Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC/EN

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013 (Trang 60 - 65)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC/EN

3.1.6.1.Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC

Bảng 3.26. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp ABC

Hạng Khoản mục

thuốc Tỷ lệ % Giá trị tiêu thụ

(tỷ đồng) Tỷ lệ %

Hạng A 87 10,03 141,06 79,14

Hạng B 152 17,53 28,43 15,95

Hạng C 628 72,43 8,76 4,91

Tổng 867 100 178,25 100

Kết quả bảng 3.26 cho thấy:

47

Nhóm A có 87 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 10,03%), giá trị sử dụng đạt 141,06 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 79,14% tổng kinh phí sử dụng thuốc).

Nhóm hạng B có 152 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 17,53%) và giá trị sử dụng đạt 28,43 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 15,95% tổng kinh phí SD thuốc).

Nhóm C có 628 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 72,43%) nhưng giá trị sử dụng chỉ đạt 8,76 tỷ đồng (chiếm 4,91% tổng kinh phí sử dụng thuốc)

Hình 3.2. Tỷ lệ theo khoản mục thuốc và giá trị các hạng A, B, C.

3.1.6.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại E-N

Bảng 3.27. Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phân loại E-N Nhóm Khoản mục

thuốc Tỷ lệ % Giá trị tiêu thụ

(tỷ đồng) Tỷ lệ %

Nhóm E 754 86,97 152,67 85,65

Nhóm N 113 13,03 25,58 14,35

Tổng 867 100 178,25 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

%

48

Nhóm E chiếm tỷ lệ rất cao về cả số khoản mục thuốc và chi phí sử dụng: có 754 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 86,97%) và có giá trị sử dụng đạt 152,67 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 85,65% tổng kinh phí sử dụng thuốc).

Nhóm N có 113 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 13,03%) – bằng 1/7 số thuốc nhóm E và có giá trị sử dụng đạt 25,58 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 14,35%) – bằng 1/6 giá trị sử dụng các thuốc nhóm E.

Hình 3.3. Tỷ lệ theo khoản mục thuốc và chi phí các nhóm E, N 3.1.6.3. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2013 theo ma trận ABC/EN

Sau khi tiến hành phân tích ma trận ABC/ EN, đề tài thu được kết quả sau Bảng 3.28. Kết quả ma trận ABC/EN năm 2013

Nhóm Số lượng

thuốc

Tỷ lệ % Giá trị (Tỷ đồng)

Tỷ lệ %

A E 80 9,23 122,77 68,88

N 7 0,81 18,29 10,26

B E 117 13,49 23,05 12,93

%

49

N 35 4,04 5,38 3,02

C E 557 64,24 6,84 3,84

N 71 8,19 1,92 1,08

Tổng 867 100,00 178,25 100,00

Từ bảng 3.28 về kết quả ma trận ABC/EN, đề tài xây dựng biểu đồ các phân nhóm AE – AN, BE – BN, CE – CN để có cái nhìn tổng quan về DMT năm 2013

Hình 3.4. Kết quả ma trận ABC/EN theo giá trị sử dụng

Hình 3.5. Kết quả ma trận ABC/EN theo số khoản mục thuốc Nhìn chung ở cả 3 nhóm A, B, C, các thuốc nhóm E chiếm số lượng nhiều nhất (chiếm 754/867 khoản mục thuốc – tức 86,97%) và chiếm giá trị sử dụng cao nhất (chiếm 152,67 tỷ VNĐ – tức 85,65%).

Nhóm thuốc AN chỉ có 7 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 0,81% số khoản mục thuốc và chiếm tỷ lệ 6,19% số thuốc nhóm N) nhưng lại chiếm chi phí lên đến 18,29 tỷ VNĐ (chiếm tỷ lệ 10,26% tổng chi phí sử dụng và chiếm tỷ lệ lên đến 71,50% chi phí sử dụng của nhóm N).

Nhóm thuốc BN và CN có 106 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 12,23% số thuốc và chiếm tỷ lệ 93,81% tổng số thuốc nhóm N) nhưng lại chỉ có chi phí

50

sử dụng là 7,30 tỷ VNĐ (chiếm tỷ lệ 4,10% tổng chi phí sử dụng và chỉ chiếm 28,50% chi phí sử dụng nhóm N).

Với mong muốn tìm hiểu hơn các thuốc không thiết yếu N, đặc biệt là các thuốc nằm trong nhóm AN, đề tài tiến hành phân tích các thuốc không thiết yếu N có trong danh mục thuốc sử dụng năm 2013.

3.1.5.4. Phân tích các thuốc không thiết yếu có trong danh mục thuốc sử dụng

Nhóm AN

Bảng 3.29. Phân tích các thuốc thuộc nhóm AN TT Hoạt chất Biệt dược

Xuất xứ Giá trị

(tỷ đồng) Tỷ lệ % 1 L-Ornithin-

L-Aspartate

Livforce Ấn Độ 1,07 5,85

2 Orthin Việt Nam

3,64 19,88 3

Ginkobiloba

Flavon Hàn Quốc 0,84 4,58

4 Ginkobilon Việt Nam 2,00 10,95

5 Acid thiotic

Dexaject Việt Nam 4,65 25,45 6 Vitamin C Vitamin C Việt Nam

0,47 2,58

7 Acid amin Nephrosteril Hàn Quốc 5,62 30,70

Tổng 18,29 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm AN là nhóm thuốc không thiết yếu nhưng lại chiếm tỷ lệ cao ngân sách chi tiêu của bệnh viện. Nhóm AN gồm 5 hoạt chất với 7 biệt dược, chiếm tổng chi phí là 18,29 tỷ VNĐ - chiếm 10,26% tổng chi phí sử dụng thuốc của bệnh viện năm 2013

Nhóm thuốc Nephrosteril – Hàn Quốc với hoạt chất là acid amin chiếm

51

tỷ lệ cao nhất về chi phí sử dụng với 5,62 tỷ VNĐ (chiếm tỷ lệ 30,70%).

Đứng thứ hai là thuốc Dexaject – Việt Nam với hoạt chất là Acid thiotic, chiếm 4,65 tỷ VNĐ (chiếm tỷ lệ 25,45%). Đứng thứ ba là nhóm thuốc Orthin– Việt Nam với hoạt chất là L-Ornithin-L-Aspartate, chiếm 3,64 tỷ VNĐ (chiếm tỷ lệ 19,88%). Nhóm thuốc có chi phí sử dụng thấp nhất là Vitamin C – Việt nam, chiếm 0,47 tỷ VNĐ (chiếm tỷ lệ 2,58%).

Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ % theo giá trị sử dụng các hoạt chất nhóm AN Nhóm BN, CN

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm BN, CN có 106 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 12,23% số thuốc nhưng lại chỉ có chi phí sử dụng là 7,30 tỷ VNĐ (chiếm tỷ lệ 4,10% tổng chi phí sử dụng). Trong đó nhóm BN có 35 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 4,04%) và có chi phí sử dụng đạt 5,38 tỷ VNĐ (chiếm tỷ lệ 3,02%). Nhóm CN có 71 khoản mục thuốc (chiếm tỷ lệ 8,19%) nhưng chi phí sử dụng chỉ đạt 1,92 tỷ VNĐ (chiếm tỷ lệ 1,08%).

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)