Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013 (Trang 29 - 33)

1.3. Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc và ứng dụng

1.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc

Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc có thể được phân tích theo 3 phương pháp chính bao gồm: Phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị và phân tích sống còn, thiết yếu, không thiết yếu (VEN).

Tất cả các phương pháp này là công cụ hữu hiệu giúp HĐT&ĐT quản lý danh mục và phát hiện được các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý [9].

1.3.1.1. Phương pháp phân tích ABC

Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện[9]. Phân tích ABC có thể:

+ Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này được sử dụng để: lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra

16

những liệu pháp điều trị thay thế, thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.

+ Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượn thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.

+ Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMT thiết yếu của BV.

Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ một năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho một hoặc nhiều đợt đấu thầu.

Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn [9].

Phân tích ABC cũng đã được sử dụng tại Việt Nam. Một nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ABC để phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại 3 bệnh viện:

bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Nhi trung ương và bệnh viên Lao Phổi trung ương năm 2008[22] cho kết quả như sau:

Bảng 1.10. Phân tích ABC tại 3 bệnh viện

Nhóm Chỉ số BV Hữu

Nghị

Bệnh viện Nhi TƯ

BV Lao Phổi

A

Số khoản mục thuốc 79 42 17

Tỷ lệ % 15,7 9,6 9,9

Giá trị (tỷ đồng) 25 38,9 18,7

Tỷ lệ % 75 75 75

B

Chủng loại 71 49 20

Tỷ lệ % 14,1 11,2 8,2

Giá trị (tỷ đồng) 5 7,6 3,7

Tỷ lệ % 15 14,6 14,7

C Chủng loại 352 348 208

Tỷ lệ % 70,1 79,3 84,9

17

Giá trị (tỷ đồng) 3,4 5,1 2,6

Tỷ lệ % 10,1 9,9 10,3

1.3.1.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị.

Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp:

Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất vàchi phí nhiều nhất.

Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý.

Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể. VD: sốt rét và sốt xuất huyết.

HĐT&DT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.

Tương tự phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị chiếm phần lớn chi phí.

Có thể tiến hành các phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả cao

1.3.1.3. Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN)

Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục: sống còn, thiết yếu và không thiết yếu.

Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những thuốc có chung hiệu lực điều trị.

Theo thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, BYT đã đưa ra cách phân chia thuốc theo 3 hạng mục V, E, N như sau:

 Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu

18

hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.

 Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.

 Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc.

1.3.1.4. Phân tích kháng sinh sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013 theo phương pháp liều xác định hàng ngày (DDD)

Phương pháp liều xác định hằng ngày (DDD)là phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất, phương pháp này được thông qua bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ những năm 1970 trước với mục đích chuẩn hóa những nghiên cứu vềsử dụng thuốc giữa các quốc gia khác nhau. DDD là viết tắt của Defined Daily Dose, là liều trung bình duy trì giả định mỗi ngày cho một thuốc với chỉ định chính dành cho người lớn.

Liều DDD thường dựa trên liều của từng phác đồ điều trị, thường dùng trong điều trịnhiều hơn là trong dựphòng. Nếu một thuốc được dùng với nhiều chỉ định khác nhau, DDD có thể được tính cho mỗi chỉ định. Tính DDD chỉdành được cho những thuốc đã có mã ATC và được định kỳ đánh giá lại

DDD là một công cụ thuận lợi để so sánh lượng tiêu thụ thuốc giữa các khoảng thời gian khác nhau hoặc giữa các đơn vị, vùng miền khác nhau. DDD có thể được áp dụng đểtính lượng tiêu thụthuốc trong bất kỳmột khoảng thời gian nào. Mặc dù vậy, phương pháp DDD cũng có những hạn chếnhư: liều DDD không có ý nghĩa đối với sửdụng thuốc ởtrẻem và hiện cũng không có một liều DDD nào được xác định cho bệnh nhân có suy giảm

19

chức năng thận.

Thông thường, liều DDD ít thay đổi, tuy nhiên đối với kháng sinh, vẫn có một sốtrường hợp DDD thay đổi theo thời gian, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá xu hướng sửdụng kháng sinh. Ví dụ:

Bảng 1.11. DDD của 1 số thuốc kháng sinh theo WHO Thuốc

WHO DDDs (gram)

Trước năm 1992 1992 – 2000 Sau năm 2000

Cefoperazon 2 6 4

Ceftazidim 4 6 4

Cefuroxim (IV) 2 4 3

Nguồn: WHO (2012) Khi tính toán sửdụng kháng sinh trong bệnh viện, người ta thường sửdụng công thức tính DDD/100 ngày nằm viện:

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)