Chương 3 Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh
3.3. Vận dụng quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng hiện nay
Hệ thống những luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh trong những năm 1920 - 1930 đã nổi lên đậm nét các quan hệ kết hợp sau đây: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản; kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp; kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội... Những nội dung đó, những luận điểm đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị, bởi vì, “khi sự nghiệp đổi mới ngày càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu, những biến đổi trên thế giới ngày càng phức tạp, những vấn đề mới đặt ra ngày càng nhiều, đòi hỏi phải làm sáng tỏ để tìm lời giải đáp, thì việc gắn lý
luận với tổng kết thực tiễn càng trở nên quan trọng và cấp bách”[34, 363]. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta... Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”[18, 84-83]. Trên tinh thần ấy, để tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện ngày nay, cần phải tiếp tục thấm nhuần những nội dung cơ bản sau:
3.3.1. Phát huy chủ nghĩa yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới
Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu nước, kết mối cộng đồng, đánh giặc cứu nước, xây dựng cuộc đời, không cam phận nghèo hèn. Từ khi có Đảng và Hồ Chí Minh lãnh đạo thì truyền thống yêu nước đó được nhân lên với chất mới làm thành sức mạnh của cả dân tộc, có ý thức, có tổ chức, vùng lên giành và giữ độc lập dân tộc. Dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc anh hùng đứng ở tuyến đầu chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên thế giới. Trong điều kiện mới, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam phải được phát huy hơn nữa, với nhiều nội dung phong phú. Nếu như trước đây yêu nước là sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, không chịu cúi đầu trước kẻ thù xâm lược, kiên cường chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Đảng, vì nhân dân...
thì ngày nay, yêu nước là phải quyết tâm xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc... sớm đưa dân tộc ta bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới. Yêu nước còn
là phải tích cực chủ động hội nhập quốc tế, tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ...
để phát triển.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc, ngày nay phải trở thành động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc, từ chủ nghĩa nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý luận của học thuyết Mác - Lênin, hình thành luận điểm về tập hợp lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Luận điểm đó đã đi vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, được hiện thực hoá thành mặt trận dân tộc thống nhất và được nâng lên tầm cao mới. Tư tưởng “đoàn kết đại đoàn kết thành công đại thành công” của Hồ Chí Minh đã trở thành chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta, Nhà nước ta đã nhiều lần nhấn mạnh đến nội lực và phải phát huy tối đa các nguồn nội lực nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”[18, 86]. Tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “đại đoàn kết toàn dân tộc... dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[22, 13].
Như vậy, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, Đảng ta đã đề ra
đường lối chiến lược đúng đắn, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đường lối đó là: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài. Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai”[18, 123-124].
3.3.2. Nắm vững quan điểm thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
Đảng ta và nhân dân ta ý thức rằng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc và ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã đứng vững trên quan điểm thực tiễn để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Người khẳng định vai trò của giai cấp công nhân - giai cấp tiên tiến lãnh đạo cách mạng; chủ trương đoàn kết dân tộc nhưng coi công nông là gốc rễ của cách mạng;... Đó là những quan điểm có tính nguyên tắc mà chúng ta cần phải quán triệt, vận dụng trong hoàn cảnh hiện nay. Chúng ta biết rằng, trên thế giới, dù cho thời kỳ chiến tranh lạnh không còn nữa, dù hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, nhưng nội dung của lịch sử thế giới hiện đại vẫn là đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định rằng: “loài người vẫn
đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức”[17, 76]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng ta nhấn mạnh: “Mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt”[18, 64-65].
Thấm nhuần quan điểm Hồ Chí Minh, chúng ta phải luôn xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể của dân tộc để từ đó đề ra đường lối vừa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn cách mạng nước ta, vừa phù hợp với xu thế phát triển của cách mạng thế giới. Hiện nay, cùng với việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, hơn bao giờ hết phải làm cho quan điểm Hồ Chí Minh về sự kết hợp dân tộc với giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng ta, nhân dân ta. Có thể nói rằng, nội dung mới của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế là phải phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, kết hợp lòng yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội. Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: “Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại âm mưu và hành
động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc”[18, 85-86]. Đây chính là định hướng cho việc nhận thức và giải quyết vấn đề của dân tộc và của thời đại hiện nay.
3.3.3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã gắn kết cuộc cách mạng giải phóng các dân tộc bị áp bức với cuộc cách mạng vô sản thế giới; coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của ta cả; vì nền hoà bình tự do và ấm no của nhân loại, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại để chống áp bức... Đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề đoàn kết quốc tế được Hồ Chí Minh xác định rõ trong Cương lĩnh đầu tiên rằng cách mạng Việt Nam phải tuyên truyền và thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp;
đồng thời phải tích cực ủng hộ Liên Xô, cách mạng Trung Quốc. Có thể nói, đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo phát triển của cách mạng thế giới, tập hợp lực lượng cách mạng quốc tế trong cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân là một cống hiến lớn của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
Quan điểm đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vì mục tiêu độc lập, tự do được Đảng ta và Hồ Chí Minh đề ra và thực hiện trong thực tiễn cách mạng Việt Nam lập nên nhiều chiến công.
Quan điểm đó chính là cơ sở hình thành mặt trận đoàn kết quốc tế rộng rãi trong nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và nó ngày càng được phát huy cao độ. Quán triệt quan điểm đó của Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xác định cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; Việt Nam tiếp tục đoàn kết và ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và các trào lưu tiến bộ của thời đại vì các mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong mối quan hệ kết hợp yêu nước với quốc tế, dân tộc với thời đại, Đảng ta luôn nêu cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và trên cơ sở đó mà tranh thủ, tận dụng sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè, anh em trên thế giới. Trong ba mươi năm hành quân đánh giặc, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta, nhân dân ta đã vận dụng thành công mối quan hệ nói trên, làm thành sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại dồn vào trận đánh hai mươi năm, giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày nay, cùng với việc phát huy nội lực là chính, chúng ta đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta ngày nay cũng là một đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng thế giới nói chung và cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng. Trong hoạt động đối ngoại, Đảng ta luôn luôn chủ trương giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp tồn tại bằng hoà bình, thương lượng. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”[18, 119].
Nhất là, trong bối cảnh quốc tế đang có nhiều biến động phức tạp hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có đường lối đúng đắn, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế; phải tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nhất quán coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, không ngừng củng cố tình, tăng cường đoàn kết quốc tế, ủng hộ tích cực các phong trào cách mạng; đa phương hoá đa dạng hoá các quan hệ quốc tế vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cụ thể, chúng ta tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng, các nước xã hội chủ nghĩa; tích cực chủ động góp phần giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, tăng cường gắn kết trong Hiệp hội, hạn chế tác động phân hoá từ bên ngoài, đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Bên cạnh đó, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các nước lớn trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, xử lý khôn khéo trong quan hệ, hết sức tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập, lệ thuộc; thúc đẩy quan hệ với các nước đang phát triển, nâng cao vị thế nước ta trong phong trào Không liên kết, Nhóm 77, trong các tổ chức quốc tế, tích cực triển khai kết quả Hội thảo về châu Phi để mở rộng quan hệ với châu lục đó. Mặt khác, chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao đa phương, tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác với các đảng cộng sản, công nhân, duy trì quan hệ với các đảng cầm quyền, các chính đảng khác, các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới, tăng cường đối ngoại nhân dân...
Thế giới còn đổi thay, quan hệ quốc tế còn nhiều biến động. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, thực lực là chiêng, ngoại giao là tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn; vì vậy, trong mọi điều kiện, chúng ta phải tiếp tục quán triệt quan điểm của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “nâng cao ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi
bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”[40, 130].
3.3.4. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không ngừng xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ
Vào những năm 20 của thế kỷ trước, trong hệ thống những luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đã nổi lên quan điểm của Người về đảng kiểu mới. Người đặt vấn đề một cách đúng đắn rằng, cách mạng trước hết phải có đảng cách mạng, đảng có vững cách mạng mới thành công; và đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa, có lý luận làm cốt. Từ quan điểm đó, Hồ Chí Minh đã cùng với các đồng chí của Người tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để lập đảng kiểu mới ở nước ta. Đảng kiểu mới ở nước ta ra đời, theo như Người nói, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đây là quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, một nét độc đáo của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, mà Đảng còn là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Quan điểm gắn đảng cộng sản với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, gắn giai cấp với dân tộc của Hồ Chí Minh là đúng đắn, phù hợp với cách mạng nước ta.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về thành lập đảng kiểu mới trong những năm 1920 - 1930 đã được người hoàn thiện dần qua các thời kỳ cách mạng, trở thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam đã được quán triệt trong cách mạng Việt Nam qua nhiều thời kỳ cách mạng, trên cả ba mặt xây dựng Đảng: tư tưởng, chính trị và tổ chức. Và Đảng ta ngày càng lớn mạnh, trở thành nguyên nhân trực tiếp quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn bảy