4.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vô Tranh –Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường
- Vị trí địa lý:
Xã Vô Tranh là xã miên núi nằm ở phía Đông Nam của huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm huyện (Thị trấn Đu) 10km, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 30km.
Phía Bắc giáp xã Phấm Mễ, xã Tức Tranh huyện Phú Lương
Phía Đông giáp xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ(Cách nhau bởi dòng sông Cầu)
Phía Nam giáp xã Cổ Lũng, xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương Phía Tây thị trấn Giang Tiên huyện Phú Lương
Vị trí địa lý của xã Vô Tranh có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây chè và mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật và tiếp nhận thông tin để phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống cho nhân dân trong xã.
- Địa hình, địa mạo:
Vô Tranh có địa hình vùng đồi thấp nằm ở phía Tây dòng sông Cầu, độ chênh cao tương đối lớn. Độ cao trung bình là 231m, vùng cao là 393m, vùng thấp là 70m, độ chênh cao giữa vùng cao và vùng thấp là 323m. Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, địa hình giữa các đồi thấp là những cánh đồng bậc thang, bám dọc theo ven Sông Cầu là các soi bãi đất đai mầu mỡ phù hợp cho trồng lúa, chè công nghiệp và các cây hàng năm khác.
- Khí hậu:
Xã Vô Tranh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm thời tiết khác nhau giữa bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ nắng nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô hanh.
- Thủy văn
Mạng lưới thủy văn ở xã Vô Tranh khá phong phú có 3.4 km Sông Cầu và 7.2km sông Giang Tiên chảy qua địa phận xã. Có con suối chính là suối Khe Dạt chảy qua, mùa mưa thường có lũ lớn, xong do địa hình của xã khá cao do vậy ít bị ảnh hưởng của lũ lụt. Đồng thời đây cũng chính là các nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất của xã, ngoài ra Vô Tranh còn có 33.1ha ao hồ nuôi cá.
4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra, đất đai của xã chia làm 4 nhóm chính:
+ Nhóm đất phù sa: Có khoảng 98.6 ha chiếm 5.4 % diện tích tự nhiên toàn xã. Phân bổ tập trung ở các cánh đồng ven Sông Cầu và sông Giang Tiên, đây là diện tích chủ yếu của đất trồng lúa, chè công nghiệp và cây hàng năm của xã. Nhóm đất này được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của lũ Sông Cầu, sông Giang Tiên và các suối chảy qua xã. Khả năng khai thác, sử dụng của loại đất này thích hợp trồng lúa, chè công nghiệp, cây màu các loại.
+ Nhóm đất Glây: Nhóm đất này có diện tích khoảng 121 ha chiếm 6.7% diện tích tự nhiên toàn xã, phân bố ở các vùng đồng trũng, khe dộc; Đất glây hình thành ở địa hình đọng nước và những nơi có mực nước ngầm nông, đất có màu nâu đen, xám đen, lầy thụt, bão hoà nước khả năng khai thác thích hợp trồng lúa nước và tận dụng làm hồ, đầm nuôi cá.
+ Nhóm đất xám: Nhóm đất này có diện tích khoảng 1132 ha chiếm 61.6%
diện tích tự nhiên toàn xã. Đây là nhóm đất hình thành tại chỗ ở địa hình đồi núi,
chủ yếu có độ dốc lớn, theo phân loại của nhóm đất này gồm các loại đất bạc màu, đỏ vàng trên đá mác ma a xít, phiến sét, đá cát, đất có phản ứng chua. Độ no bazơ thấp, hoạt tính thấp. Nhóm đất này có khả năng thích hợp trồng cây nông nghiệp, công nghiệp ở vùng đồi thấp, trồng rừng ở địa hình cao.
+ Nhóm đất tầng mỏng 486ha chiếm 26.3% diện tích tự nhiên nhóm đất này phân bố ở địa hình đất đồi có độ dốc trên 20% đất có tầng đất mỏng, nhóm đất này được hình thành trên địa hình đồi cao, phát triển trên các loại đá mácma a xít hoặc đá biến chất. Tầng đất mỏng lẫn nhiều đá vụn phong hoá dở dang, chủ yếu là do quá trình rửa trôi, xói mòn nên càng ngày tầng đất càng mỏng, đất thường có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Khả năng khai thác, sử dụng hạn chế nhất là đối với sản xuất nông lâm nghiệp.
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân phụ thuộc vào nguồn nước thuộc Sông Cầu, sông Giang Tiên và các suối thông qua hệ thống kênh mương tự chảy, nhìn chung tưới tiêu chủ động ở cả bốn mùa trong năm.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, song phân bố không đều, mực nước ngầm thay đổi có nơi chỉ vài mét là có mặt nước ngầm, có nơi thì hàng chục mét mới có. Nhìn chung nước ngầm phục vụ sinh hoạt cho nhân dân dồi dào chủ yếu thông qua hệ thống giếng khơi ở các hộ gia đình. Song do sự thay đổi môi trường sinh thái đặc biệt là rừng đã cạn kiệt, khí hậu, thời tiết biến đổi bất thường nên mực nước ngầm đã bị tụt sâu hơn so với những năm trước, một số giếng khơi của hộ gia đình vào các tháng đầu năm đều bị cạn không đủ nước sinh hoạt.
- Tài nguyên rừng:
Đất rừng xã Vô Tranh hiện có 303.81ha chiếm 16.53% tổng diện tích tự nhiên, trong đó rừng trồng chiếm 100%; cây rừng chủ yếu là keo, bạch đàn và các cây bản địa khác. Diện tích rừng trồng ở xã Vô Tranh trong những năm
gần đây phát triển mạnh chủ yếu là cây keo, bạch đàn, bước đầu đã cho thu nhập. Trong những năm tới cần đầu tư hơn nữa để tăng diện tích rừng trồng và chăm sóc diện tích rừng hiện có nhằm tạo ra lượng lâm sản hàng hóa lớn, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tài nguyên nhân văn
Theo số liệu điều tra trên địa bàn xã Vô Tranh gồm có 4 dân tộc chính là: Kinh, Tày, Nùng và Sán chí. Các dân tộc vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc mình. Có 2 tôn giáo chính là: Đạo phật và Đạo thiên chúa giáo.
- Tài nguyên khoáng sản:
Xã Vô Tranh chưa có mỏ khoáng sản nào được phát hiện.
4.1.1.3. Thực trạng môi trường
Vô Tranh là xã miên núi của huyện Phú Lương, nằm ở vùng đồi thấp, tạo cho Vô Tranh có một địa hình đa dạng. Cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thì việc bảo vệ môi trường sống là một vấn đề phải quan tâm tới nó đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và lâu dài tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất và sức khỏe cho nhân dân. Nhìn chung môi trường và hệ sinh thái đã được đảm bảo và phát triển bền vững. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng đất chưa hợp lý nên vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy cần xử lý đưa các bãi rác thải xa khu dân cư.
4.1.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, môi trường 4.1.1.4.1. Thuận lợi
Xã Vô Tranh có điều kiện tự nhiên, tài nguyên phong phú và đa dạng, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện về đất đai tương đối tốt.
Địa bàn xã có vị trí rất thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy, có Sông Cầu, có hai tuyến đường liên xã chạy qua, là đầu mối giao thông với các xã phía Đông
và Đông Nam huyện Phú Lương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, gọi vốn đầu tư, tiếp thu thông tin kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.
Địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, tài nguyên nước, tài nguyên đất và môi trường sinh thái phù hợp với sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm.
- Tuy thuộc xã miền núi có địa hình, địa mạo khá thuận lợi bao gồm các dải đồi thấp, khá bằng phẳng và ít bị chia cắt rất thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, phù hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây lâu năm.
- Trình độ dân trí khá cao, người dân cần cù, chăm chỉ, nhanh nhạy trong việc tiếp thu các kỹ thuật mới vào sản xuất.
4.1.1.4.2. Khó khăn
Sự biến đổi thất thường của khí hậu, hàng năm chịu ảnh hưởng của bão lũ, mưa nhiều gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp