Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1965-1971
1.3. Qúa trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ tỉnh Hà Tây giai đoạn 1965-1971
1.3.1. Chỉ đạo công tác bầu cử Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính các cấp và quy định tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền
Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp là cuộc sinh hoạt chính trị mở rộng và dân chủ trong nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình trong việc làm chủ cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương với ý thức trách nhiệm nghĩa vụ của người công dân tham gia xây dựng chính quyền của mình. Qua đó, cũng tăng cường mối quan hệ giữa cán bộ với nhân dân.
Với những lý do đó, các cấp ủy phải coi trọng việc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp là một cuộc vận động chính trị trọng yếu trong nhân dân và phải chú ý tăng cường lãnh đạo.
Năm 1967 Tỉnh ủy đã lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và giành thắng lợi vào ngày 30/4/1967. Cuộc bầu cử đã đƣợc đông đảo nhân dân hưởng ứng, không khí bầu cử thực sự sôi nổi với sự phấn khởi của đông đảo bà con nhân dân trong tỉnh. Sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đang dần đi tới những thắng lợi, sự bắn phá điên cuồng của giặc Mỹ ở miền Bắc, điều đó thể hiện sự thất bại của chúng.
Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tây năm 1967 đã thu hút đƣợc 99% cử tri đi bỏ phiếu, Hội đồng nhân dân tỉnh đã bổ sung 4 đại biểu. Cuộc vận động xây dựng chính quyền giỏi ở các cấp xã vẫn đƣợc đẩy mạnh. Các đoàn thể như Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ thường xuyên được củng cố, lấy nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu làm nòng cốt, vận động hội viên, xây dựng tổ chức. Việc bầu cử Hội đồng nhân dân của tỉnh Hà Tây đƣợc dựa theo tinh thần và chủ trương chung của Trung ương.
Thông qua cuộc vận động, thực hiện các Nghị quyết của Trung ƣơng, Tỉnh ủy mà trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên đƣợc nâng lên một bước. Đảng viên ở nông thôn đại bộ phận tiếp thu thực hiện tốt điều lệ hợp tác xã nông nghiêp, gương mẫu trong việc thanh toán những sai sót về tài chính, quản lý sử dụng ruộng đất. Ý thức trách nhiệm, tinh thần công tác của cán bộ, đảng viên đƣợc nâng lên. Cán bộ đảng viên ở các hành chính sự nghiệp, gián tiếp ở các hợp tác xã đã giành thời gian trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất. Cuộc vận động quần chúng tham gia xây dựng Đảng đƣợc tiến hành hầu khắp ở các cơ sở Đảng. Quần chúng mạnh dạn phê bình các cán bộ đảng viên. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ đảng viên, cấp ủy đƣợc đề cao. Lòng tin của quần chúng, mối liên hệ giữa đảng viên và quần chúng đƣợc củng cố và thắt chặt hơn.
Thông qua các mặt hoạt động, chính quyền các cấp từ thị xã, các huyện đến các xã được tăng cường, củng cố. Trên cơ sở thực hiện tốt các cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, đại hội các Hợp tác xã, đại hội các đoàn thể, đại hội công nhân viên chức, quyền dân chủ về chính trị - kinh tế của quần chúng đƣợc tôn trọng. Chính quyền phát huy tốt hơn vai trò, chức năng quản lý kinh tế xã hội.
Từ nhận thức Đảng là người tổ chức, nguồn gốc của mọi thắng lợi, Đảng bộ đã không ngừng khắc phục mọi khó khăn cùng với việc nâng cao
trình độ lãnh đạo, tổ chức thực hiện các cuộc vận động xây dựng Đảng.
Nhiệt tình cách mạng, ý thức trách nhiệm của Đảng viên bước đầu được nâng lên. Đảng viên trong các Hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp gương mẫu trong sản xuất.
Công tác xây dựng chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở đã dần phát huy tốt vai trò của mình, bước đầu đi vào quản lý kinh tế, chỉ đạo sản xuất, tổ chức đời sống nhân dân, vai trò của chính quyền đã dần dần đƣợc nâng cao một cách thiết thực.
Sau khi cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân của tỉnh, trong nhiệm kỳ thứ nhất Hội đồng nhân dân Hà Tây khóa V nhiệm kỳ 1968 -1971, về việc bầu ra Uỷ ban hành chính tỉnh mới, gồm 17 ủy viên ủy ban trong đó có một chủ tịch, 5 phó chủ tịch, một ủy viên thƣ ký và 10 ủy viên khác.
Cuộc bầu cử đã giành đƣợc những thắng lợi quan trọng, quán triệt tinh thần và triển khai những quyết định của tỉnh ủy, các huyện, xã trong tỉnh đã nhanh chóng bắt tay tiếp tục chấn chỉnh bộ máy, quy định hoạt động, đào tạo công tác cán bộ cho công tác chính quyền.
Theo báo cáo của Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Tây trong những năm 1968 – 1971 đã bồi dƣỡng huấn luyện đƣợc 9262 đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ viên Uỷ ban hành chính xã đạt tỷ lệ 81%. Riêng đối với cán bộ nữ trong Uỷ ban hành chính xã, tỉnh đã tổ chức những lớp huấn luyện riêng nhằm bồi dƣỡng cho chị em một cách thiết thực về nghiệp vụ cụ thể để chị em phát huy đƣợc tác dụng một cách thuận lợi. Ngoài những lớp huấn luyện ra hàng năm, tỉnh còn tổ chức các hội nghị tọa đàm với các đồng chí chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện, xã đã trao đổi kinh nghiệm trong thực tế về công tác nhằm không ngừng phát huy tác dụng của các cấp chính quyền địa phương.
Để đi sâu đi sát vào các địa phương kịp thời chỉ đạo từng công việc cụ thể, theo báo cáo của Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Tây nhiệm kỳ 1968 -1971,
gồm 17 ủy viên, trong đó có 1 chủ tịch, 5 phó chủ tịch, 1 ủy viên thƣ ký và 10 ủy viên khác. Hội nghị toàn thể Uỷ ban hành chính tỉnh họp ngày 16/6/1968 đã nhất trí phân công nhƣ sau:
* Đối với thường trực Uỷ ban hành chính tinh.
1. Ông Bạch Thành Phong – chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh: Chịu trách nhiệm các công việc chung, phụ trách công tác quân sự và công an, chủ nhiệm phòng không, chủ tịch hội đồng nghĩa vụ quân sự, trưởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, trưởng ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em tỉnh.
Theo dõi giúp đỡ thị xã Hà Đông.
2. Ông Nguyễn Hữu Thụ - Phó chủ tịch: Phụ trách kế hoạch, thống kê khoa học kỹ thuật kiến thiết cơ bản và đo lường. Trực tiếp chủ nhiệm ủy ban kế hoạch, trưởng ban khoa học kỹ thuật, trưởng ban kiến thiết cơ bản, trưởng ban nhận phân cấp kinh tế.
Theo dõi giúp đỡ huyện Phú Xuyên.
3.Ông Nguyễn Lễ - Phó chủ tịch: Phụ trách khối tài chính – mậu (tài chính, thương nghiệp, ngân hàng, kiến thiết, xuất khẩu, vật giá, lương thực). Trực tiếp chủ nhiệm ủy ban vật giá, chủ tịch hội đồng trọng tài kinh tế, phụ trách các công tác đời sống, công tác dân tộc.
Theo dõi giúp đỡ huyện Bất Bạt.
4. Ông Trần Hải – Phó chủ tịch: Phụ trách khối công nghiệp (ty công nghiệp, lao động, vật tư, giao thông vận tải, bưu điện, kiến trúc), trực tiếp làm trưởng ban đảm bảo giao thông, trưởng ban điều hòa vận tải, trưởng ban thi đua.
Theo dõi giúp đỡ thị xã Sơn Tây.
5. Ông Minh Đạt – Phó chủ tịch: Phụ trách khối nông nghiệp (ban kế hoạch tổng hợp nông nghiệp, ban quản lý Hợp tác xã nông nghiệp, Ty
trồng trọt, Ty thủy lợi, Ty thủy sản, phòng ong – dâu tằm). Trực tiếp làm trưởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.
Theo dõi giúp đỡ huyện Thạch Thất và Quảng Oai.
6. Bà Lê Thị Bình – Phó chủ tịch: Phụ trách khối văn xã ( y tế, giáo dục, thể dục thể thao, văn hóa thông tin), phụ trách công tác tổ chức, thương binh, an toàn xã hội, khiếu tố. Gíup đỡ đồng chí chủ tịch về công tác bà mẹ và trẻ em
Theo dõi giúp đỡ huyện Đan Phƣợng.
7. Ông Nguyễn Hữu Trác – Uỷ viên thƣ ký: Phụ trách văn phòng, Uỷ ban hành chính tỉnh, giúp chủ tịch thường trực giải quyết công văn hàng ngày, phụ trách phòng chống sơ tán, trưởng ban điều tra tội ác chiến tranh.
Theo dõi giúp đỡ huyện Tùng Thiện.
* Đối với các ông bà ủy viên khác:
8. Ông Phạm Văn Tá – Uỷ viên ủy ban: Phụ trách công tác thủy lợi, trực tiếp là trưởng ty thủy lợi.
Theo dõi giúp đỡ huyện Ứng Hòa
9. Ông Nguyễn Trí Trực – Uỷ viên ủy ban: Phụ trách công nghiệp, trực tiếp làm trưởng Ty công nghiệp.
Theo dõi giúp đỡ huyện Chương Mỹ
10. Ông Đỗ Văn Hạnh – Uỷ viên ủy ban: Phụ trách thương nghiệp, trực tiếp làm trưởng Ty thương nghiệp.
Theo dõi giúp đỡ huyện Phú Xuyên.
11. Bà Lê Thị Thu Hà – Ủy viên ủy ban: Phụ trách lao động, trực tiếp làm trưởng Ty lao động.
Theo dõi giúp đỡ huyện Quốc Oai.
12. Ông Trần Văn Diệp – Uỷ viên ủy ban: Phụ trách tài chính, trực tiếp làm trưởng Ty tài chính.
Theo dõi giúp đỡ huyện Thường Tín.
13. Ông Cao Văn Bắc – Uỷ viên ủy ban: Phụ trách công an, trực tiếp làm trưởng Ty công an.
Theo dõi giúp đỡ huyện Phúc Thọ.
14. Ông Lê Hiền Hữu – Uỷ viên ủy ban: Phụ trách quân sự, trực tiếp làm tỉnh đội trưởng.
Theo dõi giúp đỡ huyện Thanh Oai.
15. Bà Nguyễn Thị Hoàn – Uỷ viên ủy ban: Phụ trách y tế, trực tiếp làm trưởng Ty y tế.
Theo dõi giúp đỡ huyền Hoài Đức.
16. Ông Đỗ Xuân Ký – Uỷ viên ủy ban: Phụ trách giao thông vận tải, trực tiếp làm trưởng Ty giao thông vận tải.
17. Ông Khương Xuân Trực – Uỷ viên ủy ban: Chuyên trách giúp đỡ đồng chí phó chủ tịch phụ trách khối văn xã, trực tiếp chủ nhiệm ban thể dục thể thao, trưởng ban bổ túc văn hóa.
Theo dõi giúp đỡ huyện Phúc Thọ.
* Lề lối làm việc.
Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh chịu trách nhiệm chung, các ông bà phó chủ tịch giúp chủ tịch chịu trách nhiệm thường trực giải quyết các công việc hàng ngày thuộc khối công tác đã đƣợc phân công phụ trách. Ông ủy viên thƣ ký giúp chủ tịch trực tiếp giải quyết các công việc hàng ngày kịp thời báo cáo với chủ tịch, các phó chủ tịch những vấn đề cần xin giải quyết.
Tập thể thường trực ủy ban mỗi tuần họp một ngày để giải quyết các công việc, những khi cần thiết có thể họp bất thường. Hàng ngày các ông bà thường trực ủy ban chú ý đề cao tinh thần cá nhân phụ trách giải quyết những công việc trong phạm vi quyền hạn của mình. Đồng thời tăng cường trao đổi ý kiến giữa hai bên, ba người với nhau đối với những việc có liên
quan (giữa hai phó chủ tịch khối với chủ tịch và ủy viên thƣ ký, giữa 2, 3 phó chủ tịch với nhau, giữa phó chủ tịch với ủy viên thƣ ký, với ủy viên chuyên trách hoặc với các ủy viên ủy ban khác). Để giải quyết kịp thời công việc đã có trong chủ trương chính sách.
Hội nghị Uỷ ban hành chính tỉnh họp mỗi tháng một kỳ, trong thời gian giữa hai kỳ họp các ông bà ủy viên ủy ban thấy có những việc gì cần tăng cường lãnh đạo của ủy ban thì góp ý kiến trao đổi phản ánh thường trực ủy ban để giải quyết kịp thời.
Uỷ ban hành chính tỉnh thông báo sự phân công nhƣ trên để các cấp các ngành tiện liên hệ công tác.
Với công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Hội nghị thường trực Uỷ ban hành chính tỉnh đã ra nghị quyết về công tác bầu cử Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã và tương đương. Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh Hà Tây đƣợc tiến hành trong những điều kiện thuận lợi căn bản, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đã thu đƣợc nhiều thắng lợi quan trọng. Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân của tỉnh lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, kiện toàn về tổ chức Hội đồng nhân dân huyện và xã, đáp ứng yêu cầu của tỉnh và nhiệm vụ trong tình hình mới. Làm cho Hội đồng nhân dân vững mạnh tiêu biểu cho khối đoàn kết công nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Làm cho Uỷ ban hành chính được tăng cường về chất lượng lao động bao gồm những người có uy tín và năng lực lãnh đạo quản lý công việc của Nhà nước. Cuộc bầu cử lần này phát huy vai trò làm chủ Nhà nước của nhân dân nâng cao ý thức và trách nhiệm của nhân dân.
So với lần bầu cử năm 1967 thì đợt bầu cử năm 1969 đƣợc thuận lợi hơn, do đúc rút được những kinh nghiệm từ lần bầu cử trước. Các xã cơ sở chính quyền chƣa vững mạnh cần phải có những chỉ đạo tốt nhằm đảm bảo những người có uy tín và năng lực, có đạo đức tốt vào Uỷ ban hành chính
xã. Việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đƣợc ấn định tổ chức vào ngày 27/4/1969. Việc tăng cường tuyên truyền cho việc bầu cử lần này cũng đƣợc đặc biệt chú trọng, phổ biến sâu rộng tới các tầng lớp quần chúng nhân dân.
Trong lần bầu cử ngày 27/4/1969 toàn tỉnh đã thu hút đƣợc 98,60% cử tri, đồng chí Nguyễn Hữu Thụ đƣợc cử làm chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh. Số cử tri đi bỏ phiếu tính theo đơn vị huyện, thị xã tập trung đông như: Hà Đông, Sơn Tây trung bình đạt trên 95% , một số địa phương đạt tỷ lệ cao như Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa. Cử chi đã đi bỏ phiếu và bầu ra hơn 600 đại biểu, thị xã và hơn 8000 đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Lề lối làm việc của chính quyền các cấp đƣợc chấn chỉnh và tiến bộ hơn. Ở cấp xã chính quyền đã coi trọng quản lý Nhà nước về kinh tế và giữ vững đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Sau khi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp, tháng 12/1969 Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất (tính từ khi hợp nhất), Đại hội đã đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc và đề ra những kết quả đã đạt đƣợc và đề ra những nhiệm vụ trọng yếu của tỉnh trong tình hình mới.
Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp năm 1969 thành công tốt đẹp giữa lúc nhân dân cả nước đã giành được những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống Mỹ ở trên cả hai miền Nam – Bắc, với tinh thần vừa sản xuất vừa chiến đấu. Điều đó chứng tỏ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội thiết tha của nhân dân ta quyết tâm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh. Thắng lợi của cuộc bầu cử còn nói lên niềm tin tưởng tuyệt đối của nhân dân tỉnh Hà Tây dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.
Tuy nhiên , công tác chính quyền còn có hạn chế nhƣ: Việc đƣa cán bộ nữ vào Uỷ ban hành chính còn rất ít, nhất là ở cơ sở còn gƣợng ép. Trên
thực tế, còn thiếu sự phân tích kỹ lƣỡng giữa trình độ năng lực và nhiệm vụ được giao, hoặc thiếu giải quyết tốt về tư tưởng, thiếu sự hỗ trợ thường xuyên nên đã có những vị trí đƣa vào nhƣng lại chƣa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cũng có ở những huyện, xã chị em rất tích cực lao động sản xuất và công tác nhưng do tư tưởng hẹp hòi, thành kiến nên đã không mạnh dạn đưa vào. Việc đưa đại biểu là người ngoài Đảng cũng chưa coi trọng đúng mức, thiếu đi sâu, phát hiện những phần tử tích cực trong phong trào nhân dân để đưa vào Hội đồng nhân dân. Do vậy tỷ lệ người ngoài Đảng trong Hội đồng nhân dân các cấp thường rất thấp, việc chỉ đạo các ngành ở mỗi cấp để phục vụ cho bầu cử chưa được tập trung, nhất là hạn chế về phương tiện thông tin truyền thông.Việc giáo dục cho các cán bộ đảng viên công nhân viên ở cơ quan, công nông lâm trường, xí nghiệp làm chưa tốt, nên ý thức tham gia xây dựng chính quyền của một bộ phận cán bộ, đảng viên công nhân viên còn kém, điều này đã làm hạn chế ở mức nhất định của chính quyền nhân dân.
Bước sang năm 1969 tình hình trong tỉnh đã có những thay đổi căn bản, đế quốc Mỹ đã buộc phải ngừng bắn phá miền Bắc và tỉnh Hà Tây có những thuận lợi trong việc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Tỉnh ủy đã lãnh đạo cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV thành công, 26 đại biểu quốc hội tỉnh Hà Tây (trong đó có 9 đại biểu là Nữ). Cụ thể kết quả nhƣ sau:
Tỉnh Hà Tây có 26 đại biểu, với 6 đơn vị bầu cử:
Đơn vị 1: 5 đại biểu:
1. Hồ Giáo.
2. Lê Thị Thúy Hồng.
3. Nguyễn Thị Muối.
4. Nguyễn Thị Tình.
5. Phan Trọng Tuệ.
Đại biểu trúng cử với số phiếu nhiều nhất đƣợc 98,86 phiếu bầu. Đại biểu trúng cử với số phiếu ít nhất đƣợc 88,55% số phiếu bầu.
Đơn vị 2: 3 đại biểu 1. Hoàng Minh Giám.
2. Phí Văn Hà.
3. Nguyễn Thị Minh Nhã.
Đơn vị 6: 5 đại biểu
1. Nguyễn Ngọc Diệp.
2. Hòa thƣợng Trần Quảng Dung.
3. Đoàn Thị Duyệt.
4. Ngô Văn Phẩm.
5. Nguyễn Hữu Thụ.
Đại biểu trúng cử với số phiếu nhiều nhất đƣợc 98,86 phiếu bầu. Đại biểu trúng cử với số phiếu ít nhất đƣợc 88,55% số phiếu bầu.
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV ở tất cả các địa phương trong tỉnh đã tiến hành đúng luật lệ, trên tinh thần thực sự tôn trọng quyền dân chủ nhân dân và quyền bình đẳng dân tộc. Ở mỗi đơn vị bầu cử, số người trúng cử đều đủ số quy định, không có đơn vị nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Kết quả tốt đẹp của cuộc bầu cử Quốc hội của tỉnh Hà Tây chứng minh hùng hồn sự nhất trí về chính trị và tinh thần của toàn dân, lòng yêu mến thiết tha của nhân dân tỉnh Hà Tây dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tín nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây nói riêng và Đảng cộng sản Việt Nam nói chung.
Trong thời kỳ từ năm 1965 - 1971 với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, đó là nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, chi viện cho chiến trường miền Nam nên các huyện, các xã trong tỉnh ra sức chi viện cho miền Nam. Các