Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao. Nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ... kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng,… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu.
Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai.
Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức... Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm Bộ nhận được gần10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường của công dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 98,6% tổng số đơn. Các địa phương có nhiều đơn gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường là thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang và Tây Ninh (bình quân mỗi địa phương có gần 500 lượt đơn thư/năm).
Tình hình trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích quốc gia.
2.4.1. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở một số địa phương trong cả nước
Tính đến hết tháng 6/2012, số vụ khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối.
Theo số liệu thống kê của thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, 6 tháng đầu năm nay, toàn ngành đã tiếp trên 2.450 lượt công dân với trên 3.730 người khiếu nại, khiếu kiện về các vấn đề thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, tập trung ở các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao và thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
Đặc biệt, vẫn còn 112 lượt đoàn khiếu nại, khiếu kiện đông dân. Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp 151 lượt, với 1.148 người liên quan tới 85 vụ việc. Trong đó có 60 lượt đoàn đông người, có thái độ gay gắt, gây áp lực yêu cầu được giải quyết dứt điểm vụ việc.Phần lớn các đoàn khiếu nại đông người là các trường hợp tồn đọng lâu ngày.Có trường hợp liên tục đến trong nhiều năm, Bộ đã có văn bản, đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố để giải quyết nhưng vẫn chưa dứt điểm.
Về giải quyết đơn thư của công dân, trong số 5.326 lượt đơn thư ngành tiếp nhận trong 6 tháng đầu năm có trên 90% là đơn thư về đất đai, Bộ tiếp nhận và xử lý 2.215 lượt đơn (97,65% là đất đai).
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện cơ quan này đã thành lập 6 đoàn công tác để thẩm tra, xác minh 9/13 vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao và 65/99 vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ. Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch xử lý đối với 77 vụ việc tồn đọng kéo dài theo đề xuất của Thanh tra Chính phủ. Tổ công tác gồm 19 thành viên của Bộ đã triển khai, phối hợp với các địa phương rà soát 24 vụ việc tại tỉnh Bắc Giang, thành phố Hải Phòng và đang tiếp tục rà soát các vụ việc còn lại, theo tinh thần hoàn thành trước tháng 12/2012.
Số đơn thư nhận được và được giao giải quyết tại các sở tài nguyên và môi trường là 1.300 (chiếm trên 40% tổng số đơn thư đã nhận). Các sở đã giải quyết được 1.045 đơn thư.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển, mặc dù tỷ lệ khiếu kiện, đơn thư gửi về ngành tài nguyên hiện vẫn chiếm 90% là về đất đai, song tỷ lệ này đã giảm đáng kể so với mấy năm trước, khi mà có thời điểm khiếu kiện về đất đai chiếm đến 97 - 99%.
Tỉnh Bắc Giang năm 2013 Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 6.608 đơn, sau khi phân loại có 1.756 đơn khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện xử lý (trong đó:
1.048 đơn khiếu nại, 708 đơn tố cáo); số đơn kiến nghị, phản ánh và đơn không đủ điều kiện xử lý là 4.852 đơn.
- Phân loại theo thẩm quyền giải quyết: 1.660 đơn của cơ quan hành chính, 53 đơn của cơ quan tư pháp và 43 đơn của cơ quan Đảng;
- Phân loại theo trình tự giải quyết: 353 đơn chưa được giải quyết, 285 đơn được giải quyết lần đầu và 123 đơn đã được giải quyết nhiều lần;
- Kết quả xử lý: Số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cấp, các ngành là 577 đơn (khiếu nại 372, tố cáo 205). Đã ban hành 389 văn bản hướng dẫn, chuyển 627 đơn đến cơ quan có thẩm quyền và ban hành 134 công văn đôn đốc.
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, ngày 02/01/2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND về tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng và xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành. Đồng thời chỉ đạo Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức đối thoại các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.Đã rà soát, lập danh sách 25 vụ việc để tổ chức đối thoại với công dân, mỗi tháng dành ít nhất 01 ngày đối thoại từ 03 đến 05 vụ việc. Kết quả: Từ tháng 5 đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức đối thoại 14/25 vụ việc; qua đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát lại 03 vụ việc 04 Các vụ việc còn lại sẽ tiếp tục tổ chức đối thoại trong các tháng tiếp theo. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh còn giao cho Thanh tra tỉnh kiểm tra, rà soát lại quá trình giải quyết của các cơ quan có liên quan đối với 21 vụ việc (khiếu nại 20, tố cáo 01) đã có quyết định, kết luận giải quyết (lần 2) nhưng công dân không nhất trí. Đến nay đã kiểm tra, rà soát xong 15 vụ việc (khiếu nại 14, tố cáo 01), kết quả giữ nguyên quyết định, kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh.
Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện thực tế của địa phương. Một số huyện thành lập Tổ công tác để kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp thuộc thẩm quyền (Việt Yên); ban hành Chỉ thị về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (Lạng Giang), điển hình là huyện
Tân Yên đã xây dựng Kế hoạch, trong đó Ủy ban MTTQ huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành công bố công khai tại nơi cư trú về kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một số vụ việc công dân cố tình khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, qua đó đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và có tác động tích cực đến các đối tượng khiếu nại, tố cáo kéo dài.
2.4.2. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở tỉnh Cao Bằng Công tác tiếp dân
- Trong 9 tháng Thanh tra thành phố tham gia tiếp dân định ký được 19 kỳ và thường xuyên tiếp công dân tại phòng làm việc của Thanh tra thành phố với 185 lượt cá nhân đến khiếu nại, kiến nghị, các nội dung chủ yếu vế tranh chấp đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng, đề nghị thực hiện các quyết định đã có hiệu lực. Tình hình công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong 9 tháng có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước, trong công tác tiếp dân cán bộ, Lãnh đạo thanh tra luôn luôn lắng nghe ý kiến của công dân, phối kết hợp giải thích và hướng dẫn công dân thực hiện đúng Luật khiếu nại, Luật tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu kiện bức xúc tồn đọng lâu năm, tránh để xảy ra việc khiếu kiện đông người góp phần ổn định an ninh chính trị xã hội.
Trong công tác tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân UBND thành phố Cao Bằng có triển biến và tốt hơn nhiều năm trước, các kỳ tiếp công dân theo định kỳ thường trực UBND thành phố đã quan tâm. Do vậy những vụ việc vướng mắc tồn đọng thành phố đã từng bước được giải quyết tháo gỡ.
Công tác xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Số đơn thư nhận được là: 15. Trong đó; đơn phát sinh từ đầu năm là 13 đơn thư, 02 đơn chuyển từ năm 2013 sang. Nội dung chủ yếu là tranh chấp đất đai, tố cáo hành vi, vi phạm pháp luật, công tác đền bù giải phóng mặt bằng,cây cối, hoa mầu.
Trong tổng số 15 đơn thư có 09 đơn thuộc thẩm quyền, 06 đơn không thuộc thẩm quyền.Trong 9 đơn thư thuộc thẩm quyền xem xét giải quyết, thanh tra đã xem xét xong 6 vụ việc, còn 03 vụ việc đang xem xét giải quyết.
PHẦN 3