếu của nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước, đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý kinh tế ở hợp tác xã, ra sức phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, củng cố quan hệ xã hội chủ nghĩa”.

[37,56]. Hội nghị quyết định phát động phong trào thi đua “vụ mùa chống Mỹ”.

Về chuyển hướng công tác tư tưởng, Hội nghị Tỉnh ủy chỉ rõ: phải làm cho toàn Đảng, toàn dân quán triệt tình hình và nhiệm vụ mới, trên cơ sở đó mà nâng cao nhiệt tình cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam. Nâng cao ý chí phấn đấu, tinh thần quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc, khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ.

Về chuyển hướng công tác tổ chức: Cần quán triệt nhiệm vụ chuyển hướng tổ chức trong tình hình mới, trước mắt sớm ổn định bộ máy chính quyền tỉnh, đảm bảo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp huyện đối với cơ sở. Đề ra những biện pháp tổ chức để tăng cường sức chiến đấu của các ngành các cấp, bộ máy gọn nhẹ, sắc bén chế độ tập trung dân chủ đƣợc đặc biệt coi trọng, chế độ kỷ luật nghiêm phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp đặc biệt là phải tăng cường công tác kiện toàn cơ sở Đảng, đảm bảo vững vàng về tư tưởng, trong sạch về tổ chức. Để làm cho cơ sở Đảng vững trong mọi tình thế, chủ động giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, đáp ứng nhiệm vụ lãnh đạo sản xuất và chiến đấu.

Về xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải ra sức xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, coi nông nghiệp là trung tâm, công nghiệp địa phương là rất quan trọng, kết hợp chặt chẽ hai ngành này và thúc đẩy lẫn nhau, đồng thời chú ý giao thông vận tải và lưu thông phân phối sản xuất và đời sống. Tiến hành song song ba cuộc cách mạng, lấy cách mạng khoa học làm then chốt để phát triển kinh tế, lấy cách mạng sản xuất để thúc đẩy cách mạng kỹ thuật, hướng cách mạng hóa tư tưởng vào phục vụ cách mạng kỹ thuật và cách mạng quan hệ sản xuất.

Để đảm bảo vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là để đảm bảo sức sản xuất và chiến đấu, phải tổ chức tốt đời sống nhân dân, chăm lo đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân, thực hiện bồi dƣỡng sức chiến đấu đảm bảo cho nhân dân những nhu cầu cấp thiết nhƣ ăn mặc, học tập, bảo vệ sức khỏe và một phần nhà ở. Chú trọng tới đời sống tinh thần của nhân dân bằng phát triển văn hóa văn nghệ, nhất là đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng, mở rộng mạng lưới thông tin truyền thanh…Chú trọng đẩy mạnh phong trào noi gương “người tốt, việc tốt”, nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới, phong trào đọc sách

báo, thể dục thể thao, làm cho đời sống của nhân dân trong tỉnh lành mạnh, vui tươi, lạc quan cách mạng, sống trong tình yêu thương đùm bọc nhau để xây dựng cuộc sống mới, đẩy lùi và đi đến thanh toán những tàn dƣ của văn hóa nô dịch phong kiến, đồng thời cũng chuẩn bị tinh thần cho nhân dân là chịu đựng gian khổ của thời chiến.

Tăng cường chuyên chính vô sản trên cơ sở không ngừng củng cố khối liên minh công nông, trong đó phát huy quyền làm chủ tập thể là của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng biểu hiện vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa trừng trị thích đáng bọn phản cách mạng lợi dụng chiến đấu để ngóc đầu dậy, bảo đảm tuyệt đối sự nhất trí về tinh thần chính trị trong nhân dân. Phát huy mạnh mẽ truyền thống chiến đấu và đƣa khí thế cách mạng của nhân dân lên giành thắng lợi lớn nhất trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Công tác xây dựng Đảng làm cho Đảng bộ tỉnh Hà Tây chắc về tƣ tưởng, mạnh về số lượng, bảo đảm năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng.

Toàn Đảng bộ phải đoàn kết nhất trí, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, chiến đấu và hy sinh dũng cảm thi hành các nhiệm vụ của Đảng. Ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ không chỉ vững vàng tư tưởng chính trị mà còn giỏi về quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật và chuyên môn, bảo đảm đức tài, tăng cường nâng cao chất lương và số lượng, chú ý thu hút những nữ cán bộ vào hoạt động chính trị cụ thể trong thực tiễn.

Đối với công tác lực lượng vũ trang: tăng cường công tác động viên lực lượng chi viện cho tiền tuyến, nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng, thanh niên, việc chấp hành chính sách đối với gia đình quân nhân, thương binh, liệt sỹ. Coi trọng đúng mức việc xây dựng tư tưởng, xây dựng lực lượng vũ trang một cách thường xuyên và phát động

trong quần chúng phòng tránh và công tác động viên tránh những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, ban thường vụ Tỉnh ủy đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy các ban ngành, đoàn thể ở cấp tỉnh, ra tờ báo mới của Đảng bộ, lấy tên là báo Hà Tây.

Các ban ngành dần ổn định về mặt tổ chức để thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết chung của tỉnh, cụ thể: ngày 27/5/1965 Ban thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 11-NQ/NS quyết định hợp nhất Mặt trận tổ quốc tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành Mặt trận Tổ quốc Hà Tây. Cử đồng chí Trần Thế Uông, nguyên viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Hà Đông làm chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Tây, hai đồng chí Dƣ Minh Khang - phó chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Đông và Nguyễn Văn Kính - nguyên chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Sơn Tây làm phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tây.

Ngày 26/5/1965 Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Tây đã ra hướng dẫn về việc thực hiện thống nhất ngân sách hai tỉnh và việc quản lý tài sản khi các cơ quan tiến hành hợp nhất.

Về củng cố chính quyền : Đảng bộ chủ trương cần chuẩn bị và thực hiện tốt cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh vào năm 1967, do có những khó khăn riêng trong quá trình hợp nhất, do vậy việc hợp nhất vào năm 1965 nhƣng phải đến hai năm sau tức năm 1967 tỉnh Hà Tây mới tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh. Việc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp đảm bảo phương châm khẩn trương thận trọng, làm đúng pháp luật, đảm bảo thành phần rộng rãi, xứng đáng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo kinh tế văn hóa trong thời kỳ mới. Nhân dịp này tiếp tục mở rộng dân chủ, nâng cao hơn nữa nhận thức về quyền làm chủ đất nước trong cán bộ, nhân dân làm cho mọi người gắn bó hơn nữa với chính quyền, phát huy nhiệt tình yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội và tích cực tham gia mọi mặt công tác quản lý nhà nước.

Trước yêu cầu to lớn của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế địa phương, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đại hội Đảng bộ lần thứ V của tỉnh Hà Tây đã kêu gọi toàn Đảng bộ, toàn dân trong tỉnh đoàn kết nhất trí nêu cao tinh thần phấn khởi, tin tưởng, đề cao ý thức làm chủ tập thể, sẵn sàng chịu đựng hy sinh gian khổ, phát huy cao độ truyền thống anh hùng cách mạng, cố gắng hết sức mình để giành thắng lợi to lớn thực hiện nghị quyết Đại hội, đƣa tỉnh Hà Tây thành tỉnh giàu có miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh xây dựng lãnh đạo xây dựng và củng cố chính quyền 1965 1975 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)