Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1965-1971
1.3. Qúa trình chỉ đạo xây dựng và củng cố chính quyền của Đảng bộ tỉnh Hà Tây giai đoạn 1965-1971
1.3.3. Củng cố lực lượng vũ trang
Sau khi hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây, cùng với việc kiện toàn các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể thì cơ quan quân sự tỉnh cũng nhanh chóng kiện toàn và sớm ổn định đi vào hoạt động.
Đối với cơ quan quân sự quân sự tỉnh do đồng chí Lê Thanh Quang làm tỉnh đội trưởng, các cơ quan quân sự huyện (thị xã), các cán bộ chủ chốt không có sự biến động lớn. Do đó, mọi hoạt động của lực lƣợng vũ trang ở cơ sở, nhất là hoạt động chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu vẫn đảm bảo thường xuyên, không bị gián đoạn. Quân số ở cơ quan quân sự tỉnh, huyện (thị xã) biên chế 319 người, tổ chức thành 4 tiểu ban ở tỉnh, 4 tiểu ban ở huyện (thị xã) : tham mưu, chính trị, hậu cần, tổ chức động viên. Ngoài số cán bộ, chiến sĩ cơ quan quân sự các cấp, tỉnh còn thành lập các đơn vị du kích tập
trung (bộ đội địa phương) gồm các đại đội công binh, hai đại đội 3 và 4 bộ binh, 2 đại đội súng cao xạ, tổng số bộ đội thường trực lên tới 696 người.
Lực lƣợng dân quân tự vệ, tính đến tháng 6 năm 1965 có 97.849 cán bộ, chiến sĩ. Mỗi huyện (thị) đội thành lập từ 1 đến 2 trung đội du kích cơ động. Những vùng xung yếu nhƣ Xuân Mai, Suối Hai, Cầu Giẽ tuyển chọn những dân quân và quân dự bị có sức khỏe thành lập những trung đội mạnh đƣợc ƣu tiên trang bị vũ khí. Ở xã, bên cạnh lực lƣợng du kích trực chiến, còn thành lập các tổ cứu thương, cứu sập hầm, tháo gỡ bom mìn, giao thông công binh, giao thông quân báo…
Để nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương, tỉnh đội và các huyện thị đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày cho hàng chục nghìn cán bộ. Ngoài việc học thuật những kiến thức cơ bản về không quân, tổ chức trận địa, dân quân tự vệ học cách chữa cháy, tháo gỡ bom mìn. Tính đến tháng 8 năm 1965 toàn tỉnh xây dựng đƣợc 315 trận địa, tập trung nhiều nhất ở khu vực Cầu Giẽ, Xuân Mai và các huyện Tùng Thiện, Thạch Thất.
Cùng với các hệ thống trận địa, trên địa bàn Hà Tây tổ chức hàng trăm làng xã chiến đấu, trong đó có Tam Hƣng (Thanh Oai), Vật Lại (Quảng Oai), Thủy Xuân Tiên (Chương Mỹ)…và các cụm chiến đấu Cẩm Lĩnh, Hòa Lạc, Lai Xá, thị xã Sơn Tây…hình thành lưới lửa phòng không tầm thấp rộng lớn bảo vệ khắp bầu trời Hà Tây và bảo vệ Hà Nội.
Trong hoàn cảnh phải đương đầu với cuộc chiến tranh ác liệt của địch, phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở tỉnh Hà Tây là cơ sở để củng cố, phát triển lực lƣợng vũ trang nhân dân ở địa phương. Đồng thời đáp ứng yêu cầu chi viện sức người sức của cho tiền tuyến.
Bước sang năm 1966, đế quốc Mỹ tập trung lực lượng không quân đánh phá miền Bắc. Các khu vực kinh tế, quốc phòng, giao thông, dân cƣ ở
Hà Tây đều là mục tiêu ném bom, bắn phá của máy bay Mỹ. Để bảo vệ địa phương, góp phần bảo vệ thủ đô Hà Nội và miền Bắc, lực lượng vũ trang Hà Tây nhanh chóng phát triển lực lƣợng vũ trang phòng không, công binh, đảm bảo giao thông và xây dựng trận địa chiến đấu.
Bộ đội địa phương, bên cạnh đại đội 3 và 4 có đại đội súng 12,7m m mới đƣợc củng cố từ hai trung đội thành lập từ đầu năm 1965, đến năm 1966 Hà Tây tổ chức đại đội công binh, đại đội 2 và 46 trung đội đảm bảo giao thông do huyện (thị xã) quản lý. Phối hợp tác chiến với bộ đội địa phương có gần một vạn dân quân tự vệ và các đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ, của quân khu 3.
Vận mệnh Tổ quốc đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Ngày 17/7/1966, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quân và dân cả nước
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàn hơn, to đẹp hơn”.
Đáp ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lệnh động viên cục bộ của Quốc hội, năm 1966 có 17.493 thanh niên nam nữ Hà Tây hăng hái gia nhập quân đội. Để nâng cao chất lƣợng tuyển quân, Tỉnh ủy Hà Tây quyết định đƣa nhiều đồng chí đảng viên, cấp ủy viên nhập ngũ, chiếm tỷ lệ hơn 10%.
Đến năm 1967, dự kiến trước tình huống chiến tranh ác liệt thực hiện chủ trương của Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu hữu ngạn, lực lượng vũ trang Hà Tây xây dựng theo phương hướng “nâng cao sức chiến đấu của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ được tổ chức biên chế phù hợp với yêu cầu tác chiến, sản xuất chi viện cho tiền tuyến”.[24,52]
Thực hiện chủ trương của Quân khu ủy, bộ đội địa phương được phát triển thành 4 đại đội và thành lập khu Trung đoàn 12 mang tên anh hùng Nguyễn Trãi “văn võ song toàn” làm nhiệm vụ huấn luyện tăng cường và sẵn sàng cơ động chiến đấu bảo vệ địa phương. Lực lượng dân quân tự vệ phát triển lên tới 120.321 người, trong đó có 65.878 là nữ, số đảng viên tham gia các đơn vị du kích và tự vệ chiến đấu có 21.804 đồng chí. Hàng nghìn sĩ quan, chiến sĩ bộ đội phục viên sẵn sàng trở lại quân đội.
Thực hiện phương châm “vừa chiến đấu, vừa xây dựng” lực lượng vũ trang nhân dân Hà Tây có những bước phát triển mới. Từ đơn thuần là bộ binh năm 1965 đến năm 1968 tỉnh đã có 3 đại đội, một tiểu đoàn cao xạ chiến đấu ở các khu vực trọng điểm.
Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc “khôi phục, phát triển kinh tế ở miền Bắc” (20/10/1968) và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại hội đại biểu tỉnh của Đảng bộ Hà Tây (3/1969) chủ trương tranh thủ thời gian địch ngừng bắn phá, để khôi phục phát triển kinh tế, coi trọng công tác tổng kết kinh nghiệm chiến đấu, đồng thời ra sức xây dựng phát triển quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và lực lƣợng vũ trang nhân dân ở địa phương, đáp ứng yêu cầu chi viện miền Nam, trong đó có hai tỉnh Cần Thơ và Tây Ninh kết nghĩa.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, các lực lƣợng vũ trang Hà Tây tiếp tục tháo gỡ bom mìn chưa nổ của đich dưới lòng đất, lòng sông…tận dụng đất phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đồng thời, qua đợt sinh hoạt chính trị về tình hình, nhiệm vụ mới và triển khai thực hiện chỉ thị (4/1969) của Quân khu ủy về nhiệm vụ “sẵn sàng chiến đấu và chi viện miền Nam”.
Tính đến năm 1970, số cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ là 135.935 người.
Cán bộ xã đội, đại đội, trung đội đƣợc bồi dƣỡng công tác chính trị, công tác động viên tuyển quân và huấn luyện kỹ thuật chiến đấu ngày càng nâng cao về
mặt số lƣợng và chất lƣợng. Đƣợc sự lãnh đạo của Quân khu ủy, Đảng ủy quân sự tỉnh trực tiếp chỉ đạo triển khai nhiệm vụ tổng kết công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, động viên tuyển quân trong những năm kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và vận dụng những kinh nghiệm vào việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân địa phương ngày càng vững mạnh.
Đến năm 1971, thực hiện cuộc vận động “Toàn quân khu hướng ra tiền tuyến”, nhân dân Hà Tây tiễn đƣa 10.725 thanh niên nhập ngũ (đạt 102,65%
chỉ tiêu). Sau gần 3 năm (1969- 1971) đế quốc Mỹ tạm ngừng ném bom, bắn phá miền Bắc, kết quả đạt đƣợc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương là điều kiện rất quan trọng để lực lượng vũ trang Hà Tây phát triển mở rộng lực lượng và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu. Trước những âm mưu và hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ trong cả nước, trước bước leo thang của giặc Mỹ vào tỉnh Hà Tây và thủ đô Hà Nội, Đảng bộ Hà Tây đã lãnh đạo quân dân trong tỉnh tham gia tăng cường chi viện tiền tuyến lớn và chủ động phòng chống chiến tranh cục bộ.Với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, quân dân tỉnh Hà Tây bước vào cuộc kháng chiến một cách bình tĩnh và kiên quyết đã lập đƣợc thành tích trên nhiều mặt, góp phần tích cực vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Tiểu kết:
Trong những năm 1965- 1971 là những năm tháng đầy khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây với bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân vững mạnh quân dân tỉnh Hà Tây đã làm nên những kì tích trong sản xuất và chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến. Trước những nhiệm vụ nặng nề về chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ đã không ngừng củng cố chính quyền các cấp, tăng cường các cơ quan chuyên chính, xây dựng lực lƣợng vũ trang, mở rộng các đoàn thể quần chúng, củng cố hợp tác xã và phát huy chức năng của các tổ chức đó.
Với sự hoạt động của các bộ máy nói trên đã giúp tỉnh đạt nhiều kết quả trên các mặt : Bảo đảm quyền dân chủ của quần chúng bằng việc phát hiện và đƣa ra xét xử hàng trăm vụ phạm tội vi phạm quyền làm chủ của nhân dân về chính trị, kinh tế, xã hội, bảo vệ trị an xã hội. Tỉnh Hà Tây đã tổ chức tốt viêc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân thông qua bầu cử. Qua các phong trào“3 sẵn sàng”, “3 đảm đang”, phong trào “dũng sỹ 5 tấn” “cánh đồng 5 tấn”…, dưới lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào, vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội với lòng yêu nước nồng nàn và nhiệt tình cách mạng cao. Để bảo đảm hậu phương vững mạnh tỉnh Hà Tây đã tăng cường công tác bảo vệ trị an. Một mặt giáo dục nhân dân, cán bộ, công nhân viên bảo mật phòng gian, một mặt chú trọng cải tạo những phần tử có vấn đề chính trị trước đây và trấn áp bọn phản cách mạng. Vì vậy trong tình hình chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, công tác bảo vệ trị an có phức tạp nhưng tỉnh đã không để xảy ra những vấn đề gì lớn có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng. Trong đó bộ máy chính quyền từ cấp xã đến tỉnh đã thống nhất trong từng hoạt động, đã phát huy tốt năng lực hoạt động của mình, làm tốt công tác hậu phương quân đội và chi viện tiền tuyến.
CHƯƠNG 2:
ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ CHÍNH QUYỀN GIAI ĐOẠN 1971-1975.