Đánh giá ảnh hưởng của phân hóa học và thuốc BVTV tới môi trường đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đến đất trồng chè tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 55)

Bảng 4.6. Đánh giá ảnh hưởng của phân hóa học và thuốc BVTV tới môi trường đất xã Vô Tranh- huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên.

STT Mẫu

đất

Tầng đất (cm)

pH KCl

Nitơ(Nts) Photpho (Pts)

Đánh Giá

1 MĐ-A 0-20 4,82 0,12 0,1 Đạt

2 MĐ-A 20-40 4,90 0,09 0,06 Đạt

3 MĐ-B 0-20 4,31 0,11 0,11 Đạt

4 MĐ-B 20-40 4,48 0,08 0,07 Đạt

5 MĐ-C 0-20 4,20 0,1 0,1 Đạt

6 MĐ-C 20-40 4,18 0,08 0,07 Đạt

7 MĐ-D 0-20 4,61 0,12 0,09 Đạt

8 MĐ-D 20-40 4,19 0,09 0,06 Đạt

9 MĐ-E 0-20 4,30 0,11 0,11 Đạt

10 MĐ-E 20-40 4,37 0,07 0,8 Đạt

11 MĐ-G 0-20 4,93 0,09 0,09 Đạt

12 MĐ-G 20-40 4,98 0,07 0,06 Đạt

13 MĐ-H 0-20 4,81 0,1 0,1 Đạt

14 MĐ-H 20-40 4,88 0,08 0,08 Đạt

15 MĐ-I 0-20 4,60 0,13 0,1 Đạt

16 MĐ-I 20-40 4,84 0,08 0,06 Đạt

17 MĐ-K 0-20 4,50 0,12 0,1 Đạt

18 MĐ-K 20-40 4,62 0,09 0,07 Đạt

19 MĐ-L 0-20 4,54 0,11 0,08 Đạt

20 MĐ-L 20-40 4,85 0,08 0,06 Đạt

Tiêu chuẩn

(%)

3,80- 8,12 0,065- 0,53 0,02- 1,00

(Nguồn : Kết quả phân tích tại phòng TN bộ môn khoa học đất) Nhận xét: pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng, vì nó thường ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc các

phản ứng hoá học và sinh hoá trong đất. Độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua đất.

Theo kết quả đánh giá pH của bảng 4.6 giá trị pH từ 4,18 - 4,93 nằm trong khoảng từ 3,80 đến 8,12 của TCMT về đất trồng trọt, tuy nhiên đối với hàm lượng tối thích của pH cho đất chè là không đạt. Cây chè sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ và tốt nhất là trong khoảng pH từ 4,5 đến 5,5.

Nhận xét: Theo TCVN 7373: 2004 về chất lượng đất. Giá trị cho phép của Nts trong đất là nằm trong khoảng 0,065 đến 0,530 % . Theo bảng kết quả 4.9 ta thấy các mẫu đều không vượt quá TCMT đất. Nhưng ta xét về mặt dinh dưỡng trong đất các mẫu đất trên có hàm lượng N rất thấp, giá trị trung bình của các mẫu đất chỉ đạt 45,07% so với giá trị trung bình của TCMT, và thấp hơn 54,93%. Điều này cho thấy việc sử dụng không hợp lý hàm lượng phân hữu cơ và phân hóa học đã ảnh hưởng không nhỏ tới hàm lượng Nts trong đất làm cho đất bị “nghèo” dinh dưỡng.

Nhận xét: Đánh giá theo TCVN 7374: 2004 hàm lượng Pts trong đất nằm trong khoảng 0,02 đến 1,00%, giá trị trung bình của Pts là 0,15%. Các mẫu đất mang phân tích có giá trị Pts từ 0,06-0,11 so với giá trị trung bình theo TCMT là thấp hơn từ 67-75%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hàm lượng dinh dưỡng trong đất, photpho là một trong những thành phần không thể thiếu trong đất cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây sinh trưởng và phát triển

Bảng 4.7. Thang đánh giá mùn trong đất đồi núi Việt Nam

STT Hàm lượng mùn Đánh giá

1 Dưới 1% Đất rất nghèo mùn.

2 1 – 2% Đất hơi nghèo mùn

3 2 – 4% Đất có mùn trung bình

4 4 – 8% Đất giàu mùn

5 Trên 8% Đất rất giàu mùn

(Nguồn: giáo trình thực hành thổ nhưỡng)

Bảng 4.8. Đánh giá lượng mùn trong đất tại xã Vô Tranh STT Mẫu

đất

Tầng đất (cm)

Mùn tổng số

(%)

Phương pháp

so sánh Đánh Giá

1 MĐ-A 0-20 1,98

Thang đánh giá mùn trong đất đồi núi

Việt Nam

Đất hơi nghèo mùn

2 MĐ-A 20-40 1,76 Đất hơi nghèo mùn

3 MĐ-B 0-20 1,84 Đất hơi nghèo mùn

4 MĐ-B 20-40 1,73 Đất hơi nghèo mùn

5 MĐ-C 0-20 1,93 Đất hơi nghèo mùn

6 MĐ-C 20-40 1,82 Đất hơi nghèo mùn

7 MĐ-D 0-20 1,86 Đất hơi nghèo mùn

8 MĐ-D 20-40 1,78 Đất hơi nghèo mùn

9 MĐ-E 0-20 1,99 Đất hơi nghèo mùn

10 MĐ-E 20-40 1,82 Đất hơi nghèo mùn

11 MĐ-G 0-20 1,88 Đất hơi nghèo mùn

12 MĐ-G 20-40 1,82 Đất hơi nghèo mùn

13 MĐ-H 0-20 1,89 Đất hơi nghèo mùn

14 MĐ-H 20-40 1,73 Đất hơi nghèo mùn

15 MĐ-I 0-20 1,84 Đất hơi nghèo mùn

16 MĐ-I 20-40 1,75 Đất hơi nghèo mùn

17 MĐ-K 0-20 1,92 Đất hơi nghèo mùn

18 MĐ-K 20-40 1,83 Đất hơi nghèo mùn

19 MĐ-L 0-20 1,85 Đất hơi nghèo mùn

20 MĐ-L 20-40 1,77 Đất hơi nghèo mùn

(Nguồn : Kết quả phân tích tại phòng TN bộ môn khoa học đất ) Mùn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây, mùn ảnh hưởng đến tính chất lý học, hóa học và sinh học đất. Hàm lượng mùn trong đất nhiều sè là điều kiện tốt để cây trồng sinh trường đồng thời làm cho hệ sinh vật có lợi trong đât tăng cao, tạo cho đất một kết cấu tơi xốp giàu dinh dưỡng.

Theo kết quả phân tích ở bảng 4.8 cho thấy các mẫu đất đều có hàm lượng mùn từ 1-2% nằm trong hàm lượng mùn trong đất hơi nghèo mùn.

Đánh giá một cách tổng quan hàm lượng mùn trung bình trong đất của xã Vô Tranh là đất hơi nghèo mùn. Cần phải có các biện pháp canh tác cải tạo đất một cách hợp lý để làm tăng lượng mùn cũng như các chất dinh dưỡng trong

đất. Sử dụng nguồn phân hữu cơ làm tăng thành phần dinh dưỡng, làm tăng độ xốp của đất và làm cho % mùn trong đất được tăng cao hơn.

Bảng 4.9. Đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương.

Tên mẫu Mã mẫu Hóa chất BVTV

VT- ĐT-20-1 (Vùng 1) 56.15.05.11 Không phất hiện VT- ĐT-20-2 (Vùng 2) 56.15.05.12 Không phất hiện VT- ĐT-20-3 (Vùng 3) 56.15.05.13 Không phất hiện

(Nguồn: Viện khoa học sự sống- Đại học Thái Nguyên) Nhận xét: Qua kết quả gửi đi phân tích như trên bảng 4.9 ta nhận thấy rằng đã không phát hiện ra dư lượng thuốc BVTV tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đến đất trồng chè tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)