Phương pháp nghiên cứu chỉ số

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013 (Trang 33 - 36)

1.3. Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc và ứng dụng

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu chỉ số

Các chuyên gia của WHO đã đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc nhằm đánh giá việc thực hiện tại các cơ sở y tế tập trung 3 lĩnh vực liên quan đến sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, đó là: thực hành kê đơn thuốc của thầy thuốc, các yếu tố cơ bản trong việc chăm sóc người bệnh và khả năng sẵn có các yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Các chỉ số này đã được tiêu chuẩn hóa cao, phù hợp với mọi quốc gia, được áp dụng trong bất cứ nghiên cứu sử dụng thuốc nào. Chúng không đánh giá tất cả các khía cạnh quan trọng của việc sử dụng thuốc, nhưng thay vào đó, các chỉ số này trang bị 1 công cụ cơ bản cho phép đánh giá nhanh chóng và đáng tin cậy một số vấn đề cốt lõi của việc sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các kết quả thu được với các chỉ số này chỉ ra những vấn đề cơ bản trong sử dụng thuốc cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn

20

Bảng 1.12. Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản

TT Chỉ số

1 Các chỉ số về kê đơn

1.1 Số thuốc trung bình trong 1 đơn

1.2 Tỷ lệ phần trăm thuốc kê bằng tên gốc 1.3 Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh 1.4 Tỷ lệ phần trăm đơn kê thuốc tiêm

1.5 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do BYT ban hành

2 Các chỉ số chăm sóc người bệnh 2.1 Thời gian khám bệnh trung bình 2.2 Thời gian phát thuốc trung bình

2.3 Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế 2.4 Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng 2.5 Hiểu biết của bệnh nhân về liều lượng

3 Các chỉ số cơ sở

3.1 Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh mục cho BS kê đơn

3.2 Sự sẵn có các phác đồ điều trị 3.3 Sự sẵn có các thuốc chủ yếu

4 Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện

4.1 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc 4.2 Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn

4.3 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh 4.4 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm 4.5 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin 4.6 Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị

4.7 Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

21

4.8 Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan.

5 Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện 5.1 Số ngày nằm viện trung bình

5.2 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện 5.3 Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày

5.4 Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày 5.5 Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày 5.6 Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày 5.7 Tỷ lệ %BN được phẫu thuật có sử dụng KS sinh dự phòng hợp lý 5.8 Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện

5.9 Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh

5.10 Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của thuốc có thể phòng tránh được

5.11 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý Bên cạnh các chỉ số cơ bản được xem là các chỉ số cốt lõi, còn các chỉ số bổ sung. Những chỉ số này không phải ít quan trọng hơn mà thường là khó đánh giá hơn và trong 1 số trường hợp các số liệu không được thu thập một cách đáng tin cậy. Ngoài ra, những chỉ số bổ sung ít được tiêu chuẩn hóa hơn, vì nhiều chỉ số phụ thuộc vào từng địa phương, khu vực được kiểm tra.

Bảng 1.13. Các chỉ số sử dụng bổ sung

TT Chỉ số

1 Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân được điều trị không dùng thuốc 2 Chi phí thuốc trung bình 1 đơn

3 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh 4 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm 5 Tỷ lệ phần trăm đơn kê theo phác đồ điều trị

6 Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe

22

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)