Nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu nạo, tố cáo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại, tố cáo về đất ĐAI TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 48 - 54)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Cao Bằng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014

4.3.4. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu nạo, tố cáo

Được sự giúp đỡ của chính quyền cơ sở, tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp kết hợp với bộ phiếu điều tra câu hỏi qua 50 hộ gia đình tại các xã phường khác nhau để tìm hiều nguyên nhân xảy ra tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của các hộ gia đình như sau.

Tổng số phiếu phát ra là 50 trong đó vấn đề tranh chấp đất đai là 25 phiếu, 20 phiếu nội dung khiếu nại, 5 phiếu về nội dung tố cáo đất đai

4.3.4.1. Về tranh chấp

Bảng 4.11: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân tranh chấp STT Nội dung tranh

chấp

Nguyên nhân tranh chấp

Số lƣợng (phiếu)

Tỷ lệ (%)

1 Ranh giới Do mua bán 9 36,00

2 Thửa đất Do cho mượn 11 44,00

3 Ngõ đi Do lấn chiếm 3 12,00

4 Nội dung khác Nguyên nhân khác 2 8,00

Tổng số phiếu 25 100,00

(Nguồn: Phòng TN&MT Thành phố Cao Bằng)

Hình 4.4: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân tranh chấp

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chủ yếu là do mua bán, cho mượn đất và do lấn chiếm. Một số cá nhân khi được hỏi nguyên nhân thì họ chỉ trả lời “vì đó là đất của tôi” chứ không nêu được nguyên nhân cụ thể.

+ Do mua bán đất đai: đất đai được khai thác, sử dụng, mua bán, trao đổi từ rất lâu nhưng những chính sách pháp luật để quản lý hoạt động này ở nước ta thì mới được ban hành vào khoảng 20 năm trở lại đây, khi luật đất đai từ năm 1993 có hiệu lực thi hành. Chính vì thế Nhà nước không ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về giao,

cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quan hệ chuyển dịch mua bán đất đai trước ngày 15/10/1993 không được nhà nước thừa nhận, tuy nhiên cùng với quá trình đổi mới toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu sử dụng đất phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng phát triển công nghiệp, thương nghiêp, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế ngày càng gia tăng, nhu cầu giao dịch về đất đai được đặt ra. Thực chất quan hệ mua bán nhà ở thời gian này là hiện tượng mua bán đất đai ngầm không được pháp luật quy định. Hai bên mua bán trao tay, tự viết giấy tờ cam kết giữa người mua người bán. Do đó sự sai sót về diện tích là không tránh khỏi. Qua nhiều năm, các mốc ranh giới cũng không còn đến khi kê khai đo đạc để làm GCNQSD đất đã phát sinh tranh chấp. Nguyên nhân này chiếm 36%.

+ Do cho mượn: Việc cho mượn đất để sản xuất, ở nhờ, trông coi hộ. Sau một thời gian, người cho mượn đất trở về lấy lại đất thì những người mượn đất thường không trả lại, phát sinh thành tranh chấp đất đai. Nguyên nhân này chiếm 44%.

+ Do lấn chiếm: Nguyên nhân lấn chiếm, chiếm 12%. Tình trạng lấn chiếm xảy ra nhiều nguyên nhân do việc quản lý sử dụng đất của các cá nhân, hộ gia đình không chặt chẽ. Đó còn là ý thức của người dân trong việc sử dụng đất.các vụ lấn chiếm thường tập chung vào lấn chiếm đường đi, lấn chiếm ranh giới.

+ Nguyên nhân khác: chiếm 8%. Khi được hỏi về nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai thì người dân không đưa ra được nguyên nhân cụ thể.

4.3.4.2. Về khiếu nại

Bảng 4.12: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân khiếu nại STT Nội dung khiếu nại Nguyên nhân khiếu nại Số lƣợng

(phiếu)

Tỷ lệ (%) 1 Bồi thường GPMB Giá bồi thường, giao đất tái

định cư 6 30,00

2 Cấp GCNQSD đất Tiến độ cấp chậm, sai diện tích 4 20,00

3 Đòi đất Chuyển nhượng, tặng cho,

thừa kế đất đai 8 40,00

4 Khiếu nại khác Nguyên nhân khác 2 10,00

Tổng số phiếu 20 100,00

(Nguồn: Phòng TN&MT Thành phố Cao Bằng)

Hình 4.5: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân khiếu nại

Thông qua 20 phiếu điều tra và gặp gỡ một số hộ gia đình, cá nhân. Tôi tổng hợp được một số nguyên nhân như sau:

+ Do công tác bồi thường GPMB: trong thời gian qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều dự án được phê duyệt với nhiều tuyến đường được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, buôn bán của người dân. Tuy nhiên đồng nghĩa với việc mở rộng phát triển đô thị thì diện tích đất của người dân cũng bị thu hẹp do quá trình thu hồi đất của nhà nước. trong úa trình thu hồi đất để GPMB cho các khu vực quy hoạch để làm đường, xây dựng khu dân cư, khu tái định cư mới đã làm phát sinh nhiều khiếu nại. khiếu nại tập trung chủ yếu vào giá bồi thường. Đa số người dân được hỏi đề không đồng tình với giá bồi thường đất của nhà nước, họ cho rằng mức giá bồi thường là thấp hơn so với thực tế, giá thị trường.Đây là vấn đề bức xúc không chỉ với người dân thành phố Cao Bằng mà còn nhiều nơi khác trong cả nước. Nguyên nhân này chiếm 30%

+ Công tác cấp GCNQSD đất: Người dân có kiến nghị về tiến độ cấp GCNQSD đất chậm, sai tên chủ sử dụng, cấp sai diện tích. Nguyên nhân là do thủ

tục cấp giấy phải qua nhiều bộ phận, từ bộ phận 1 cửa nhận hồ sơ chuyển tới phòng TN&MT thẩm định ra quyết định trình Chủ tịch UBND thành phố ký xác nhận, sau đó phòng TN&MT trả hồ sơ về phòng 1 cửa rồi mới chuyển qua VPĐKQSD đất in giấy chuyển lại về 1 cửa rồi mới về đến xã, phường và mới đến tay người dân.

+ Nguyên nhân tiếp theo là đòi đất: là một nội dung mà người dân khiếu nại chủ yếu do đòi đất trước đây cho mượn, đổi nhưng nay người mượn, đổi không chịu trả lại.

+ Nguyên nhân khác chiếm 10%.

4.3.4.3. Về tố cáo

Bảng 4.13: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân tố cáo STT Nội dung tố cáo Nguyên nhân tố cáo Số lƣợng

(phiếu)

Tỷ lệ (%) 1 Sử dụng đất sai

mục đích

Do tự ý chuyển mục

đích sử dụng đất 4 80,00

2 Tố cáo khác Nguyên nhân khác 1 20,00

Tổng số phiếu 5 100,00

(Nguồn: Phòng TN&MT Thành phố Cao Bằng)

Hình 4.6: Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân tố cáo

Qua điều tra phòng vấn người dân cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tố cáo về đất đai là:

+ Sử dụng sai mục đích: nguyên nhân là do một số hộ gia đình tự ý chuyển mục đích sử dụng, chủ yếu các hộ gia đình cá nhân này chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở dọc theo các trục đường chính khi chưa được phép hoặc báo với cơ quan có thẩn quyền. Nguyên nhân này chiếm 80%.

+ Nguyên nhân khác: Với nội dung cán bộ thực hiện sai quy định của Nhà nước về đất đai, chiếm 20%.

4.3.4.4. Ý kiến của các ban ngành, các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở có liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai trên địa bàn thành phố những năm qua có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:

- Quá trình giải quyết của các cơ quan chức năng còn kéo dài, kết quả giải quyết chưa được thấu tình đạt lý, thậm chí có những vụ việc chưa được thực sự công minh khách quan, gây mất lòng tin của nhân dân tới cán bộ và cơ quan nhà nước, bên cạnh đó công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu về luật đất đai, hiều về luật khiếu nại, tố cáo còn kém. Do đó dân còn gửi nhiều đơn thư khiếu nại vè muốn được nghe ý kiến trực tiếp của lãnh đạo tỉnh.

- Trong thời gian qua việc đo đạc của cán bộ còn nhiều sai sót gây thắc mắc trong nhân dân, thậm chí trờ thành nguyên nhân dẫn đến các hộ dân liền kề tranh chấp đất lẫn nhau.

- Quá trình quy hoạch, thu hồi đất của công dân chưa đảm bảo công khai tới từng hộ dân; đất của dân thu hồi về chưa quản lý tốt, dân không có đất sản xuất lại quay về lấn chiếm đất để sinh sống, do vậy phát sinh tranh chấp.

- Ngoài ra còn một số nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp, đó là hiện tượng mua bán đất đai giữa các hộ dân cư trong thời gian trước pháp luật đất đai

năm 2003 không rõ ràng dẫn đến phát sinh tranh chấp khi đo đạc lại đất để chuyển quyền sử dụng đất, cấp GCNQSD đất.

4.4. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khan trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU nại, tố cáo về đất ĐAI TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG GIAI đoạn 2012 2014 (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)